Cách để phân biệt từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ntn ? giúp mk . mk k hiểu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đầu tiên, tra trên từ điển hán việt, sau đó thì:
Từ ghép chính phụ :
+ Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Ví dụ: Từ ghép “cá rô” có từ “cá” là từ chính, từ “rô” là từ phụ, bổ trợ thêm nghĩa cho từ “cá”
- Từ ghép đẳng lập :
+ Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ) .
+ Có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó)
+ Ví dụ: “ông bà” là từ ghép đẳng lập vì cả 2 từ không bổ nghĩa cho nhau.
từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó, có từ 2 tiếng trở lên mà 2 tiếng đó có nghĩa ngang bằng,có thể tách ra để tạo 1 từ khác riêng biệt
Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó, có 2 tiếng trở lên trong đó tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính,không thể tách thành từ đơn được
Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ.
Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ.
- Từ ghép chính phụ : là từ ghép có tiếng chính , tiếng phụ . Tiếng chính chỉ loại lớn đứng trước. Tiếng phụ chỉ loại nhỏ đứng sau.
VD: Cá chép, thịt lợn, rau muống,...
- Từ ghép đẳng lập : là các tiếng ngang bằng nhau có thể đổi vị trí được cho nhau. Các tiếng có quan hệ gần gũi với nhau (có A nhớ B). Có từ ghép đẳng lập có hai tiếng , một số từ có ba tiếng trở lên.
VD: giầy dép, quần áo, gà qué, ...
Chúc bạn học tốt
Từ ghép chính phụ :
+ Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Ví dụ: Từ ghép “cá rô” có từ “cá” là từ chính, từ “rô” là từ phụ, bổ trợ thêm nghĩa cho từ “cá”
- Từ ghép đẳng lập :
+ Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ) .
+ Có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó)
+ Ví dụ: “ông bà” là từ ghép đẳng lập vì cả 2 từ không bổ nghĩa cho nhau
HT và $$$.
từ ghép :
+cả hai tiếng có nghĩa
+có hai từ trở lên
( thi thoảng có từ vừa ghép vừa láy , nhưng cứ tháy từ có cả hai tiếng có nghĩa thì cho đấy là từ ghép )
mình tự nghĩ ra đáy nhưng mik nghĩ là đúng
tick cho mik nha
* Từ ghép chính phụ :
+ Tiếng chính : đứng trước, nghĩa rộng hơn từ ghép chính phụ.
+ Tiếng phụ : đứng sau, bổ sung nhĩa cho tiếng chính.
* Từ ghép đẳng lập : các tiếng đều bình đẳng về ngữ pháp(không phân tiếng chính tiếng phụ), nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghãi của các tiếng tạo ra nó .
( Mình giải thích bằng tâm rồi, hiểu hay không thì tùy vào não bạn )
Từ Ghép chính phụ :Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, .
Theo kinh nghiệm của mình :)
Thứ 1 : Bạn nên chú ý đọc thật kỹ lý thuyết nhé : Ghép đẳng lập là hai từ ghép ngang hàng về mặt hình thức ( tức là vd như bác bá, cha mẹ,... mà không xét theo quan hệ trong gia đình) và tách ra mỗi tiếng hầu như đầu có nghĩa , vd : ông - bà ; chú - thím; anh em ;... Thì đó là từ ghép đẳng lập ( bình đẳng ấy mà).
Ghép chính phụ là từ ghép mà mỗi tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính ( vd : xe đạp -chữ đạp bổ nghĩa cho chữ xe, làm rõ hơn về nội dung mà từ diễn đạt ; hay tương tự như nhà máy, xanh ngắt,... cũng thế ) . À mà bạn cũng thấy rằng một số từ nếu tách ra thì có thể tiếng nào đó không đứng riêng thành một từ độc lập ( là một từ có nghĩa hoàn toàn ) lắm . Nhưng đó không thể coi là một cách, mẹo thôi, vì không hẳn trong trường hợp nào cũng thế.
Thứ 2 : Nếu bạn không hiểu gì hết thì tốt nhất tra google hay hỏi mấy đứa bạn là xong
~ Chúc bạn học tốt ~