K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2018

Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. 

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. 

"Thân em như giếng giữa đàng 
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân" 

Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây: 

"Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày" 

Bạn tham khảo thêm những câu ca dao than vãn cho thân phận người phụ nữ thời phong kiến nhé: 
 

14 tháng 10 2018

Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. 

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. 

"Thân em như giếng giữa đàng 
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân" 

Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây: 

"Thân em như hạt mưa sa 
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày" 

Bạn tham khảo thêm những câu ca dao than vãn cho thân phận người phụ nữ thời phong kiến nhé: 

http://maxreading.com/sach-hay/kho-tang-... 
 

a "Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

Câu 1                                 -  Thân em như giếng giữa đàng                   Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.                                -  Thân em như dải lụa đào                              Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.                               -    Thân em như hạt mưa rào                          Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên.  Ba...
Đọc tiếp

Câu 1 

                                -  Thân em như giếng giữa đàng

                   Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.

                                -  Thân em như dải lụa đào 

                             Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

                               -    Thân em như hạt mưa rào 

                         Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

Nhận xét điểm giống nhau giữa ba câu ca dao trên.  

Ba câu trên thuộc chủ đề quen thuộc nào trong nhũng bài ca dao dân ca mà em đã học.

Chép 2 bài ca dao cũng bắt đầu bằng cụm từ " thân em " . 

Câu 2:

Xác định các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ qua đèo ngang và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ?

2
14 tháng 3 2020

a. Điểm giống nhau của ba câu ca dao:

- Đều là tiếng than thân của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Mở đầu bằng motif "thân em".

b. Ba câu ca dao thuộc chủ đề ca dao than thân.

c. 2 câu ca dao:

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

- Thân em như chổi đầu hè

Phòng khi mưa nắng đi về chùi chân.

14 tháng 3 2020

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

- Đảo ngữ, từ láy, phép đối -> Hiện ra hình ảnh con người thưa thớt, ít ỏi khiến cho cảnh  vật càng vắng lặng, đìu hiu.

23 tháng 10 2017

Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài. Cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời.

Rửa mặt là sự coi trọng. Người theo đạo Hồi trước khi đọc Kinh bao giờ cũng rửa mặt. Tín đồ Phật giáo Đại Thừa trước khi vào khóa lễ đọc Kinh hay tụng chú thường rửa tay rửa mặt và đọc các câu chú tịnh thân - khẩu và ý. Rửa chân ám chỉ sự khinh miệt. Chỉ có những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến mới có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi.

"Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân"

Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng, may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa. Câu ca dao trên cũng phần nào giống rất nhiều câu ca dao khác, trong đó có câu ca dao dưới đây:

"Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày"

8 tháng 11 2017

Bài ca dao nói về thân phận nhỏ bé, cuộc đời lận đận của người phụ nữ thời xưa.Không được tự đi tìm hạnh phúc của chính bản thân mình. Khi sinh ra đã là con thì phải nghe lời cha mẹ, đặt đâu nằm đấy.Người khôn ở đây đâu chỉ là cái hơn người bởi hiểu nhiều hay biết rộng, tính toán tài,cái khôn ở đây ý nói tới tấm lòng nhân ái. Đó cũng là người biết trân trọng con người vì hiểu rõ cái lý con người vốn bình đẳng. Đó là con người có trí tuệ hiểu rõ đạo lý của cuộc đời. Còn người phàn là những kẻ kiêu căng, cậy giàu sang hoặc những kẻ hủ lậu phong kiến có thái độ khinh khi người phụ nữ và coi họ như thứ đồ chơi. Người phụ nữ trong đời sống còn phong kiến xưa kia là khổ như vậy, không được xã hội tôn trọng. may mắn thì gặp được hạnh phúc, được tôn trọng, còn không may thì là số kiếp như hạt mưa sa.

30 tháng 10 2020

Tham khảo:

Bài 1:

A. Mở bài

- Nói đôi nét về than phận người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến cũ (Họ là những con người tài năng và xinh đẹp nhưng lại phải chịu những bất hạnh, đau đớn hơn là không có quyền được là chủ cuộc đời của chính mình).

- Giới thiệu về câu ca dao (Trích nguyên câu ca dao cần được phân tích)

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Người phụ nữ xưa kia dường như đã ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh ‘Thân em như tấm lụa đào…’ Tuy vậy, số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ thật chông chênh, không có gì đảm bảo: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

B. Thân bài

- Giải thích

+ Tấm lụa đào được xem là một trong những thứ hàng xa xỉ thời trước. Nó đẹp từ chất liệu, dáng vẻ đến màu sắc bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Lụa đào hay những loại lụa nói chung đều có đặc điểm là nhẹ, mềm và rất mát. Và khi mặc vào thì người đẹp hẳn lên, cha ông ta cũng từng đúc kết "Người đẹp vì lụa”.

+ Lụa màu hoa đào vừa đẹp vừa quý nhưng khi đem bán thì cũng phải bày ra giữa chốn “trăm người bán, vạn người mua”, đủ loại người có người sang kẻ hèn, người tốt và có cả những kẻ xấu, không biết sẽ vào tay ai?

