làm bài văn tả hoàn cảnh gia đình các bạn
ai xong đầu và hay thì mình tk
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thông thường, thời khóa biểu vào mỗi buổi sáng của em là thức dậy sớm, chuẩn bị đầy đủ trang phục, giày dép, đầu tóc và xem xét lại đồ dùng học tập mình một để sẵn sàng đến trường . Sau đó em sẽ ăn sáng và theo xe bố đến lớp. Trong tuần, ngày em yêu thích nhất là ngày chủ nhật, bởi vào chủ nhật thì em có thể ngủ nướng cho thỏa thích mà không phải dậy sớm như mọi ngày. Hôm ngày chủ nhật hôm nay rất đặc biệt, dù không phải đến trường nhưng em vẫn dậy thì rất sớm. Bởi lẽ tối hôm qua em đã hứa với mẹ là sẽ cùng mẹ dậy sớm để ra công viên tập thể dục. Vì vậy mà hôm nay, cũng bằng giờ của mọi ngày, em đã thức dậy và chuẩn bị tươm tất mọi thứ, từ quần áo thể dục đến đôi giày thể thao. Mọi thứ đều sẵn sàng cho một buổi tập thể dục đầy thú vị ở công viên.
Nhà em rất gần công viên Cầu Giấy. Từ nhà em đến công viên chỉ khoảng một trăm mét. Tuy em đã ra công viên chơi rất nhiều lần, mọi thứ ở công viên đều trở nên vô cùng thân thuộc đối với em. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên em đến công viên vào buổi sáng sớm ở đây, không khí nhộn nhịp buổi sáng này thật mới lạ, nó mang lại cho tôi rất nhiều bất ngờ. Khung cảnh thiên nhiên vào buổi sáng dường như cũng sáng hơn, rộng hơn và tươi đẹp hơn rất nhiều. Những giọt sương đêm vẫn đọng trên những tán lá, trên những đám cỏ, ánh sáng mặt trời chiếu vào làm cho nó trở lên long lanh đến lạ kì, khung cảnh buổi sáng có hơi ướt át song lại tràn đầy sức sống.
Không khí của sáng sớm cũng vô cùng trong lành, trong công viên có trồng rất nhiều cây xanh, cũng có lẽ vì vậy mà không khí thoáng đãng hơn ngoài đường phố rất nhiều. Tiết trời cũng mát mẻ, dễ chịu chứ không nóng nắng như bầu trời vào giữa trưa. Em cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu, nếu ở nhà em còn cảm thấy hơi buồn ngủ thì đi ra đến công viên em đã tỉnh hẳn ngủ, tinh thần cũng thoải mái, phấn chấn hơn rất nhiều. Điều đặc biệt nhất ở công viên Cầu Giấy buổi sáng không chỉ có sự mát mẻ của thời tiết, sự trong lành, dễ chịu của không khí mà còn bởi không khí nhộn nhịp, tấp nập ở nơi đây. Trong công viên tập trung rất nhiều người, từ già trẻ, lớn bé, trai gái, nói chung là có mọi độ tuổi.
Mọi người cùng nhau ra công viên buổi sáng để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe cho một ngày mới. Vì khuôn viên của công viên Cầu Giấy khá rộng lớn nên mọi người có thể thoải mái lựa chọn những hình thức thể dục mà mình yêu thích, từ chạy bộ, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền, nâng tạ, tập erobic….Trong đó, ở khu vực xung quanh hồ lớn, các anh chị trẻ tuổi đang chạy bộ xung quanh hồ, các anh chị mặc quần áo thể thao vô cùng khỏe khoắn, có anh còn đeo thêm tai nghe, vừa nghe và vừa chạy theo những nhịp điệu đều đều. Ở khu vực trung tâm của công viên, mà cụ thể là ở quảng trường của công viên là các cô, các bác, có cả các chị rất trẻ tuổi đang chơi đánh cầu lông .
Nhìn từ phía xa, những động tác đều được mọi người tập rất đồng đều, uyển chuyển. Dù là bài tập thể dục buổi sáng nhưng mọi người tham gia đều rất nhiệt tình, nghiêm túc. Nhưng trái lại với sự nghiêm túc của động tác thì thái độ của mọi người rất hào hứng, vui vẻ, trên môi ai cũng nở những nụ cười rất tươi. Nhìn vào những nụ cười ấy em cũng thấy vui theo.
