- Đề bài : Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay
Lập dàn ý cụ thể cho đề bài trên
Mn ơi làm giúp mk nhanh nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống, mỗi người đều có những sở thích, những đam mê và mục đích riêng. Chính vì thế mà mỗi người đều có những thần tượng cho riêng mình để phấn đấu và theo đuổi. Thế nhưng, rất nhiều bạn trẻ lại hâm mộ thần tượng tới mức cuồng dại, mất kiểm soát để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận sâu hơn về hiện tượng xã hội này.
Thần tượng hiểu theo nghĩa của một tính từ là sự quý trọng, hâm mộ một ai đó trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nếu hiểu theo nghĩa của một danh từ chính là những cá nhân hoặc tập thể được nhiều người biết đến, ngưỡng mộ bởi tài năng, phẩm chất trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ca nhạc, phim ảnh, y tế… Cuồng thần tượng là cụm từ dùng để chỉ những người say mê, yêu thích, thậm chí là tôn sùng các thần tượng của mình một cách quá khích, mất kiểm soát.
Hiện nay, hiện tượng fan cuồng thần tượng không còn là chuyện hiếm gặp. Hằng ngày, chúng ta bắt gặp nhan nhản những bài báo, những tin tức về những người nổi tiếng, những fanclup đông đảo sống chết để bảo vệ thận tượng mình. Họ tung hô thần tượng của mình lên tận mây xanh. Họ bắt chước thần tượng từ đầu tóc, quần áo cho đến tính cách, điệu bộ. Họ có thể chờ đợi hàng giờ, chen lấn xô đẩy, khóc mếu chỉ để được gặp thần tượng, được chạm vào thần tượng của mình. Điều này ta có thể dễ dàng bắt gặp tại các sân bay Việt Nam mỗi khi có các ngôi sao Hàn Quốc tới lưu diễn. Có cả trăm, cả ngàn người quên ăn, quên ngủ chờ đợi chỉ để được nhìn ngắm thần tượng của mình trong vòng vài phút. Hay thậm chí, có rất nhiều người đã tử tự vì thần tượng của mình. Điển hình như sau vụ tự tử của ca sĩ Kim Jonghyun (Hàn Quốc), đã có 6 trường hợp fan tự tử theo anh ấy một cách mù quáng… Đó chỉ là một trong rất nhiều những trường hợp đáng tiếc do chứng cuồng thần tượng gây ra.
Hâm mộ và thần tượng một ai đó cũng là một điều tốt nếu chúng ta biết hâm mộ một cách đúng đắn. Bởi những người được hâm hộ, hay chính là những thần tượng, họ là những người có tài năng, có phẩm chất tốt và được mọi người biết đến. Họ sẽ như tấm gương để bản thân những người hâm hộ họ không ngừng cố gắng và hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
Thế nhưng, cuồng thần tượng thì hoàn toàn ngược lại. Nó sẽ khiến cho con người bị mất đi cái tôi cá nhân riêng biệt mà tự biến mình thành những bản sao di động của thần tượng. Không chỉ đánh mất đi cái tôi cá nhân mà các fan cuồng thần tượng còn bị lệch lạc trong nhận thức. Họ bị chìm đắm trong những thế giới ảo mộng về thần tượng như thần tượng yêu mình hay sự tồn tại và phát triển của thần tượng của thần tượng gắn liền với mình. Rất nhiều trường hợp các bạn trẻ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình dẫn đến những trường hợp đáng tiếc nhưng hành hung lẫn nhau vì xâm phạm tới thần tượng của mình, sắn sàng tự tử, tuyệt thực để đe dọa bố mẹ nếu bố mẹ ngăn cấm việc theo đuổi thần tượng… Và còn nhiều hơn thế nữa những tác hại kinh khủng mà hiện tượng cuồng thần tượng gây ra.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến “chứng bệnh xã hội” quái ác này? Điều đầu tiên phải kể tới chính là sự phát triển chóng mặt của giới giải trí đối với xã hội hiện nay. Các loại hình văn hóa giải trí, những người nổi tiếng ngày một tới gần hơn với cuộc sống. Truyền thông đại chúng luôn săn đón, tung hô những người nổi tiếng một cách quá mức khiến một bộ phận giới trẻ bị ảo tưởng, bị lôi cuốn một cách tiêu cực. Họ bị lôi cuốn vào thế giới ảo của sự nổi tiếng, của sự tranh đấu ngôi vị trên các bảng xếp hạng hay trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, bản thân cha mẹ và nhà trường cũng chưa có cách giáo dục hợp lý, đẩy các bạn học sinh vào những guồng quay áp lực khiến họ nảy sinh tâm lý chán nản, muốn tìm tới những điều mới mẻ và hấp dẫn hơn, hợp mốt hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng lại nằm ở bản thân mỗi người không có lập trường vững chắc, dễ bị lay động và làm theo đám đông, đánh mất đi chính mình.