+ Hình ảnh tấm lụa đào gợi lên vẻ thanh xuân mơn mởn, tràn đầy sức sống của một cô gái đương thì, nhưng hình ảnh tấm lụa đào phất phơ giữa chợ lại gợi như có một cái gì đó thật trớ trêu, tội nghiệp.

>>> Dường như nỗi đau xót của nhân vật trữ tình trong lời than thân trên chính là ở chỗ khi người con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình thì nỗi băn khoăn lo lắng về thân phận lại ập đến ngay với họ. Quả là hoàn cảnh khách quan chi phối rất nhiều, có khi quyết định số phận cả một đời người. Sự đối lập giữa hai dòng thơ đã khiến ta thấm thía nỗi đau đó.

- Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của họ.

- Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa dường như đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh.

>>> Những người phụ nữ trong xã hội cũ tủi nhục, khổ và cam chịu đó thường than thân trách phận qua những lời ca tiếng hát của mình “Thân em” là các mở đầu quen thuộc trong ca dao xưa là bởi vậy. “Thân em” như đã nói, gợi mở về thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội cũ, và họ so sánh họ với rất nhiều hình ảnh và các sắc thái khác nhau. Và hình ảnh:

+ Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng mảnh như khói tỏa vào không gian, như thân phận người phụ nữ vậy.

+ Hai từ “Thân em” như khắc khoải đến nghẹn lời, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuối. Người con gái khi được tự giới thiệu về chính mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng “thân em”.

- Dải lụa đào mang một dáng vẻ đẹp, nó nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ vậy. Hơn nữa lụa đào lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng cũng giống như chính người phụ nữ trong cuộc đời vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công.

>>> Dải lụa đào là một hình ảnh mà tác giả dân gian lựa chọn so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thê câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành.

- Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cố định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đời mình sẽ vào tay ai.

>>> Câu hỏi được người phụ nữ buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đòi người con gái.

>>> Toàn bộ câu ca dao có thể dễ nhận thấy đó là một lời than

Với cách so sánh, ví von thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc.

C. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa bài ca dao như gói ghém lại được những tâm trạng phức tạp của người phụ nữ trong xã hội trước.

+ Họ là những người có tài sắc nhưng lại không định đoạn được số phận của mình

- Tác giả dân gian thật tinh tế lựa chọn một hình ảnh đẹp ví von để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ xưa.

30 tháng 10 2020

cảm ơn bạn nha

17 tháng 3 2019

1)Bài ca dao mở ra không gian buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nổi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “ra đứng ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tôi nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình.Trong hoàn cảnh bèo dạt mày trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quận thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều - chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.“Chiều chiều ra đứng ngõ sau...” là bài ca dao có sức lay động nhưng miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.

23 tháng 9 2016

THAM KHẠN NHé BẠN

Ca dao Việt Nam thật vô vàn ý nghĩa, nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông trong mọi mặt của đời sống mà còn thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa con cháu với cha ông, giữa vợ với chồng… mà còn dành nhiều lời thơ cho tình cảm anh em. Bài ca dao sau tiêu biểu cho đề tài đó: 

"Anh em nào phải người xa 

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân 

Yêu nhau như thể tay chân 

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần."

Mở đầu bài ca dao đã đưa ra nhận định: “Anh em nào phải người xa”, bài ca dao ngầm khẳng định: anh em với nhau là một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Gần gũi, gắn bó với anh em tuy hai nhưng cũng là một. Điều này thể hiện tình cảm anh em không gì có thể thay thế được. Anh em là những người “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”- cùng một cha mẹ sinh ra, đã cùng chung sống “một nhà”, đã cùng chung buồn vui, sướng khổ. Chính bởi đã “cùng”, đã chung nhau những yếu tố thiêng liêng về quan hệ nguồn gốc, môi trường sống, tác giả dân gian đưa ra lời khuyên về cách sống, cách đối xử của anh em trong gia đình: 

Yêu nhau như thể tay chân 

Rách làm đùm bọc dở hay đỡ đần. 

Bài ca dao như một lời khuyên, lời răn dạy của cha ông cho những người làm anh em trên cuộc đời này, cần phải biết yêu thương lẫn nhau, đùm bọc nhau những lúc dở hay bất thường. Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay, đó là những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất, cùng được nuôi chung bởi một dòng máu huyết thống của gia đình. Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Ngày nay khi xã hội phát triển tình cảm anh em có những ảnh hưởng của xã hội. ngày càng nhiều những vụ án, những vụ xung đột của anh em ruột với nhau. Không ít vụ án anh em vi tranh chấp tài sản mà sát hại nhau, thậm chí chỉ vì mâu thuẫn nhỏ cũng có thể hại cả gia đình người anh em của mình. Phải chăng đạo đức xã hội đã xuống cấp, hay giá trị đạo đức đã thay đổi? Đó chỉ là một bộ phận những người có nhận thức kém trong xã hội, vì lợi ích trước mắt mà hành động nông nổi, để lại hậu quả đáng tiếc cho người thân của mình.

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.