Đề bài: thuyết minh về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
(m.n giúp mik vs ạ. Mik cảm ơn m.n)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Phích nước là đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng, rất thông dụng và thường có trong mọi gia đình.
Phích nước có rất nhiều loại được làm từ những vật liệu khác nhau, có cấu tạo và hình dáng khác nhau, về hình dáng phích nước thường có hình trụ, cao khoảng 35 - 40 cm, giúp cho phích có thể đứng thẳng mà không bị đổ.
Phích nước được làm theo nguyên lý chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Nó được làm bằng hai lớp thuỷ tinh. Ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài, ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt. Càng lên trên cao đầu phích, miệng phích càng nhỏ lại để giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Gắn với chiếc miệng nhỏ nhắn là cái nút có thể làm bằng gỗ hoặc bằng nhựa cứng luôn vừa khớp với miệng phích để cản trở sự thoát hơi nước và sự đối lưu truyền nhiệt của nước.
Ruột phích có hiệu quả giữ nhiệt cho nước rất tốt, trong vòng sáu tiếng đồng hồ, nước từ 100°C còn giữ được 70°C sẽ đảm bảo dùng nước được lâu và nước đủ nhiệt để pha chế trà, cà phê. Chính vì ruột phích được làm bằng hai lớp thuỷ tinh nên rất dễ vỡ. Vì vậy vỏ phích là lớp để bảo quản ruột phích như là một tấm bình phong, vỏ phích ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, sắt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ phích cũng được thay thế dần bằng nhựa cứng, vừa nhẹ, đẹp, lại vừa bền và tốt. Gắn trên vỏ phích là một chiếc quai bằng nhựa, sắt... tùy theo từng loại phích, chiếc quai đó có thể quay đi quay lại một cách dễ dàng giúp chúng ta có thể xách, di chuyển đi chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút phích là nắp phích, nó có chức năng năng bảo vệ nút phích không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước nóng. Nút phích có các lớp ren xoáy chặt với miệng phích. Chiếc nắp phích đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.
Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy phích. Đặt khuôn giữ phích ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nóng và xa tầm tay của trẻ em. Nếu để phích không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng nặng vì phích giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.
Điều quan trọng nhất là ta phải giữ gìn chiếc nắp phích, vì nắp phích để giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. Chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào phích phải rót từ từ để ruột phích dễ thích nghi với nhiệt độ cao thì phích sẽ lâu hỏng hơn. Khi rót nước xong phải đậy nút phích cẩn thận. Đối với nút phích bằng nhựa thì phải xoáy đúng ren, xoáy thật chặt, còn với nút phích bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừa khít để nước nóng được lâu. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột phích sẽ dễ hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.
Phích nước là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm, bác nông dân mang phích nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng, rít điếu thuốc lào khi đã cày xong thửa ruộng thì sảng khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải "đốt than quạt nước" vì đã có phích ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi... Như vậy có thể nói: “Phích nước đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hoá ở Việt Nam”.
Tham khảo
Phích nước là một đồ dùng rất gần gũi và được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Nhờ có cái phích nước mà con người không phải lo lắng khi cần sử dụng nước nóng mọi lúc mọi nơi.
Phích nước (bình thủy) do Sir James Dewar (1842 – 1923), một nhà hóa học và nhà vật lý học phát minh ra. Sir James Dewar nổi tiếng với các nghiên cứu về các hiện tượng nhiệt độ thấp, sinh tại Kincardine, Scotland và theo học tại trường Đại học Edinburgh. Năm 1892, dựa trên nguyên lí giữ nhiệt của thùng nhiệt kế của Newton, ông thành công với phát minh ra “Bình Dewar” hay còn gọi là bình nhiệt. Đến năm 1904, hai thợ thổi thủy tinh người Đức thành lập công ty Thermos GmbH thì bình nhiệt mới được đưa vào sản xuất đại trà làm vật dụng trong gia đình. Năm 1907, Thermos GmbH chuyển quyền sở hữu thương hiệu Thermos cho 3 công ty độc lập là: The American Thermos Bottle Company ở Brooklyn, New York Thermos Limited Ở Tottenham, Anh và Canadian Thermos Bottle Co. Ltd Ở Montreal, Canada.
