K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

Đối với câu “Tam sao thất bản”, thể loại tư liệu truyền miệng có thể mắc hạn chế. 

 Bởi vì đây chỉ là những tư liệu được truyền từ đời này sang đời khác, người này sang người khác, rất dễ bị thêm bớt theo ý của người kể và không có một bằng chứng nào để chứng minh những tư liệu này có phải sự thật lịch sử không. Vì vậy mà tư liệu truyền miệng có hạn chế là "tam sao thất bản"

Từ xa xưa dân tộc Việt Nam đã là một dân tộc hiếu học. Vì vậy có rất nhiều những câu nói về lễ nghi, cũng như cách học sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Trong số đó thì hai câu nói quen thuộc được truyền qua nhiều thế hệ chính là “ không thầy đồ mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”.

Có rất nhiều người cho rằng hai câu nói trên mâu thuẫn với nhau. Nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng hai câu nói này bổ sung và hỗ trợ nhau chứ không hề mâu thuẫn với nhau. Riêng em thì cho rằng hai câu tục ngữ trên đều đúng, và chúng không hề mâu thuẫn với nhau.

Trước hết chúng hãy tìm hiểu từng câu một. Từ xa xưa, ông bà ta đã rất coi trọng việc học nên đối với những người truyền thụ kiến thức cho mình cũng được mọi người yêu quý và kinh nể. Điều này được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Vậy là qua nhưng câu ca dao tục ngữ trên chúng ta có thể thấy thầy cô là những người giữ vị trí cực kỳ quan trọng đối với việc học của mỗi các nhân. Vì vậy mới nói “ Không thầy đó mày làm nên”, câu nói là lời đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy người cô trong việc truyền trải kiến. Đây là những người dẫn đường chỉ lối sao cho chúng ta tìm đến những kiến thức nhanh và tốt nhất. Họ cùng là những người dạy cho chúng ta những điều hay lẽ phải hay kinh nghiệm trong cuộc sống hay công việc. Vì vậy, chúng ta cần tôn sư trọng đạo.

Nhưng việc “thầy” ở đây có phải là những người ở trường ở lớp? không theo ông cha ta “thầy” có nghĩa rất rộng. Họ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng nhưng học dạy cho chúng ta dùng chỉ là một chữ thì họ cũng là thầy của chúng ta. Dù họ chỉ truyền cho chúng ta một chút kiến thức, thêm hiểu biết họ cũng xứng đáng để chúng ta tôn trọng và ghi nhớ công ơn.

Chính vì điều này mà chúng ta thấy rằng thầy cô giáo sáng ngang với cha mẹ. Vì vậy, câu nói “Học thầy không tày học bạn” không hề hạ thập vai trò của người thầy mà là câu nói chỉ ra phương pháp học tốt nhất. Thấy cô giáo là người dạy ta kiến thức, chỉ ra cho ta những con đường đi đến thành công còn chính chúng ta mới là người lựa chọn cách thức để hoàn thành con đường đi đó. Vì vậy, trên con đường đó thì những người đồng hành với chúng là những những người bạn. Và khi chúng ta học cùng bạn, chúng ta sẽ thấy dễ tiếp thu kiến thức hơn và gắt hái được nhiều thành công hơn. Nguyên nhân là vì sao vậy?

Đối với giáo dục Việt Nam từ xưa đến nay những người thầy người cô luôn có một uy quyền đặc biệt như cha mẹ đối với con cái. Vì vậy, học trò kinh nể thầy nên có nhiều kiến thức chưa hiểu chúng ta cũng ngần ngại chưa dám hỏi thấy. Hoặc là do số lượng học trò quá đông sức thầy cô có hạn nên không thể sâu sát đến từng cá nhân học trò. Từ đó dẫn đến những thiếu sót về kiến thức cả thầy và trò đều không hề nhận ra. Thêm nữa, cách học một chiều cũng dễ dẫn đến sự chán nản và mệt mỏi cho người học vì vậy mà khả năng tiếp thu kém đi.

Ngược lại, học với bạn những người cùng trang lứa, cùng lối sống lối suy nghĩ tâm lý chúng ta thường thoải mái tự do. Trong học tập chúng ta không ai có kiến thức tuyệt đối nên dễ nảy sinh tranh luận, từ những tranh luận này chúng ta mới có những cách giải và sự sáng tạo mới. Đồng thời dễ dàng bổ sung những khuyến khuyết của mình thông qua bạn. Rõ ràng là việc học tập cùng với bạn sẽ là một cách học thông minh và hiệu quả hơn là chỉ học với thầy.

