Em hãy nêu ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng văn hoá giao thông.
Help me! giúp em với ạ, em cần gấp. Viết càng dài càng tốt, càng hay cũng được ạ! Ai làm được em tặng 6 tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã từ lâu, an toàn giao thông là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây số tai nạn giao thông đã xãy ra càng nhiều, tỉ lệ tử vong tăng rất nhanh. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ có suy nghỉ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông? Do đó chúng ta phải cần xây dựng văn hóa giao thông.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay ta thấy rằng các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, số lượng ngày càng tăng. Bây giờ 16 tuổi đã được chạy xe đạp điện, xe máy điện. Các bạn thân mến, xe đạp điện và xe máy điện rất có ít cho học sinh, sinh viên vì các lợi ít như: không cần nhiên liệu, không tốn sức đạp,... Đặc biệt xe đạp điện làm giảm thiểu tai nạn giao thông, cho học sinh, sinh viên yên tâm hơn khi đi bằng xe đạp điện, xe máy điện. Ngoài việc chấp hành những quy định giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải có văn hóa giao thông cần biết thể hiện sự tôn trọng, nhường nhịn những đối tượng tham gia giao thông như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người tàn tật biết giúp đỡ những người bị nạn, người gặp rủi ro trên đường. Bên cạnh đó người có văn hóa giao thông là người biết tỏ thái độ lên án với những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao thông như: không đội nón bảo hiểm, đua xe, gây tai nạn rồi bỏ trốn,... Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá về văn hóa giao thông mà chúng ta vừa kể trên, văn hóa giao thông còn thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có rủi ro tai nạn xãy ra như số điện thoại bệnh viện, dịch vụ cứu thương... đó chính là sự hợp tác điều kiện hổ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lí trật tự an toàn giao thông, khi cần thiết, ngoài ra nét văn hóa đó còn thể hiện ở trang phục quần áo gọn gàng, tiện lợi khi tham gia giao thông.
Không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng nhanh, đua xe,... đây là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Tất cả các điều này đều đáng lo ngại cho tính mạng của các bạn học sinh và đây cũng là điểm đáng báo động cho các nhà trường quản lí giáo dục học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Từ những yếu tố trên tôi thấy rằng nhà trường có vai trò rất lớn trong việc giáo dục tuyên truyền cho học sinh những kiến thức cơ bản về luật giao thông để họ ý thức tham gia giao thông để góp phần cải thiện được tình trạng vi phạm giao thông như hiện nay. Xây dựng văn hóa giao thông cũng chính là cho học sinh và các bậc phụ huynh có những nhận thức đúng đắng hơn về an toàn giao thông.
Biết được bao cái chết thương tâm của những người vô tội và biết bao những con người còn sống mà cơ thể không lành lặn chỉ vì những tai nạn giao thông. Nguyên nhân do đâu thì có lẽ ai cũng biết tuy nhiên để giảm thiểu tình trạng này thì mỗi chúng ta ai ai cũng có trách nhiệm bảo vệ mình trước khi người khác bảo vệ, đây là vấn đề liên quan đến tính mạng con người. Chính vì thế mà trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của toàn xã hội.
Là một học sinh mỗi người chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ những hành động của mình khi tham gia giao thông tự giác học luật và thực hiện đúng quy tắc mỗi khi ra đường. Nhà trường và xã hội cần đặc mục tiêu sau đó áp dụng hướng dẫn học sinh và người dân của mình góp phần vào nếp sống an toàn giao thông tại địa phương mình. Hãy lên tiếng vì an toàn giao thông để đảm bảo sự an toàn của mình và những người xung quanh. Nếu làm được những viêc này sẽ góp phần lớn vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang cần sự giúp đỡ của chính những con người đang sống trên mảnh đất quê hương Việt Nam.
ủ đề trọng tâm của tháng an toàn giao thông năm 2009 được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chọn là “tháng văn hóa giao thông”. Thực hiện chủ trương này vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai đã phối hợp các cấp, các ngành triển khai kế hoạch tuyên truyền mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn hóa đi đường. Tuy nhiên để xây dựng thành công nếp sống văn hóa giao thông (VHGT) cần xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông.