Phích nước gồm có 4 bộ phận cơ bản gồm: vỏ ngoài, ruột trong, lớp đệm và bộ phận tay cầm, quai xách. Vỏ phích hình trụ đứng, rộng ở chân đế và thường nhỏ dần ở đâu phích. Vỏ thường làm từ nhựa cứng hoặc kim loại nhẹ như nhôm, niken,… Trên thân vỏ thường ghi tên thương hiệu, số liệu của sản phẩm và nhà sản xuất. Ngoài ra, vỏ còn được trang trí với những màu sắc và hình ảnh bắt mắt.
Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển. Phần đáy có thể gỡ ra lắp vào, bên trong có một lớp đệm nhỏ bằng cao su dùng để cố định ruột phích phích bằng nhôm, nhựa. Nút nút đậy ruột phích bằng gỗ xốp để chống mất nhiệt do hiện tượng đối lưu của dòng nhiệt.
Bên trong vỏ phích là ruột phích. Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Bề mặt bên thành trong của hai lớp này được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài. Giữ vỏ ngoài và ruột trong có một lớp đệm làm bằng xốp mềm hoặc chất liệu mềm khác. Lớp đệm có vai trò giữ cố định ruột phích đồng thời ngăn không cho nhiệt lượng lan tỏa ra ngoài. Bởi thế, dù nhiệt độ nước là 100 độ C nhưng vỏ ngoài chỉ thấp ấm.
Phích nước nóng giữ được nhiệt là do đặc trưng cấu tạo của ruột phích quyết định. Nhờ cấu tạo của ruột phích làm cho nhiệt lượng của nước không thể truyền đi bằng phương thức thông thường. Ruột phích có hai lớp vỏ thuỷ tinh mỏng tạo thành, lại thêm có lớp chân không ở giữa, bề mặt tráng bạc giúp nguồn nhiệt được bảo toàn ở bên trong. Miệng phích nhỏ hơn nhiều so với thân phích, lại được đậy kín giúp cắt đứt hiện tượng đối lưu nhiệt, Hiện tượng dẫn nhiệt bị cản trở bởi lớp chân không và lớp đệm.
Tuy đã ngăn chặn được hiện tượng dẫn nhiệt nhưng một phần nhiệt lượng vẫn lan truyền ra bên ngoài. Bởi thế, phích nước không thể giữ nóng nước mãi mãi. Trong vòng 24 giờ, nhiệt độ nước sôi sẽ dần hạ xuống còn từ 65 độ C đến 75 độ C.
Phích nước có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít, loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Ngày nay còn có loại phích nước đun bằng điện, ở nước ta, xí nghiệp Rạng Đông là cơ sở sản xuất phích nước nối tiếng.
Phích nước mới mua về không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột, phích nước dễ bị nứt bể. Ta nên rót nước ấm khoảng 50 – 60 độ vào phích trong 30 phút, rồi sau đó mới rót nước nóng vào. Không nên rót đầy nước và nút quá chặt, cần chừa một khoảng trống nhỏ để phích giãn nở và ngăn truyền nhiệt qua phần tiếp nối ở miệng phích.
Khi sử dụng phích nước thì mở nắp rót nước vào và khi dùng xong, đậy nắp lại để giữ được nước nóng lâu hơn. Hạn chế di chuyển phích và mở nắp phích ra nhiều lần. Giữ phích cố định ở nơi ăn toàn, tránh xa tầm tay trẻ em.
