K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2018

 Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Bài thơ “Cây vú sữa trong vườn Bác” của Quốc Tấn

17 tháng 10 2018

Nguyển Tất Thành

Nguyển Sinh Cung

Hồ Chí Minh

Nguyển Văn Ba

17 tháng 10 2018

TRỌN ĐỜI NHỚ MÃI :THANH TUAN

LỜI THẦY CÔ :PHẠM HẢI ĐĂNG

TẠM BIỆT MÁI TRƯỜNG : DUY THỊNH

HOK TOT

Câu 1: Tóm tắt một câu chuyện kể về Bác Hồ trong thời gian tìm đường cứu nước:

 => Từ năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Bác đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Cuối năm 1917, từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 2: Nêu tên và chép lại một đoạn lời bài hát hoặc bài thơ nói về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước:

=>                                                               

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương …

18 tháng 10 2021

Cho mình hỏi bài thơ này tên gì vậy ạ

17 tháng 10 2018

1. Cha mẹ là người có thể thay thế tất cả người khác, nhưng không người nào có thể thay thế đươc cha mẹ.

2.  Ôm con mẹ đếm sao trời.

     Đếm hoài không hết một đời long đong.

3. . Ân sâu nghĩa mẫu đông hải tựa

      Sinh thành công phụ thái sơn cao.

17 tháng 10 2018

Công cha như núi thái sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Người ta có thể mua được tất cả,ngoại trừ cha mẹ

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy

ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu

9 tháng 2 2018

CÂU 1 :

-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc

CÂU 2 :

- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :

Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

-tác giả và hoàn cảnh ra đời :

Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.

"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).

-bài học rút ra :

-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình 
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ 
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân 
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình

CÂU 3 :

- cảm nhận về người anh trai :

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn. 

-cảm nhận về kiều phương :

  Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.

chúc các bn hok tốt !

Tham khảo : https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/3936-duc-tinh-gian-di-cua-bac-qua-mot-so-bai-tho.html

7 tháng 12 2021

Tham khảo nha                                                      

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác

Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất

Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ

Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương …

7 tháng 12 2021

Cảm ơn

12 tháng 6 2019

Bốn mươi năm trước Bác "đi xa"
Cả nước đau thương mắt lệ nhoà
Ngoài Bắc mưa tuôn - trời vĩnh biệt
Trong Nam gió nổi - đất chia xa.
Năm châu bè bạn cùng đưa tiễn
Bốn biển đồng bào kính viếng hoa
Thương nhớ Bác Hồ - Dân, Đảng quyết
Làm theo di chúc, nước vinh hoà.


Làm theo di chúc nước vinh hoà
Tự do, độc lập giải sơn hà
Giao lưu thế giới - trời xanh lại
Hội nhập toàn cầu - đất nở hoa.
Xoá đói, giảm nghèo Dân hạnh phúc
Diệt tham, trừ nhũng Đảng tăng đà
Bốn mươi năm chẵn theo lời dặn
Di chúc Bác Hồ - nước tiến xa.


Bài thơ nói về lúc Bác “đi xa” mãi mãi, không chỉ con dân trong nước đau buồn, mà “năm châu bạn bè cùng đưa tiễn”. Khi ra đi Bác có để lại di chúc và muốn mọi người “làm theo di chúc” để đất nước chúng ta ngày càng phát triển và không có những hoàn cảnh nghèo cơ cực nữa.

P/S: Chúc bạn hok tốt !!!

12 tháng 6 2019

3. Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.

29 tháng 4 2020
Thơ Về Bác Hồ : tác giả : Trần Đăng ThơmLời Thơ Dâng Bác : tác giả : Nhung PhạmChúc Mừng Sinh Nhật Bác Hồ : tác giả : Trần Văn Huân Viếng Bác : tác giả : Đức Trung

                                                        

29 tháng 4 2020

Hồ Chí Minh là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Từ hình ảnh người cha mái tóc bạc dịu hiền, đến người lãnh đạo tài ba xuất chúng của Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ được các nhà thơ, nhà văn lưu giữ trong từng câu thơ và từng tác phẩm nghệ thuật. Nhà thơ Minh Huệ cũng vậy, ông đã khéo léo xây dựng lên một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc về hình ảnh Bác.

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác vào năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ Việt. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác với đồng bào. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp với miêu tả. Đây là bài thơ tự sự có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật

Hình ảnh Bác được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Cũng như Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ, ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động với lòng yêu nước của Bác Hồ, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu. Chú đội viên mơ mơ màng màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên ấy. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

 Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ lúc tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ vậy. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng vô bờ. Tình nhân ái của Bác đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh của Bác là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương cho vị lãnh tụ, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái rộng lượng vô bờ của vị Cha dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, nhà thơ Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa, mái tóc bạc phơ, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

19 tháng 6 2018

1, Người đi tìm hình của nước

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi 
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! 
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, 
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. 

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ? 
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! 
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, 
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! 

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! 
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. 

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày 
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi 
Lòng ta thành con rối, 
Cho cuộc đời giật dây! 

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê 
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ 
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ 
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. 

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước 
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người 
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, 
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... 

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất 
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai 
Thế đi đứng của toàn dân tộc 
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. 

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ? 
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá 
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ 
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ? 

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể 
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, 
Những đất tự do, những trời nô lệ, 
Những con đường cách mạng đang tìm đi. 

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước 
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà 
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc 
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. 

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? 
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? 
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ 
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? 

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? 
Nụ cười sẽ ra sao? 
Ơi, độc lập! 
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc 
Khi tự do về chói ở trên đầu. 

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông 
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt 
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc 
Sao vàng bay theo liềm búa công nông. 

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc 
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. 
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp 
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: 
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" 
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. 
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười, 

Bác thấy: 
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt 
Ruộng theo trâu về lại với người cày 
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... 
Không còn người bỏ xác bên đường ray. 

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát 
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân 
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức 
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. 

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê 
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối 
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói 
Những đời thường cũng có bóng hoa che. 

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc 
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần 
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt 
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. 

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt 
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi 
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất 
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai. 

2, Tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo con đường nào ?

– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

4, - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

(Mình chỉ biết câu 1, 2, 4 thôi)