Chủ đề trọng tâm của tháng an toàn giao thông năm 2009 được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chọn là “tháng văn hóa giao thông”. Thực hiện chủ trương này vừa qua, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai đã phối hợp các cấp, các ngành triển khai kế hoạch tuyên truyền mạnh mẽ đến mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện nếp sống văn hóa đi đường. Tuy nhiên để xây dựng thành công nếp sống văn hóa giao thông (VHGT) cần xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia giao thông.
Những lúc tắc đường rất cần cách hành xử có văn hóa
Để xây dựng nếp ứng xử có văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông, trước hết phải thống nhất với nhau nhận thức về VHGT. VHGT được hiểu là cách ứng xử có văn hóa của con người khi tham gia giao thông, được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, về cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng VHGT nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, biểu hiện văn minh, hiện đại của con người khi tham gia giao thông. VHGT là một bộ phận của văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông. Xác định người tham gia giao thông là chủ thể để xây dựng nếp sống văn hóa khi tham gia giao thông, do vậy cần tập trung xây dựng ý thức văn hóa ở mỗi người, trong mỗi gia đình, trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường học và cộng đồng khi tham gia giao thông. Những đặc trưng của VHGT được thể hiện ở nhiều góc độ như:thông hiểu đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; không vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác khi đi lại trên đường; Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, chấp hành mọi chỉ dẫn của người thi hành nhiệm vụ; Xây dựng nếp sống VHGT nhằm giúp cho mọi người ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác.
Để xây dựng VHGT cho cả cộng đồng trước hết mỗi người cần nâng cao ý thức và thái độ khi tham gia giao thông. Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho người già, trẻ em; biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông. Khi đó VHGT của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.
Hiện nay đâu đó vẫn còn tình trạng học sinh tan trường đi hàng hai, hàng ba thản nhiên trên đường phố; một số người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm; hành vi vượt đèn đỏ, vừa đi xe vừa nghe điện thoại di động; hành vi uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều, đường cấm, bóp còi inh ỏi, các phương tiện tham gia giao thông trên đường mạnh ai nấy đi, không phân biệt làn đường, vạch phân làn; xe khách chở khách quá trọng tải, chạy quá tốc độ để tranh giành khách…Những hành vị này xét trên khía cạnh VHGT sẽ trở thành những hiện tượng lố bịch, lạc lõng và bị cộng đồng lên án.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa đạo đức Việt Nam mới ngang tầm với yêu cầu của cuộc cách mạng và hội nhập quốc tế. Mỗi người chúng ta phải nghiêm túc tự soi rọi bản thân trong cuộc sống hàng ngày, thường xuyên trao dồi, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vận dụng vào xây dựng nếp sống VHGT, góp phần đưa đất nước phát triển phồn vinh, bền vững, xây dựng con người Việt Nam luôn biết sống “mình vi mọi người và mọi người vì mình”.
kb nha
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Thứ nhất, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT;
Thứ hai, phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác;
Thứ ba,có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nhìn vào thực tế hiện nay, khi chúng ta có thể thấy một bộ phận học sinh, sinh viên điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều gây cản trở giao thông, không có giấy phép lái xe …; một số còn đi xe máy, đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm;..., khi tan trường, học sinh đi xe dàn hàng ba, hàng bốn, thậm chí chở ba, chở bốn, lạng lách, đánh võng; vừa điểu khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại…;thậm trí có những thái độ thiếu văn hóa đối với những người tham gia giao thông.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi đi trên vạch đường dành cho người đi bộ bảo đảm ATGT.
Ảnh: Sơn Ngọc
Nhằm hạn chế, khắc phục hiện tượng trên, thiết nghĩ các cấp nhà trường, học sinh hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những hành động cụ thể.
Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện; dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông; không dàn hàng ngang, không sử dụng ô, điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông; không lạng lách, đánh võng,đùa giỡn khi thma gia giao thông...