Cần vệ sinh ruột phích thường xuyên vì cáu bẩn rất dễ đọng lại ở đáy. Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, khả năng bảo vệ bình bị giảm thì cần thay vỏ mới để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Ngày nay, khi phích nước điện ra đời một phần nào thay thế cái phích nước truyền thống giúp cho việc giữ nước nóng tiện lợi và an toàn hơn. Điều đó cho thấy, dù có thay đổi hình thức và phương thức giữ nhiệt, phích nước vẫn là đồ vật gắn bó mật thiết với đời sống con người.
tham khảo:
Thời học sinh mỗi chúng đi đều gắn liền với rất nhiều loại đồ dùng học tập. Trong đồ dùng đều đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, ví như thước để giúp ta vẽ hình, kẻ đường thẳng sao cho ngay ngắn sạch đẹp, vở giúp chúng ta lưu lại kiến thức, sách là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, cặp sách đóng vai trò là người bảo vệ, chứa đựng tất cả những đồ dùng học tập. Và tôi muốn nhắc đến cây bút viết, vật không thể thiếu trong giảng đường, và sau sau này khi lớn lên thì bút vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống của ta mọi lúc. Ngày xưa người ta dùng bút máy, bút chì nhiều, đến hôm nay bút bi lại là loại được yêu thích hơn cả vì tính tiện lợi.
Bút đã ra đời từ rất lâu trước đây, tuy nhiên bút bi mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, do John J. Loud tạo ra, với cấu tạo đơn giản bao gồm một hòn bi được cố định bởi khung thép, có thể chuyển động tròn dùng để đánh dấu trên các bề mặt khô nhám, sần sùi như gỗ, da,…Tuy nhiên đáng tiếc vì loại bút này không được thương mại hóa, thế nên nó dần bị người ta lãng quên. Mãi đến những năm 1930, thì loại bút này mới được tiếp tục tạo ra bởi László Bíró một cộng tác viên của 1 tạp chí nhỏ. Nguyên nhân là bởi ông rất phiền não với việc bút máy liên tục làm bẩn giấy và tay, đồng thời dễ hỏng, điều đó thôi thúc ông sáng tạo ra một loại bút mới bao gồm 1 hòn bi gắn vào đầu một ống mực tròn, khi viết liên giấy hòn bi chuyển động kéo theo mực trong ống ra, tạo thành nét chữ nhanh khô và đẹp, lại bền và tiện dụng. Phát hiện được tiềm năng của loại bút này László Bíró đã hợp tác với người anh trai học chuyên ngành hóa học là George để tạo ra loại bút với nguyên lý làm việc như trên và tiến hành thương mại hóa nó.
Bút bi có hai loại chính là loại có thể nạp mực và loại không nạp mực, trong đó loại không nạp mực được sử dụng vô cùng phổ biến, bởi sự tiện dụng, sạch sẽ và khá rẻ, người ta có thể dễ dàng mua nó ở mọi nơi. Cấu tạo của bút khá đơn giản bao gồm một ống mực bằng nhựa dẻo, một ngòi bằng kim loại không gỉ, trên ngòi này người ta gắn một viên bi bằng thép có kích thước tí hon, có thể dễ dàng lăn tròn 360 độ trong ngòi bút đảm bảo mực thoát ra đều và không bị lem. Về phần mực bút, có hai kiểu mực chính là mực nước và mực dầu. Đối với mực nước, khi viết lượng mực thoát ra nhiều hơn, nét chữ đằm thắm và ổn định, nên thường đẹp hơn, tuy nhiên loại mực này đọng lại trên giấy lâu, nét chữ lâu khô dễ gây nhòe, bẩn khi viết. Đối với loại mực dầu, thì lượng mực thoát ra khá ít, mau khô, nhưng màu sắc không được tươi, và do dầu gây trơn ngòi nên viết loại bút này nét chữ hay run, không được đẹp lắm. So sánh thì bút bi mực nước thường dùng để cho học sinh tiểu học luyện chữ, cnf bút mực dầu thường dùng cho học sinh trung học, người lớn vì cần viết nhanh, và viết nhiều. Không chỉ vậy bút mực dầu còn là loại bút khá tiết kiệm mực, giá lại rẻ, đông thời khá bền, thế nên được ưa chuộng hơn. Thông thường người ta dùng bút đến khi hết mực rồi bỏ, nhưng đối với bút mực nước ra có thể mua riêng ruột bút để thay thế cho tiết kiệm. Đối với phần vỏ bút, là một ống rỗng làm bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên có in họa tiết, tên, logo của đơn vị sản xuất và các thông số kỹ thuật như cỡ ngòi, loại mực,… Đóng vai trò bảo vệ ruột bút đồng thời cung cấp cho tay người viết một tư thế cầm thuận tiện, vừa phải. Về thiết kế sẽ có kiểu bút dùng lò xo để đẩy ngòi ra khi viết, loại này có một bộ phận đẩy bằng nhựa hoặc kim loại đặt phía đầu bút. Kiểu thiết kế này phù hợp với những người hay quên, không cẩn thận, như vậy phần vỏ bút sẽ đóng vai trò làm bộ phận bảo vệ ngòi luôn, trên vỏ bút cũng gắn thêm bộ phận cài. Ngược lại, có kiểu bút bi dùng nắp để bảo vệ, trên nắp có gắn đầu cài, để cài bút vào sách vở hoặc túi áo, tránh thất lạc, nhược điểm là lỡ làm mất nắp bút thì khả năng cao là bút sẽ bị hỏng khi vô tình làm rơi.