Nhưng vậy, đến đây chúng ta hoàn toàn có thể nói rằng hai câu tục nhữ này không hề mâu thuẫn với nhau, vì về bản chất là chúng đề cập đến các vấn đề khác nhau. Về thực thế chúng bổ sung, hoàn thiện cho nhau trong từ hoàn cảnh. Chúng ta học tập và tiếp thu kiến thức mới của thấy cô trên lớp trên trường còn ở nhà chúng ta rèn luyện bổ sung lại những kiến thức đó cũng với bạn bè để có thể năm chắc những kiến thức đã học. Những người “thầy” và những “bạn” của chúng ta đều đáng quý và đáng trân trọng vì đó đều là những người đưa chúng ta đi đến thành công.

16 tháng 1 2018

Câu thứ nhất: "Không thầy đố mày làm nên" 

+Người thầy: ở đây không chỉ riêng giáo viên trong trường mà ám chỉ cho tất những người đã cho ta những bài học và kiến thức. Như: ông, bà, cha, mẹ thậm chí là cả bạn bè nữa. 
+Làm nên: nghĩa là sự thành công, thành đạt. 

Câu thứ hai: "Học thầy không bằng học bạn" 

+Người thầy: ở đây ảm chỉ duy nhất là giáo viên. 
+Bạn: ở đây không giới hạn ở bạn đồng trang lứa. Bạn ở đây chính là những người mà giữa ta và họ có nhiều tình cảm VD: cha, mẹ, ông hàng xóm thậm chí là giáo viên. 

=>Từ định nghĩa thầy của "câu" 1 và "bạn" của câu 2 bạn sẽ thấy chúng ko hề mâu thuẫn. 

=>Chúng đang bổ sung cho nhau đấy: Muốn thành công thì cần có người dẫn dắt, cần có người dạy cho ta những kiến thức cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn (tiến trình sẽ nhanh hơn) nếu người dạy ta cũng là người mà ta yêu mến và kính trọng. 

22 tháng 5 2022

tham khảo:

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Điều đó cũng giống như lời khuyên mà ông cha ta đã gửi gắm qua câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, chúng ta cần hiểu được khái niệm thành công và thất bại. Hiểu một cách đơn giản, “thành công” là khi con người đạt được những mong muốn của bản thân, hoàn thành mục tiêu đã đề ra hay công việc được giao phó… Còn “thất bại” là khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu, ước mơ của bản thân. Với từ “mẹ” thì thành công và thất bại được đặt trong một mối quan hệ mật thiết. Bởi “mẹ” chính là người có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi người. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng trải qua thất bại mới có thành công. Thất bại đã dạy cho con người kinh nghiệm, bài học để đạt được thành công.

Con người luôn theo đuổi thành công. Nhưng chặng đường để chạm đến thành công lại luôn có khó khăn tiếp bước. Không có một con đường nào là bước đi dễ dàng. Thành công chỉ có được khi con người biết tự cố gắng và luôn kiên trì để đạt được nó. Dù phải trải qua thất bại, nhưng chúng ta cần biết cách đứng lên, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và tiếp tục bước đi thì mới có thể đến đích. Thomas Edison đã phát minh ra chiếc bóng đèn đầu tiên trong lịch sử. Trước đó, ông đã trải qua hàng nghìn lần thất bại, nhưng ông vẫn không từ bỏ. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.

Không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng. Bản thân mỗi người đều phải luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Không chỉ vậy, chẳng có thành công nào là tồn tại mãi nên khi đạt được, con người không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Đối với mỗi học sinh, câu tục ngữ là lời nhắc nhớ giá trị để chúng ta thêm cố gắng học tập, rèn luyện.

Qua giải thích trên, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã gửi gắm bài học giá trị cho mỗi người, để luôn nỗ lực trên hành trình chạm đến thành công.

Refer:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công". Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài. Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục! Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạn đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế... Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!  

Tham khảo nhé 

Đề 1

Ca dao xưa có câu:

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Đế nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên có thể kể đến là cha mẹ, những người đã có công sinh thành ra ta nuôi ta lớn khôn. bố mẹ luôn là người yêu thương chăm sóc ta nhiều nhất ngay từ khi chập chững bước những bước đi đầu tiên, mẹ đã dìu ta bước đi và nâng chúng ta dậy sau mỗi lần ngã, cha mẹ còn là người bên ta động viên an ủi ta trước những thất bại trong cuộc sống. Bố mẹ có thể dốc toàn bộ sức lực của mình để mong ta trở thành người có ích cho xã hội. Và khi đến trường, thầy, cô chính là cha mẹ thứ hai của ta, dạy cho ta những tri thức khoa học, dạy ta nên người nên ta cũng phải biết ơn bằng những việc làm như ngoan ngoãn học giỏi đề không phụ lòng tin của cha mẹ, thầy cô giáo.