Đối với nhà trường giáo dục hơn nữa cho học sinh nắm bắt được tốt các kỹ năng sống, kỹ năng về ATGT, gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho học sinh, nhất là học sinh THPT, sinh viên tránh những hành vi gây nguy hiểm cho mình và cho những người xung quanh, để các em chính là những người tuyên truyền ATGT cho mọi người.
ATGT không những ở đường phố, mà còn ở ngay trong trường học; các nhà trường chủ động phối hợp với các ngành chức năng và địa phương phát động các phong trào thi đua về ATGT, tổ chức các cuộc thi về ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để học sinh nâng cao ý thức, chuyển biến thành hành vi thiết thực nhất về ATGT, biết tự bảo vệ mình và những người xung quanh, tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong, có sức khỏe, có tri thức….cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu để góp phần giảm thiểu TNGT, thực hiện chuẩn mực “Văn hóa giao thông” ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi..
Em không đồng ý với ý kiến đó. Vì xây dựng gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, kể cả con cái cũng cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng các việc làm cụ thể. Qua đó, cần phải xây dựng gia đình văn hóa vì xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình và xã hội:
+ Đối với gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, hình thành nhân cách, nhận thức và tư duy mỗi con người, như vậy mỗi thành viên của một gia đình văn hóa có thể góp phần xây dựng đất nước, xây dựng xã hội...
+ Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có văn hóa, có phát triển thì xã hội mới vững mạnh, phát triển; mỗi gia đình văn hóa cũng góp phần làm xã hội văn minh, thân thiện...
Vì thế, học sinh cần có những hành động cụ thể để xây dựng gia đình văn hóa:
+ Cần chăm ngoan học giỏi, lễ phép, vâng lời người lớn
+ Không đua đòi ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội...
+ Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng cần có ý thức xây dựng gia đình văn hóa.
tham khảo
Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.
Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.
Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.
Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.
Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
Câu 3:
- Đối với cá nhân: Góp phần quan trọng trong việc hình thành nên những con người phát triển về văn hóa và đạo đức, góp phần xây dựng 1 xã hội văn minh tiến bộ.
- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có bình yên thì xã hội mới ổn định. Việc xây dựng gia đình văn hóa là góp phần cho sự phát triển của xã hội.
C1:- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.
- Bản thân em đã làm:
+ Sống cởi mở, gần gũi với mọi người
+ Cư xử một cách chân thành, rộng lượng.
+ Tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
refer
Đất nước ta đang bước vào một thế kỉ mới, một thời kì hội nhập kinh tế mới, một thời kì toàn cầu hóa để phát triển cùng các nước láng giềng. Vì vậy mỗi người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải góp phần vào việc giúp đất nước phát triển, và trách nhiệm của những thanh niên hiện nay là rất quan trọng, những người thanh niên cần phải chuẩn bị hành trang của mình đầy đủ, để có thể đi tới một nơi thật xa mà gần trong tương lai chúng ta. Hành trang ở đây không phải là những vật dụng cần thiết cho một chuyến đi, mà là những tri thức, kĩ năng, thói quen được coi là những điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể đi đến một nơi thật xa mà gần trong tương lai của họ, và cũng chính là điều kiện để họ có thể giúp cho đất nước phát triển hơn hoặc bằng so với các nước láng giềng. Vì vậy trách nhiệm của thanh niên hiện nay là rất quan trọng có thể quyết định tương lai của đất nước sau này. Thế mà, có những thanh niên đã không ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay là quan trọng như thế nào, mà chỉ việc lo ăn chơi mà không cố gắng học tập để có thể giúp cho tương lai của mình và đất nước. Về trách nhiệm của mỗi chúng ta thì phải ra sức cố gắng học tập thật tốt và không tham gia vào các tệ nạn của xã hội mà làm cho đất nước bị thụt lùi so với các nước bạn bè. Thanh niên phải xác định được lý tưởng sống của mình và tương lai của mình để có thể giúp cho đất nước phát triển tốt hơn trong tương lai.
mik còn học bài nên ko có thời gian mik nghĩ bạn có thể tra google hoặc đâu đó