Về công dụng, thì quá rõ ràng bút là vật dụng học tập, làm việc vô cùng quan trọng, thậm chí được coi là một vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nó kết hợp với vở để giúp con người lưu lại những kiến thức, những dữ liệu cần ghi nhớ. Bút cũng là một loại quà tặng khá thông dụng, được nhiều người ưa thích, bởi nó có ý nghĩa chúc người nhận được thành công, học hành tấn tới, đặc biệt là đối với người kinh doanh hoặc làm những công việc liên quan đến văn thư, văn hóa, hành chính thì lại càng là thứ quà tặng thích hợp.
Như vậy có thể thấy bút dẫu rằng có cấu tạo đơn giản, thế nhưng nó lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, chắp cánh cho con đường học tập, làm việc của nhiều đối tượng. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và sử dụng bút một cách có hiệu quả, không nên lãng phí.
Mẹ em vốn ở quê, lấy ba em ở Hà Nội lại vì công việc nên cũng ít có dịp về ngoại chơi. Đặc biệt, mỗi dịp tết mẹ em nhớ nhà vô cùng, sau nhiều năm chưa ăn tết tại quê ngoại, năm ngoái ba mẹ em quyết định đưa cả nhà về quê đón tết.
Em nhớ mãi những ngày tết âm lịch ở quê, thật đẹp và bình yên, không quá ồn ào, náo nhiệt như trên thành phố, mọi người cũng gần gũi, thân tình hơn. Em thích nhất là đêm ba mươi, khi cả nhà sum họp, quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, rồi cùng nhau chờ đợi thời khắc giao thừa điểm năm mới, có gì đó thật sự rất thiêng liêng.
Ngay chiều ba mươi, sau khi dọn dẹp và bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên ngoại phân công cho mọi người từng nhiệm vụ, bà và ông sắp bánh vào nồi, lên lửa để đun, mẹ và thím chuẩn bị đồ ăn cho bữa tất niên cuối năm còn em sẽ chơi với cu Bi nhà chú. Mọi thứ xong xuôi cũng là lúc cô, chú dì vừa qua, mọi người dọn mâm cơm tất niên rồi cùng nhau thưởng thức. Rất nhiều món ngon là đặc sản quê hương được bà dọn để chiêu đãi cả nhà, nào là bánh lọc, bánh canh, nào là chắt chắt, cá kho,...món nào cũng rất đẹp mắt và ngon miệng vô cùng. Đặc biệt, bà làm món mẹ em thích nhất hồi nhỏ là thịt xào măng ngon lắm, bà bảo: " Ưu tiên mẹ Mai bao nhiêu năm mới được ăn tết ở nhà, bà làm món mẹ thích đấy". Mọi người kể cho nhau nghe những câu chuyện và thành quả trong một năm qua, có những khó khăn, trắc trở và cả những thuận lợi, niềm vui riêng. Song, sau tất cả là sự đoàn tụ, bình an cho cả gia đình là điều may mắn nhất. Suốt bữa ăn, em thấy ngoại cười hoài, ngoại bảo: "Năm nào các con các cháu cũng về ăn tết với ngoại có phải vui không?". em thương ngoại lắm, ngoại vẫn vậy, vẫn luôn dành cho chúng em những ân cần và yêu thương nhất.