Mẹ em cũng rất muốn tham gia vào bài tập thể dục tập thể này, nhưng vì công việc cũng khá bận rộn, lại phải lo cho chúng em ăn uống đến trường nên mẹ em cũng không thường xuyên ra công viên tập cùng các cô, các bác mỗi sáng được. Chỉ vào những ngày nghỉ như hôm nay thì mẹ em mới có thể ra công viên vào buổi sáng. Hôm nay, em và mẹ chỉ đi bộ vòng quanh hồ cùng mọi người, vừa đi vừa thả lỏng cơ thể và hưởng thụ không khí trong lành vào buổi sáng. Ngoài ra, trong công viên còn rất nhiều các hoạt động thể dục rèn luyện sức khỏe khác, như phía cổng vào có các bạn nhỏ đang tập võ, những động tác khỏe khoắn, đồng đều cùng những bộ võ phục màu trắng trông thật đẹp mắt.
Ngay phía bên cạnh cổng ra vào của công viên là các bà đang tập dưỡng sinh, những động tác vô cùng mềm dẻo và linh hoạt. Đặc biệt các bà còn sử dụng thêm đạo cụ, đó chính là những chiếc quạt màu đỏ, vì vậy nhìn những động tác lại càng thêm đẹp mắt, đồng đều. Phía xa xa kia là các ông đang tập thái cực quyền, những động tác chậm dãi nhưng cũng rất uyển chuyển, những động tác này giống như trong các bộ phim kiếm hiệp của Trung Quốc vậy, vô cùng thần kì và bắt mắt. Còn các chú các bác trai thì đang cố gắng nâng những quả tạ, khi nâng những thớ cơ ở tay của các bác, các chú nổi lên cuồn cuộn.
Không khí ở công viên vào buổi sáng vô cùng tuyệt vời, không chỉ thoáng đãng, trong lành mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mà buổi sáng ở công viên cũng tấp nập, nhộn nhịp khác hẳn với những thời khắc sáng trong ngày. Mọi người ở khu vực em sinh sống đều tập trung đông đúc ở công viên và cùng nhau tập những bài tập thể dục rất vui vẻ. Như vậy, không chỉ rèn luyện sức khỏe mà ra công viên vào buổi sáng còn được hưởng thụ không khí trong lành, vui tươi, bổ sung thêm nguồn cảm hứng cho một ngày mới tốt lành.
;3
\(\frac{99999999999999999999999999999999998}{99999999999999999999999999999999999}\)
Quê tôi là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau chạy mãi tới tít chân trời xa...Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp chạy dài dưới hai chân đồi, tạo thành một cánh đồng dài, hẹp. Đó là vùng Thạch Thành quê ngoại tôi.
Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường Quốc lộ 1A. "Dải lụa" ấy dã nuôi sống gần như nửa cái huyện Thạch Thành vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít, ấy vậy mà cuộc sống ở dây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mởn của cây lúa thời con gái thì đến màu vàng óng ả của mùa gặt, hết lúa lại khoai đến ngô, sắn, rau màu,... cứ thế luôn nhuộm mới màu sắc cho dải đất này những sắc hương của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt.
Trước mắt, giờ lúa đang che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao thổi về thung lũng tạo nên những đợt sống lúa đuôi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những người đi ra thăm ruộng lúc ẩn, lúc hiện làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình vọt lên cao rồi sải cánh bay về một bụi cây nào đó trên đồi cao. Ở dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào.. Những luống bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại. Có những bắp mới cuốn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ cối, chắc khi cuộn hết nó phải nặng đến bốn, năm kí. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành. Những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuống mặt đường tạọ ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này không biết chán. Mai đây khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, cười của những người nông dân "một nắng hai sương" đi thu hoạch lúa.
Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
bài 1 Quê hương, hai tiếng nghe thật thương thương giản dị. Nơi có dòng sông êm đềm trôi theo năm tháng, con đò nhỏ chở đầy nắng mưa, nơi có tiếng hát ru, tiếng quạt mo mỗi trưa hè nóng bức, dáng mẹ hiền lặng lẽ đi về sớm khuya. “ Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người…”
Dòng sông không biết chảy từ bao giờ, chỉ nhớ rằng khi còn rất bé mẹ thường dắt em ra đầu làng chơi em đã thấy dòng sông. Quanh năm nước vẫn trong xanh một màu, dòng sông trong mắt em hiền lành và tĩnh lặng. Phía bờ bên này là rặng tre xanh rủ bóng khắp bờ, xanh tươi và mát mẻ, mỗi khi có cơn gió về lại kêu xào xạc, từng chiếc lá thả trôi trên dòng sông. Phía bờ xa bên kia là dải cát vàng óng ả như cánh đồng lúa chín. Về mùa hè dòng nước mát rượi, đám trẻ con trong làng thường rủ nhau đi tắm, vui đùa đến tận xế chiều. Dòng sông quê em còn có rất nhiều cá, nhớ những khi dân làng đi thả lưới, có đủ loại cá được đưa lên bờ với kích thước to nhỏ khác nhau.
Đẹp nhất là những đêm trăng rằm, như một thói quen em vẫn thường chạy ra đầu làng, cứ nhìn mải miết xuống dòng sông. Nơi đấy cũng có một ông trăng, dập dờn đang trôi theo dòng nước, ánh sáng lấp lánh lan tỏa khắp bề mặt nước lung linh, kì ảo.
bài 2 Mỗi chúng ta ai rồi cũng phải lớn lên, rồi cũng sẽ đến những nơi xa xôi trên khắp miền Tổ quốc. Cho dù đến nơi nào nhưng trong tim vẫn luôn nhớ da diết về quê hương thân yêu, nơi luôn thật đẹp đẽ và yên bình.
Khi mới chập cũng biết đi trên con đường quanh co ngõ làng, cánh đồng lúa rộng mênh mông đã trở nên quen thuộc từ rất lâu. Và có lẽ khó ai có thể quên những màu sắc, thanh âm thân thương, giản dị đến lạ thường. Đâu đó là hình ảnh dập dờn như làn sóng của thửa lúa xanh tươi, cứ trải mãi xa tận đến hết tầm mắt, là những đàn cò trắng rủ nhau bay lượn nơi bầu trời trong xanh, hay đơn giản là dáng mẹ cần mẫn gió mưa sớm chiều. Em thích lắm khi mùa lúa chín, những bông lúa vàng óng, trĩu nặng thật đẹp biết bao. Xôn xao mùa lúa gặt, có lẽ đây là thời điểm vui nhất, mọi người dậy từ rất sớm, ai đấy cũng háo hức như hội, rồi khắp làng đâu đâu cũng thấy thóc phơi đầy sân, tiếng cười nói không ngớt vang lên vui đến lạ thường. Khi chiều về em cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau đi thả diều, chạy tung tăng trên cánh đồng bát ngát, từng làn gió mát cứ ùa vào mặt làm tóc bay phấp phới, con diều bay cao vút, từng đàn trâu cặm cụi gặm cỏ phía xa.
Quê hương của em có lẽ chỉ giản đơn như vậy. Em yêu quê em, nơi em đã sinh ra, nơi cho em những phút giây mải mê vui thích. Dù sau này lớn khôn, có đi rất xa em sẽ nhớ mãi về quê em.
1. Mở bài: Nêu vài nét giới thiệu về cây phượng.
Sân trường em trồng nhiều loài cây bóng mát trong đó có cây phượng. Không biết cây phượng có từ bao giờ nhưng từ khi em học đã thấy nó. Cây phượng nằm sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát và là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi.
2. Thân bài: Tả cây phượng
– Cây phượng cao hơn tòa nhà 2 tầng, cành lá sum suê, tán lá rộng bao phủ cả khoảng sân.
– Gốc cây có màu đen, sần sùi, bên ngoài có lớp vôi trắng, thân cây bằng vòng tay người ôm.
– Cây có rất nhiều cành tỏa ra các hướng, cành to, nhỏ vươn lên cao đón ánh nắng mặt trời.
– Lá phượng nhỏ li ti như lá me, đối xứng với nhau.
– Đến mùa hè hoa phượng ra hoa, hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng và màu đỏ hoặc đỏ hơi cam.
– Quả phượng có màu nâu, ăn có vị bùi.
– Hoa phượng thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa nở đỏ rực cả góc trời, hoa phượng còn là biểu tượng của tuổi học trò.
– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, mùa hoa phượng nở là mùa chia tay của nhiều học sinh, sinh viên.
