Em hãy nêu những điểm nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những điểm chung về nội dung:
- Nội dung:
+ Than thân, đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động
+ Tố cáo, phản kháng xã hội phong kiến
- Nghệ thuật:
+ Đều sử dụng hình thức thơ lục bát
+ Hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng
Về nội dung:
● Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
● Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
● Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ
Về nghệ thuật:
● Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
● Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
+ Sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đên thừa trống canh.
Hình ảnh người cháu: được ẩn dụ bởi hình ảnh "cái cò" - đang phải lặn lội, vất vả làm việc.Hình ảnh người được cầu hôn: "cô yếm đào" - hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái xinh đẹp, đang độ tuổi xuân thì, gia đình có điều kiện khá giả.Hình ảnh người chú được giới thiệu:Hay tửu hay tămHay nước chè đặcHay nằm ngủ trưaƯớc ngày mưaĐêm thừa trống canh=> Phép liệt kê, từ ngữ mỉa mai, nói ngược, giọng điệu nhẹ nhàng, bỡn cợt.
=> Giễu cợt, châm biếm nhân vật chú tôi
=> Chế giễu hạng người lười biếng, nghiện ngập.
Cre: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-nhung-cau-hat-cham-biem.html
- Ca dao: Là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học.
Các chủ đề đã học:
-Những câu hát về tình cảm gia đình
-Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
-Những câu hát than thân
-Những câu hát châm biếm
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
-Nội dung: Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cua cha mẹ. Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ với con cái. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng và trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
-Nghệ thuật: So sánh ví von, phép đối xứng, âm điệu sâu lắng tình cảm
Ca dao là những bài hát dân gian. Khái niệm này đặt ca dao vào đúng môi trường diễn xướng, nghĩa là khi ấy, lời thơ và làn điệu của ca dao gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhưng nếu ta tách khỏi điệu hát thì ca dao là thơ và vì vậy ca dao còn có nghĩa là một thể thơ dân gian.
Khi sưu tầm, các nhà nghiên cứu thường chỉ ghi chép phần lời thơ. Cũng vậy, khi học chúng ta cũng chỉ chú ý nhiều đến phần văn tự.
- Về nội dung:
- Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.
- Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.
- Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ
- Về nghệ thuật:
- Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
- Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
- Có sự lặp lại: lặp lại mô thức câu mở đầu (Thân em như...), lặp lại biểu tượng (cây đa, bến nước, con thuyền, cái cầu...).
- Dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ lấy từ cuộc sống đời thường hoặc từ thiên nhiên (tấm lụa đào, củ ấu gai, mặt trăng, mặt trời...).
- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
Những điều này không có hoặc ít có ở thơ của văn học viết. Nó là nghệ thuật đặc thù của ca dao in đậm sắc màu dân gian, bởi nó là tiếng nói của cộng đồng chứ không phải là tiếng nói của cá thể nghệ sĩ như ở văn học viết.
Em tham khảo nhé:
- Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
- Đặc điểm nghệ thuật:
+ Lời thơ thường ngắn gọn.
+ Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.