Bữa cơm xong, mọi người ra hiên nhà uống trà, ăn hoa quả tráng miệng dưới ánh trăng dịu hiền của mẹ thiên nhiên. Bên góc bếp bố và ông ngoại đang đun nồi bánh cho kịp giao thừa. Sau đó, cả nhà cùng lại nấu bánh, tiếp tục những câu chuyện thú vị, chuyện chị Anh Thư con bác năm đỗ trường Đại học y ở Huế, chuyện bác sĩ Mai Anh vừa được nhận đi đào tạo ở Mỹ, chuyện bé Hiền con bác Bảy nhà hàng xóm tuy bố mẹ nghèo mà học rất giỏi lại siêng năng, ngoan ngoãn,....
Giao thừa sắp điểm, nồi bánh cũng vừa chín, nồi bánh chưng thơm phức, bố em sắp bánh lên bàn thờ tổ tiên. Ở quê không có pháo hoa như trên Hà Nội nhưng không bởi thế mà không khí ngày tết bớt náo nhiệt. Đêm giao thừa, cả nhà cùng nghe thư chúc tết của chủ tịch nước và xem pháo hoa qua vô tuyến truyền hình. Mẹ lì xì cho ông bà ngoại, chúc ông bà sức khoẻ, sống lâu bên con cháu. em chúc bà mãi vui cười như bây giờ. Bà tặng cho em món quà đầu năm mới là chiếc vòng tay nhỏ xinh, bà bảo, chiếc vòng này là của cô Gái mua tặng bà, bây giờ bà tặng cháu, chúc em tuổi mới học thật giỏi, chăm ngoan để cả nhà cùng vui. em hứa với bà sẽ cố gắng thật nhiều, sẽ là đứa cháu giỏi giang để bà thật hạnh phúc và tự hào.
Một đêm giao thừa thật đầm ấm và đáng nhớ, em thật vui, thầm cảm ơn ông trời đã mang em đến, cho em được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình mình, của ông bà, ba mẹ và những người thân yêu.
Tham khảo!
There are many advantages and disadvantages of choosing to live in the country or to live in the city. But the advantages of living in the country definitely outweigh the advantages of living in the city.
In the city, public schools are often packed full of students resulting in larger class sizes and no real teacher student relationship. You would be lucky if your teacher could put a name to your face. Though, bigger schools in the city offer more courses for the student to take and also offer more extracurricular activities. Where in the country, public schools often do not have many students making class sizes significantly smaller resulting in a better teacher student relationship. Your teacher usually knows you by first and last name, and chances are, your teacher had a few of your family members as students. Though these things are advantages, school in rural areas generally do not offer as many courses and also do not have as many extracurricular activities to be involved in, limiting the students to fewer opportunities.
There are a lot of activities to do in the city. There are more movie theaters, concerts, professional sporting events, zoos, shopping malls, restaurants and museums. But the activities you can do in the country are a lot more fun. In the country, activities consist of, four wheeling, boating, horseback riding, camping, having bon fires, taking walks in the woods and having back yard barbeques.
Transportation is very accessible in the city. Public transportation, by way of subways, busses, trams and ferries are easy and cheap ways of getting around. But the streets are also very crowded. Whereas owning your own vehicle is a must if you live in the country. Which, when added to the cost of insurance, gas and the time of commuting, can end up being a very large expense. But, with the roads being less crowded, it is a much more peaceful way to travel.
Some may believe that you have to...
Trong quá trình hơi nước bay lên trời, chúng cọ xát nhiều với không khí nên mang trong mình một lượng điện tích nhỏ. Đến khi tích tụ thành đám mây điện tích đó sẽ lớn lên đến cực lớn. Và nếu hai đám mây trái dấu gặp nhau, giữa chúng sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện gọi là sấm sét
Sai
vì trong thư điện tử cũng có những cái ngta gửi cho mik có kèm virus nữa nha
Hình ảnh làng quê Việt Nam gắn liền với cánh cò bay lả bay la, với dòng sông vắt ngang qua mơ màng, với khói lam chiều từ ống bếp nhà ai đầy mờ ảo. Và có một biểu tượng quen thuộc cho nét thanh bình của vùng đất nông thôn. Đó chính là con trâu.