Trước mỗi nguy hại tiềm ẩn từ hiện tượng cuồng thần tượng, chúng ta cần có những giải pháp thuyết phục nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng này xảy ra. Cha mẹ và nhà trường cần có phương pháp giáo dục con cái hợp lý. Phải biến mình trở thành những tấm gương tốt, định hướng cho con cái tới những điều tốt đẹp. Truyền thông đại chúng cũng cần cân nhắc về cách truyền tải những thông tin về thần tượng, tránh khuếch đại, quá lố. Bản thân mỗi người cũng cần có nhận thức đúng đắn hơn về việc thần tượng, hướng cuộc sống của mình tới những điều tích cực và có ích cho xã hội hơn.
Cái gì cũng có hai mặt của nó. Hãy biết biến cách thần tượng của mình trở thành nguồn động lực để không ngừng hoàn thiện bản thân chứ đừng để thần tượng biến mình trở thành những cỗ máy không hồn, mụ mị. Hãy trở thành một người hâm mộ thần tượng có văn hóa.
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Sống là chính mình".
Mẫu: Phải chăng "sống là chính mình" là điều ý nghĩa nhất trong cuộc sống của chính bản thân ta?.
Thân bài:
- Giải thích:
+ "sống là chính mình":
-> Không cố gắng thay đổi bản thân, tính cách, sở thích giống theo ai đó.
-> Là luôn làm những điều mình thích, ước mơ,.. (miễn đó là điều tốt đẹp)
- Chúng ta có nên "sống là chính mình" và Vì sao phải "sống là chính mình"?
+ Cần sống là chính mình về những việc như ước mơ, sở thích, tính cách tốt đẹp của bản thân và cần sống không là chính mình ở những việc ứng xử khéo léo, bỏ qua những cái khuyết điểm của người khác.
+ Phải sống là chính mình bởi mình là duy nhất, trên đời này ai cũng cần phải có sự khác biệt. Đánh dấu sự ảnh hưởng của bản thân, sự tồn tại của mình trên đời.
- Lợi ích của việc "sống là chính mình":
+ Giúp cho bản thân vui vẻ, hạnh phúc.
+ Tìm được niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.
+ ...
- Mở rộng:
+ Tuy nhiên đôi lúc "sống là chính mình" cũng có nghĩa là luôn không chịu thay đổi cái khuyết điểm, cái tật xấu của bản thân. => Điều đó là không nên.
+ Khi "sống là chính mình" có nghĩa là giữ nguyên cái tốt đẹp, mong muốn tốt của bản thân và phải biết bỏ đi thói hư tật xấu của mình.
=> Đó là định nghĩa đúng nhất của "sống là chính mình".
+ Phê phán những người tự ti, luôn muốn bắt chước tính cách của người khác.
-> Thay vào đó, cần học tính tốt của người khác.
- Dẫn chứng (kiếm trên mạng nha).
- Liên hệ bản thân:
+ Ngày ngày, em luôn là chính mình và cố gắng hoàn thiện phát triển bản thân nhiều hơn.
Kết bài:
- Đánh giá:
+ "Sống là chính mình" là đạo lý tốt đẹp cho tất cả mọi người khi chúng ta hiểu đúng nghĩa của nó.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Tuổi trẻ sống trách nhiệm".
Mẫu: Không bao giờ con người ta có thể sống mà không có trách nhiệm với những việc mình làm. Vì sao lại thế?. Bởi "trách nhiệm" là điều mà ai cũng cần có. Hôm nay, tôi xin phép bàn về vấn đề cụ thể hơn "tuổi trẻ sống trách nhiệm".
Thân bài:
- Giải thích:
+ Tuổi trẻ sống trách nhiệm là gì?
-> Là sự tự nguyện nhận hậu quả về những việc mình đã làm, đã nói.
-> Là can đảm nhận rằng mình đã làm việc này, việc kia mà không sợ đến lòng tự tôn của bản thân.
- Đặt câu hỏi, gợi ra luận điểm:
+ Tuổi trẻ có cần phải sống trách nhiệm không?. Vì sao?.
-> Cần phải sống trách nhiệm. Vì đó là bản lĩnh của chính mình, thể hiện sự can đảm nhận việc mình đã làm. Đó là một đức tính tốt đẹp.
+ Vì sao phải sống trách nhiệm?
-> Bởi đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội.
-> Là hành vi thể hiện "lễ" của một con người.
+ Lợi ích của việc sống trách nhiệm là gì?
-> Bản thân trở nên tốt đẹp, tập được tính cách tốt nên có cho mình.
-> Làm việc dễ nhận được cơ hội hơn.
-> Được mọi người xung quanh yêu quý hơn.
- Dẫn chứng:
+ Về mặt xấu:
-> Phê phán những thanh niên không chịu trách nhiệm làm cha khi qh với bạn gái ngày nay.
+ Về mặt tốt:
-> Ca ngợi những người can đảm nhận lỗi, nhận việc mình đã làm.
Kết đoạn:
- Đánh giá: đây là tư tưởng thiết thực với cuộc sống ngày nay.
- Mở rộng: Không phải chỉ có tuổi trẻ, mà ai ai cũng cần phải sống trách nhiệm.
- Liên hệ bản thân: Em đã cố gắng sống trách nhiệm qua những lần chơi mà lỡ làm bể bình hoa mẹ...