3. Kết bài: Nêu tình cảm với cây phượng.
Cây phượng không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn gợi nhớ nhiều kỉ niệm tuổi học trò. Em mãi yêu ngôi trường và cây phượng như một kỉ niệm đẹp tuổi cắp sách đến trường.
Bài làm
Đề văn: Tả cây phượng sân trường em
Trong khuôn viên trường em có rất nhiều cây cối tỏa bóng mát, trong đó nổi bật nhất đó là cây phượng mùa hè ra hoa rất đẹp, cây phượng đã gắn bó với nhiều thế hệ học sinh trong trường.
Cây phượng nằm ở giữa sân trường, không ai biết nó được trồng từ khi nào nhưng từ khi em là học sinh của trường đã thấy nó rồi. Cây cao lắm tương đương với ngôi trường hai tầng, tán lá rộng, sum suê tỏa bóng mát cả sân trường rộng lớn. Lá cây phượng cũng rất đặc biệt khi nhỏ nhắn giống như lá cây me. Thân cây xù xì, vỏ bên ngoài màu đen nhám. Dưới gốc cây phượng mọc lên rễ lớn, tạo thành hình thù quái dị, xung quanh thân cây đã được bảo vệ bằng những thanh gỗ kết lại thành hình tròn chắc chắn. Bên dưới lát gạch màu đỏ, đây là nơi chúng em thường hóng mát, vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.
Vào mùa hè dưới ánh nắng vàng rực rỡ, lá cây phượng xanh um, những chùm hoa phượng đỏ rực như ngọn đuốc kiêu sa trong nắng và gió. Ánh nắng vàng chiếu xuyên qua những đóa hoa càng khiến cho khung cảnh ngày hè thêm phần rực rỡ. Thỉnh thoảng những cánh bướm bay lập lờ. Hè về cũng là thời khắc chia tay tuổi học trò, các em học sinh tạo lưu bút với những dòng chữ xinh xắn, ép vào bên trong cánh phượng hồng đỏ thẫm. Bất chợt không khí trở nên sôi động hẳn lên khi những chú ve sầu cất tiếng hát râm ran. Một chú ve kêu, rồi cả đàn ve cùng hòa dàn đồng hòa chào mừng mùa hè đến.
Hoa phượng nở cảm xúc vui buồn đan xen, vui khi mùa hè đến được ngắm nhìn hoa phượng nở thật đẹp, lộng lẫy nhưng buồn khi phải sắp chia tay bạn bè. Lang thang trên sân trường nhặt từng cánh hoa phượng mà lòng bồi hồi, xao xuyến, cảm xúc thật khó tả.
Cây phượng luôn là người bạn gắn bó thân thiết với học sinh, trải qua nhiều thế hệ cây phượng vẫn giang tay chào đón những thế hệ tiếp theo học tập tại mái trường thân yêu.
Bạn tham khảo:
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu cây phượng vào mùa hè và tiếng ve
Đối với mỗi học sinh thì những chùm phượng vĩ và tiếng ve có ý nghĩa rất lớn. đó là những dấu hiệu cho mùa hè, cho sự hi vọng và vui chơi. E rất thích những chum phượng vĩ mùa hè và những tiếng ve râm rang ngày hè.
II. Thân bài: tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
1. Tả bao quát cây phượng vĩ và tiếng ve
2. Tả chi tiết cây phượng vĩ mùa hè và tiêng ve
a. Tả chi tiết cây phượng vĩ
b. Tả chi tiết tiếng ve
c. Mối quan hệ giữa cây phượng vĩ và tiếng ve
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve
em rất yêu cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve. Đây là những hình ảnh gắn bó biết bao kỉ niệm học trò của em.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cây phượng vĩ mùa hè và tiếng ve” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt
tả cơn mưa
Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài mấy hôm nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày.
Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về. Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hân hoan, hạnh phúc.
Và rồi “Ầm ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sấm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ, quần áo phơi ở bên ngoài. Lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua.
Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới, tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. Phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bỗng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời, đó là cầu vồng sau mưa.
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè, giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.
GAO
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.
Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.
Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.
Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.
Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.
Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây sà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.
Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hìmh ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.
Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng.
Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng.
Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.
Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ: năm nay chắc được mùa to.
Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.
Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về và do đó chỉ có chiều thứ bảy thì cả nhà tôi mới được đông đủ. Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi: - Bố sắp về chưa hả mẹ?Mẹ âu yếm trả lời:- Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.Con bé nghe vậy cười tít mắt:- Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ.Quay sang tôi nó tranh:- Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:- Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm. Biết bố thích ăn cánh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về dễ làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị. Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:- Mẹ ơi bố về. Bố về rồi!Tiếng nó lại lảng lót:- Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không.Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.Bố quay sang tôi hỏi:- Con đang nấu cơm hả. Con ngoan lắm. Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mắt. Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra tro nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười vừa nói:- Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không? Nhắc đến phiếu bé ngoan bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tội:- Thế con được mấy điểm mười.Tôi tự hào khoe với bố:- Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.Nghe đến công viên út vội hét lên:- Con đi mấy.- ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp ra sao, chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trừu mến. Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố thật đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được ăn cơm cùng nhau bên nhau.
Nhớ tick cho mk nhé !!^_^
Vầng trăng quê dịu mát lấp ló sau lũy tre làng. Nó phóng khoáng ban phát cho đất trời mộng màu vàng rực rỡ, lung linh và tinh khiết nhất của mình. Để rồi cái nguồn sáng ấy còn vương vấn mãi trong buổi tối thứ bảy - một buổi tối giản dị nhưng đầm ấm không khí gia đình.
Ánh sáng của trăng và anh sáng của ngọn đèn nê-on đan xen, hòa quyện lẫn nhau làm rạng rỡ thêm bao khuôn mặt của những người thân trong gia đình. Tối thứ bảy thường là tối đông vui nhất của gia đình trong một tuần làm việc mệt nhọc. Chí có tối thứ bảy mọi người thân trong gia đình mới có dịp nhìn lại công việc mà mình đã làm trong tuần qua, quây quần bên nhau, trò chuyện trong sự rảnh rang không vướng bận. Thứ bảy tuần này mọi người như có vẻ vui hơn. Ai nấy đều ánh lên trong mắt cái nhìn hạnh phúc, mà có lẽ người sung sướng nhất là bé Diệp. Bởi tuần này nó được đến năm điểm mười và còn được cô giáo khen. Hôm nay bé ngỗng ngoan lạ, ai sai gì cũng đi, cũng mỉm cười làm ngay. Chẳng còn thấy vẻ mặt bướng bỉnh hay cãi lại chị nữa. Thật ra thấy bé ngoan ngoãn chẳng ai nỡ sai gì, mọi người đều nhìn bé với ánh mắt trìu mến, niềm vui bây giờ đã trở thành niềm vui chung của cả gia đình.
Một cơn gió bất chợt thoáng qua, mang theo cái lạnh của không khí đêm, bưng chén trà nóng trên tay, bỗng thấy ấm áp lạ. Mình vẫn còn thua em, điểm mười đối với mình vẫn còn thật khó khăn, mình phải cố gắng lên mới được. Làm anh mà thua em thì nói em nghe thế nào được.
Bất chợt bé Cún (tên gọi ở nhà của Diệp) từ nãy ngồi trong lòng mẹ cất tiếng hỏi:
- Mẹ ơi! Thế thì Cún làm gì nào?
- Ồ! Bây giờ Cún hãy hát một bài cho bà và cho cả nhà nghe đi! Mẹ âu yếm trả lời.
- Rất tự nhiên, Cún đứng dậy, bắt đầu cái giọng "vịt đực" của nó: "Con cò be bé, nó đậu cành tre, đi không hỏi mẹ...".
- Ôi! Thật là...Cả nhà buồn cười nhưng cố nén vì sợ bé xấu hổ lại nhè thì tội. Hát xong thì lại múa, mấy điệu múa học lỏm được trong chương trình Những bông hoa nhỏ. Múa mà tay bé ngượng nghịu, có lúc đơ như que củi. Khi hết, bé vẫn cứ muốn mọi người khen nên cứ hát lặp đi lặp lại bài Con cò bé bé "ruột" của nó. Bây giờ mọi người không nhịn được cười nữa rồi, vừa vỗ tay vừa cười ngặt nghẽo. Dường như đến lúc này thì bé mới hiểu ra và gục đầu vào lòng mẹ và nũng nịu: "ứ ừ..."
Bố bưng chén trà và uống một ngụm nhỏ để thưởng thức hương vị sen mới. Cún nũng nịu đòi bố chơi bi với nó. Bà được bầu làm trọng tài với một trăm phần trăm số phiếu. Cuộc chơi bắt đầu. Cún hí hửng cầm bi "xông" vào cuộc. Bé cười giòn tan khi là người thắng cuộc, tiếng cười bé hồn nhiên trong trẻo vang khắp ngôi nhà, tiếng cười của bé làm cho căn nhà thêm ấm áp hơn. Kể ra bé cũng chơi hay đáo để (tất nhiên cũng một phần là do ba giúp đỡ). Bây giờ thì đến lượt mẹ chơi với bé. Bên mẹ bắt đầu phản công và bé phải chịu thua. Nó có vẻ ấm ức lắm, nhưng không sao thắng được. Không thắng được bằng sức thì thắng được bằng mẹo. Còn mẹo đó như thế nào thì "phải bí mật quân sự". Bà làm trọng tài trong cuộc chơi đó...
Ngoài kia ánh trăng đã lên cao, chiếu sáng những khoảng tối trong đêm, cả một không gian bát ngát trăng sao. Lòng bỗng vui sướng lâng lâng! Chỉ có một buổi tối đơn sơ mà sao cứ nhớ nhớ thương thương...thấy mình như được chắp cánh.
mk thấy ko được hay lắm
kiểu đó hay bị lỗ thời
cô giáo mk bảo làm kiểu đó là chống đối
(ý kiến riêng)
ko nhận gạch dá
Cần sửa : Nhà em ai cũng có sở thích riêng của mình , bố em thì thích đọc sách , mẹ thì say mê công việc nấu ăn , chỉ có một người mà cùng sở thích vẽ tranh với em đó là chị gái em . Người mà quan tâm , chiều chuộng em nhất trong nhà .
Em Nguyễn Thị Ngọc Phúc sinh năm 2007 là học sinh lớp 4/1 Trường tiểu học Tân Đông 2, Tiền Giang có hoàn cảnh đáng thương. Gia đình em gồm 5 người, Phúc là chị hai nên luôn là một người chị gương mẫu, em phụ mẹ việc nhà như rửa chén, quét nhà, giặt đồ, trông em…Gia đình của Phúc không có nguồn thu nhập ổn định vì mẹ bệnh thiếu máu và bệnh phụ khoa, không làm việc nặng được; còn ba của em thì đi làm thuê ở tận Cai Lậy. Tuy nhiên, do người cũng yếu nên ba của em cũng không thể làm được nhiều để kiếm mức lương đủ lo cho gia đình.
Cứ mỗi nửa tháng, ba của em lại về thăm nhà một lần và đưa tiền cho mẹ nuôi các con. Hoàn cảnh khó khăn, gia đình lại không có sổ hộ nghèo, nên học phí của em và các em trong gia đình không được miễn giảm theo chính sách. Mẹ của Phúc đang phải làm đơn xin giảm học phí gửi lên nhà trường.Cuộc sống hàng ngày vẫn cứ diễn ra đều đặn, sáng mẹ đưa Phúc và em trai tới trường bằng xe đạp cũ được người ta cho, còn em gái ba tuổi vẫn còn nhỏ chưa đi học thì mẹ cột chân bé vào chân giường để không chạy lung tung, chờ đến khi mẹ về. Nhiều đồ dùng của gia đình em hàng ngày được mọi người cho hoặc mua lại như cặp, quần áo và đồng phục đi học. Trong nhà cũng không có cái tivi để xem giải trí, nên sau giờ học, Phúc chỉ ở nhà chơi với các em.Vì hoàn cảnh thiếu thốn nên Phúc thường lượm đồ chơi ở ngoài đường hay bất kỳ chỗ nào mà người ta không dùng nữa. Sống trong hoàn cảnh khó khăn hơn các bạn đồng trang lứa, nhưng Phúc vẫn luôn có niềm yêu thích được đi học, không muốn phải bỏ học. Môn học mà em luôn dành hết hứng thú là toán và em cũng học tốt môn này.
Tôi rất hy vọng bản thân em Phúc và gia đình nhận được sự hỗ trợ từ chương trình để giúp em có cuộc sống tốt hơn, nuôi dưỡng niềm đam mê với toán học và có một tương lai tươi sáng.
xamlon