Đối với chúng ta mỗi khi bưng bát cơm dẻo thơm lại phải nhớ đến công lao của người nông dân “một nắng hai sương” vất vả cấy trồng. Vào những ngày hè thì “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, những ngày đông giá rét thì “Bầm ra ruộng cấy Bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non…”. Để rồi những cái nắng, cái lạnh ấy đem lại cho ra bát cơm ngon ngọt:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Những câu tục ngữ, ca dao nói về sự vất vả của người nông dân để làm ra bát cơm cũng phần nào đã bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta đối với họ.

Còn đối với những người lao động trí óc ta cũng cần biết ơn họ, dẫu họ không làm ra những sản phẩm trực tiếp nuôi sống chúng ta nhưng họ đã góp một phần lớn vào việc làm cho đời sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nhàn hạ. Đó là những loại máy móc công nghiệp, những sản phẩm dân dụng, những thiết bị phục vụ cuộc sống. Cuộc sống ngày càng đổi thay, những con đường chúng ta đi, những ngôi nhà chúng ta ở, đều do bàn tay người lao động làm ra. Do đó, chúng ta phải biết ơn họ bằng cách giữ gìn trân trọng những công trình mà họ đã vất vả tạo nên. Hàng năm, chúng ta cũng có những cuộc thi trao giải nhằm tìm kiếm nhân tài, động viên khuyến khích họ trên con đường khoa học.

Đọc một tác phẩm văn học nghệ thuật hay, chúng ta cũng phải biết ơn những người nghệ sĩ đã nhọc nhằn hôm sớm làm ra những sản phẩm tinh thần giúp cho đời sống tâm hồn của mỗi người thêm tươi đẹp. Để biết ơn những người nghệ sĩ ấy, nhà nước ta hàng năm cũng có những chính sách nhằm động viên khuyến khích họ hãy phát huy hơn nữa nguồn sáng tạo của mình để phục vụ cho nhân dân tốt hơn.

Ngày nay được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc chúng ta không được quên những ngày chiến đấu anh dũng của cha anh. Họ đã hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân để đem lại hòa bình, tự do cho nhân dân ta. Bởi vậy, chúng ta phải luôn biết ơn họ bằng những hành động cụ thể, thể hiện tấm lòng thành kính đền ơn đáp nghĩa như các ngày 27 tháng 7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22 tháng 12 là ngày quân đội nhân dân, các lễ hội như Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng… chúng ta lại đến thăm những gia đình thương binh liệt sĩ, động viên, thăm hỏi các anh, các chú những người đã hi sinh một phần xương máu để đem lại niềm hạnh phúc cho con cháu. Đối với những gia đình liệt sĩ, hàng năm, chúng ta cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất, giúp cho những người thân của gia đình bớt đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng ta còn có những chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa giúp các bố mẹ của các liệt sĩ có nơi ăn chốn ở. Những em học sinh cũng thường xuyên tổ chức các buổi đến giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ họ những công việc vặt để động viên tinh thần. Những hành động đó chính là chúng ta đang thực hiện tốt câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, đối với xã hội.

Trong xã hội cũng có một số ít những người vì đồng tiền mà bất chấp cả đạo lí làm người, họ luôn coi trọng đồng tiền mà quên đi ơn nghĩa của những người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ thầy cô, có người cậy có tiền chỉ biết đưa tiền về cho cha mẹ mà chẳng mấy khi chăm sóc, có khi còn cho các cụ vào viện dưỡng lão khiến cha mẹ họ phải sống cô đơn. Họ là những người cần phải lên án, phê phán để từ đó nâng tầm nhận thức của con người đối với những người có công với đất nước, với cá nhân mỗi con người.

Như vậy, có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.

5 tháng 10 2021

chưa làm hả Hưng :)

 

9 tháng 8 2019

Đáp án D

Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng (1930 có chỉ rõ: Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do..

14 tháng 6 2018

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

12 tháng 8 2021

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

20 tháng 4 2022

còn cái nị

8 tháng 8 2021

Em tham khảo:

1.

- Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Vì: - Lực lượng nghĩa quân yếu, mỏng.

Pháp mạnh lại còn câu kết với triều đình phong kiến nhà Nguyễn để chống, phá cuộc khởi nghĩa.

- Phạm vi hoạt động bó hẹp trong 1 khu vực.

2.

- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

- Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

8 tháng 8 2021

Câu 1:

* Nguyên nhân bùng nổ:

- Thực dân Pháp bình định Yên Thế

- Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh

* Nguyên nhân thất bại:

- Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến

- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu