K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2018
VùngThanh điệuPhụ âm đầuVầnPhụ âm cuối
Phương ngữ Bắc6 thanh20 - nhìn chung không phân biệt s/x, tr/ch, d/gi/rkhông phân biệt ưu/iu, ươu/iêuđầy đủ
Vùng biên giới phía Bắc (vùng Đông Bắc, Hải Phòng, Quảng Ninh và Tây Bắc)   đầy đủ
Vùng đồng bằng Bắc Bộ, trừ khu vực hạ lưu sông Hồng và ven biển (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên,)   đầy đủ
Vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch đầy đủ
Phương ngữ Trung5 thanh23, phân biệt s/x, r/d/gi, tr/ch Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả ba hàng (cũ)
Vùng Thanh Hóalẫn lộn thanh hỏi/thanh ngã(một vài vùng)  đầy đủ
Vùng Nghệ An, Hà Tĩnhkhông phân biệt thanh ngã/thanh nặng, âm trầm hơn  đầy đủ
Vùng Quảng Bình, Quảng Trịkhông phân biệt thanh hỏi/thanh ngãnh ->d (cũ) đầy đủ
Vùng Thừa Thiên - Huếkhông phân biệt thanh hỏi/thanh ngãx ->smất nhiều vần, vần biến đổi (oi -> oai, anh-> ăn/ân, ach -> ăt, on ->oong, ông->ôông, iên->iêng,...)n -> ng, t -> c
Phương ngữ Nam5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/ ngãphân biệt s/x, r/d/gi, tr/chmất nhiều vần, biến đổi rất nhiều vần (â->ă, ô->ơ lẫn lộn, êch->ơt...)n -> ng, t -> c

âm /a/ và /ă/ biến động đa dạng

Vùng Quảng Nam-Quảng Ngãi5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/thanh ngãphân biệt s/x, r/d/gi, tr/chmất nhiều vần, /a/ và /e/ biến động, xu hướng /a/ thành /e/. 
Vùng Bình Định-Bình Thuận5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/thanh ngãbán phân biệt s/x, r/d/gi, tr/châm /a/ và /e/ biến động đa dạng 
Nam Bộ5 thanh, không phân biệt thanh hỏi/thanh ngãbán phân biệt s/x, r/d/gi, tr/chđồng nhất -in, -it, -un, -ut với -inh, -ich, -ung, -uc
9 tháng 5 2019

Trên thực tế, lãnh thổ Việt Nam chỉ bị chia cắt hai lần, bao gồm thờiTrịnh - Nguyễn phân tranh (lần thứ nhất) và Chiến tranh Việt Nam (lần thứ hai) nhưng Việt Nam chưa bao giờ bị chia cắt thành các quốc gia riêng biệt do trong lần thứ nhất, về mặt chính thức quyền lực tối cao vẫn thuộc về Hoàng đế nhà Lê, người có quyền cai trị toàn bộ Việt Nam. Tới lần thứ hai, giới tuyến quân sự tạm thời được quy định trong Hiệp định Genève không được hiểu là biên giới quốc gia.[1]

Lần chia cắt gần đây nhất được đánh dấu bởi việc thành lập khu phi quân sự vĩ tuyến 17 năm 1954, chia cắt Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự sau chiến tranh Đông Dương.

~hok tốt~

Sự chia cắt Việt Nam được hiểu là sự cát cứ phân tranh của các lực lượng chính trị-quân sự tại Việt Nam. Trên thực tế, lãnh thổ Việt Nam chỉ bị chia cắt hai lần, bao gồm thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (lần thứ nhất) và Chiến tranh Việt Nam (lần thứ hai) nhưng Việt Nam chưa bao giờ bị chia cắt thành các quốc gia riêng biệt do trong lần thứ nhất, về mặt chính thức quyền lực tối cao vẫn thuộc về Hoàng đế nhà Lê, người có quyền cai trị toàn bộ Việt Nam. Tới lần thứ hai, giới tuyến quân sự tạm thời được quy định trong Hiệp định Genève không được hiểu là biên giới quốc gia.[1]

Lần chia cắt gần đây nhất được đánh dấu bởi việc thành lập khu phi quân sự vĩ tuyến 17 năm 1954, chia cắt Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự sau chiến tranh Đông Dương.