Trâu Việt Nam vốn có gốc gác từ loại trâu rừng, sống hoang dã, sau đó được con người thuần hóa và dần dần thân thiết như bây giờ và đa phần chúng đều thuộc nhóm trâu đầm lầy. Bởi vậy chúng ta vẫn hay bắt gặp chúng đằm mình thư thái trong các đầm hoặc những quãng sông nông. Trâu thuộc loài lớp thú, động vật có vú. Màu đặc trưng của nó là màu xám đen, khác hẳn với bò là màu vàng nâu dù cả hai là họ hàng với nhau. Trâu có một thân hình vạm vỡ như một thanh niên trai tráng nhưng chiều cao lại thấp. Chiếc bụng của nó phình ra to hơn cả thân hình. Lúc nó đi cái bụng cứ ngúc nga ngúc nguẩy. Trên đầu của nó có một chiếc sừng ngắn, hình lưỡi liềm. Điều đặc biệt là trâu không có hàm răng trên. Nó gắn với câu chuyện của dân gian "Trí khôn của ta đây", vì trâu mải lăn ra cười mà va phải tảng đá nên gãy hết răng. Đó chỉ là cách lý giải vui nhộn còn theo sự nghiên cứu khoa học, hàm trên của trâu đã được thay bằng một tấm nệm để thuận tiện hơn trong quá trình xử lí thức ăn. Trâu cũng là loài động vật nhai lại và sức ăn cũng như sức chứa của nó khá là lớn. Trâu sinh sản không nhiều, hai năm mới có một đứa hoặc ba năm được hai đứa là nhiều bởi thời gian mang thai của nó rất dài thường rơi vào khoảng hơn ba trăm ngày.
Trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người nông dân. Từ sáng sớm tinh mơ, nó đã cùng các chú các bác ra đồng làm việc. Trâu có sức kéo tốt nên thường phụ trách công việc cày bừa. Những đồng ruộng trở nên tơi xốp hơn dưới đường cày của trâu. Ngoài ra chúng còn giúp người dân kéo một số đồ dùng. Thịt trâu cũng là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, là nguyên liệu quan trọng của nhiều món ăn. Thịt trâu còn được coi là đặc sản với giá thành không hề rẻ. Trâu còn cung cấp da, sừng để làm đồ thủ công mỹ nghệ trưng bày trong nhà cửa. Chính vì những tác dụng của nó, trâu được coi là người bạn, là tài sản quý mà người nông dân dày công chăm sóc. Xét đến cùng, trâu đem đến cho gia đình ở vùng quê thôn dã những giá trị kinh tế để cải thiện đời sống.
Nhưng đâu chỉ có thế, trâu còn là người bạn của những đứa trẻ, của những chú mục đồng. Hình ảnh chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo đã đi vào trong bao bài thơ, câu ca, bức tranh, là nguồn cảm hứng khơi gợi cho văn chương nghệ thuật. Nhân dân còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút rất nhiều khách du lịch. Trâu đi vào tâm linh, văn hóa của người Việt. Và trong lần đăng cai SEA Game 22, Việt Nam đã chọn con trâu vàng làm biểu tượng linh vật.
Để chăm sóc một con trâu vừa dễ cũng vừa khó. Thức ăn cho trâu đa số là cỏ nhưng chúng không phải loài động vật ngắn hạn như vịt gà mà nuôi một con trâu trung bình phải mất vài năm. Người dân cũng phải chú ý tiêm phòng đầy đủ, khi có dấu hiệu ốm phải gọi bác sĩ thú ý đến kiểm tra. Những mùa mưa rét, gió bão những người nông dân lại kiếm rơm rạ, dự trữ thức ăn để bảo vệ gia súc quý giá của mình.
Con trâu vẫn luôn là người bạn, một tài sản mà người nông dân Việt Nam luôn trân quý!
Đây bạn nhé !