15 tháng 12 2021

A

5 tháng 1 2018

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Sinh vật biển dồi dào hơn khi có ngư trường lớn, diện tích rừng ngập mặn lớn hơn,…

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Rừng có 3 đai rõ rệt, xuất hiện rừng ôn đới núi cao, các loài thực vật ôn đới như lãnh sam, thiết sam,


19 tháng 5 2022

tham khảo  Nếu đúng;vv

Hỏi đáp Địa lý

19 tháng 5 2022

tham khảo 

Hỏi đáp Địa lý

16 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

9 tháng 1 2018

Miền bắc có 4 mùa rõ rệt Xuân – Hạ – Thu – Đông nhưng với tôi có thể mùa đông là mùa khắc nghiệt nhất. Mùa đông tới mang đến những cơn gió lạnh buốt và những ngày mưa rả rích. Tôi nhớ khi còn nhỏ, dù không muốn nhưng tôi rất hay bị gọi dậy sớm để giúp mẹ làm hàng. Đang nằm trong chăn ấm lại phải dậy và ngồi ngoài thời tiết lạnh như thế, đúng là một “cực hình.” Những lúc không có khách, tôi thường tranh thủ ngắm phố xá và “buôn” đủ thứ chuyện với bác hàng Phở nhà bên cạnh.

Mùa đông miền BắcNgày mới của tôi thường bắt đầu với hình ảnh những người lao động lam lũ qua lại trên đường. Một ông lão gầy gò cong lưng đạp xe chở đầy su hào. Một bà bán xôi cứ đúng 6 giờ sáng lại ôm cái thúng xôi gấc to đùng đi qua phố tôi. Mọi người hay gọi bà là bà Tiến Cóc vì lưng bà còng. Những chiếc xe chở vài ba con lợn. Tiếng rao báo lúc sáng sớm. Mấy bà bán quần áo mới dỡ hàng trên Lạng Sơn về đứng nói chuyện chờ người ra đón. Mùa đông ở miền Bắc rất lạnh, nhất là vào những đợt rét đậm rét hại.

Tôi rất phục họ bởi vì bất kể thời tiết thế nào, họ cũng chăm chỉ dậy sớm và làm việc. Chẳng như đám học trò chúng tôi, trời mới chuyển rét thôi đã ngại đi học lắm rồi. Sáng dậy muộn, đến trường vừa kịp lúc trống. Tiết một đứa nào cũng ngáp ngủ và lờ đờ, chỉ mong trống hết tiết thật nhanh để được ra ngoài cổng trường kiếm cái bánh mì nóng hay gói xôi ấm lót dạ. Không chỉ vậy, trong ngăn bàn lúc nào cũng có quà vặt: khi thì là củ khoai hay cái bắp ngô nướng, khi thì là túi hạt dẻ thơm phức.

Rét miền bắcMùa đông này chẳng có ai gọi tôi dậy sớm vào mỗi buổi sáng mùa đông nữa. Những hôm được nghỉ thì cũng cố nằm trong chăn ấm chứ chẳng muốn ra ngoài chút nào. Rồi thỉnh thoảng khi đang đi trên phố, bắt gặp những người lao động vất vả mưu sinh, tôi lại nhớ đến những buổi sáng ấy. Và chợt chạnh lòng nhớ tới bố mẹ ở nhà – họ cũng đang bươn chải như thế để kiếm tiền nuôi chị em tôi ăn học. Dẫu biết không ai được chọn bố mẹ nhưng nhiều lúc thật ganh tị với đám bạn. Tôi cũng muốn gia đình mình thật giàu có để bố mẹ không phải khổ cực như vậy. Nhưng tôi chẳng bao giờ thấy xấu hổ vì nghề nghiệp của bố mẹ vì tôi biết họ kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Tôi hạnh phúc với những gì bố mẹ đã giành cho tôi. Dù tất cả không là gì so với người khác nhưng tôi biết đó là những điều tốt nhất và là tất cả những gì họ có.

Mùa đông thường gợi những nỗi buồn vu vơ, đôi khi là nỗi nhớ nhà da diết trong lòng người. Mùa đông lạnh buốt cắt da cắt thịt với dòng người qua lại hối hả; người bán – người mua cho kịp phiên chợ cuối năm để có tiền sắm Tết. Mùa đông với những món ăn, những thứ quà giản dị gắn liền với tuổi học trò. Dù có ở bất cứ đâu trên đất Bắc, ta cũng đều cảm nhận được nét riêng của mùa đông – đẹp, đặc biệt và không nơi nào có được.

Tôi yêu mùa đông không chỉ vì đó là mùa tôi được sinh ra mà còn bởi đây là mùa cuối cùng trong năm – thời điểm để mọi người nhìn lại những gì đã qua và những điều mình đã làm được trong năm cũ. Và tôi cũng biết rằng khi mùa đông này hết thì mùa xuân đến và Tết sẽ về!

9 tháng 1 2018

kinh có copy đâu ko zậy