Nêu đặc điểm và đối tượng của văn bản: 'tuyên bố thế giới về sự sống còn,quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Thuyết minh về vẻ đẹp của đá, nước ở Hạ Long
- Đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê
b, Phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp nêu định nghĩa
- Phương pháp giải thích
- Phương pháp liệt kê
Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy… có tâm hồn”
c, Để cho sinh động, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp liên tưởng, tưởng tượng thế giới diệu kì của Hạ Long
+ Nước tạo nên sự di chuyển, tạo nên thú vị của cảnh sắc
+ Tùy theo góc độ, tốc độ di chuyển của khách, tùy theo hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hóa lạ lùng
- Biện pháp nhân hóa:
+ Đá có tri giác, có tâm hồn
+ Gọi đá là thập loại chúng sinh, thế giới người, bọn người đá hối hả trở về
→ Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây ấn tượng mạnh, thu hút người đọc
- Văn bản thuyết minh về : Đá và nước ở Hạ Long
- Bài văn đã cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.
1. Luận điểm là gì?
a) Trong bài văn Chống nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:
- "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
- "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.
Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.
2. Luận cứ
- Ở bài văn Chống nạn thất học, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì?
- Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí lẽ và dẫn chứng nào?
Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc:
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ);
- Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...)
3. Lập luận
Các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) trong bài Chống nạn thất học được trình bày như thế nào? Tác giả đã nêu, dẫn dắt từ luận cứ đến khẳng định luận điểm ra sao?
Gợi ý: Chú ý trình tự trình bày các luận cứ:
Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc, biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học
Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm được gọi là lập luận.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Tóm tắt luận điểm chính, luận cứ, cách lập luận của văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Bài 18).
Gợi ý: Xem lại Gợi ý bài tập 2, mục II, bài 18.
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tìm hiểu đề văn nghị luận
a) Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Lối sống giản dị của Bác Hồ.
(2) Tiếng Việt giàu đẹp.
(3) Thuốc đắng giã tật.
(4) Thất bại là mẹ thành công.
(5) Không thể sống thiếu tình bạn.
(6) Hãy biết quý thời gian.
(7) Chớ nên tự phụ.
(8) Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
(9) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(10) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?
(11) Thật thà là cha dại phải chăng?
- Có thể dùng các đề văn trên làm đề bài (đầu đề) cho bài văn được không? Tại sao?
Gợi ý: Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.
- Căn cứ vào đâu để có thể cho rằng các đề trên là đề văn nghị luận?
Gợi ý: Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:
+ Vấn đề của đề (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.
+ Vấn đề của đề (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.
+ Vấn đề của đề (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.
- Em hãy thử xếp các đề trên thành những loại khác nhau và cho biết dựa vào đâu để xếp như vậy.
Gợi ý: Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:
+ Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);
+ Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);
+ Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);
+ Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).
- Tính chất của đề văn quy định như thế nào đối với việc làm văn?
Gợi ý: Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.
b) Tìm hiểu đề văn nghị luận
Chọn một trong số các đề văn ở trên và thực hiện các yêu cầu tìm hiểu sau:
- Vấn đề nêu lên ở đề là gì?
- Nghị luận về cái gì? Chỉ tập trung bàn bạc vào trọng tâm nào?
- Cần thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu ra?
- Dự tính làm bài như thế nào?
Gợi ý: Tìm hiểu đề văn nghị luận, người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai). Chẳng hạn, với đề văn Chớ nên tự phụ, cần xác định:
+ Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ;
+ Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống;
+ Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.
+ Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống à phân tích tác hại của tính tự phụ à nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.
2. Lập ý cho bài văn nghị luận
a) Chọn một trong các đề bài trong mục 1 và thực hiện yêu cầu theo các bước sau:
Bước 1: Xác lập luận điểm
- Ý kiến của em trước vấn đề được nêu ra ở đề bài là gì?
- Em sẽ cụ thể hoá ý kiến của mình bằng những ý nhỏ nào?
Bước 2: Tìm luận cứ
Để lập luận cho ý kiến của mình về vấn đề được nêu lên ở đề bài, em dự định dùng những lí lẽ nào? Tương ứng với những lí lẽ ấy là những dẫn chứng cụ thể nào để thuyết phục mọi người? Có thể đặt những câu hỏi là gì?, vì sao?, như thế nào? để xác định các lí lẽ. Ví dụ, với đề bài Chớ nên tự phụ, có thể đặt các câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao không nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào?...
Lưu ý: Trong mỗi đề bài thường có những khái niệm, hoặc vấn đề cần phải cắt nghĩa thì mới có thể tiến hành bàn bạc, bày tỏ ý kiến của mình về nó được. Chẳng hạn, để nghị luận về vấn đề Chớ nên tự phụ, nhất thiết phải cắt nghĩa được "tự phụ". Câu hỏi Tự phụ là gì? chính là nhằm giải quyết nhiệm vụ này; hoặc với đề bài Lối sống giản dị của Bác Hồ, cần phải cắt nghĩa "lối sống giản dị", có thể đặt câu hỏi: Lối sống giản dị là như thế nào?hay Sống như thế nào thì được xem là giản dị?...
Bước 3: Xây dựng lập luận
Xây dựng lập luận là bước dự tính, cân nhắc cách trình bày, dẫn dắt để làm sao đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. Luận điểm đã có, luận cứ đã có, vấn đề là trình bày các luận cứ ấy theo trình tự nào, dẫn dắt ra sao để mọi người đồng ý với luận điểm của mình. Chẳng hạn, đối với đề văn Chớ nên tự phụ, em định bắt đầu trình bày ý kiến của mình từ đâu, bằng luận cứ nào? Bắt đầu bằng việc cắt nghĩa tự phụ là gì, hay nói về những biểu hiện của thói tự phụ trước? Nên nêu ra ý kiến phê phán thói tự phụ trước hay sau khi nói về tác hại của thói tự phụ?...
Tóm lại, lập ý cho bài văn nghị luận là tiến hành xác lập luận điểm, cụ thể hoá luận điểm bằng các luận điểm khác, tìm luận cứ và cách lập luận hợp lí, nhằm tạo ra sức thuyết phục cho bài viết.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy tìm hiểu và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
Gợi ý:
- Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;
+ Bàn luận về: vai trò của sách đối với đời sống của con người;
+ Thái độ: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;
+ Phải phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ - hiện tại - tương lai, giúp cho ta chia sẻ với tình cảm của người khác, giúp ta có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ,...; tiến tới khẳng định sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
- Lập ý: Đọc văn bản trong SGK, tóm tắt các luận điểm, luận cứ, nhận xét về cách lập luận, dựa vào đó để lập dàn ý cho bài văn của mình. Có thể nêu ra các câu hỏi:
- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.
- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Trong thực tế, ích
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.
1. Luận điểm là gì?
a) Trong bài văn Chống nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:
- "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
- "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.
Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.
2. Luận cứ
- Ở bài văn Chống nạn thất học, để làm rõ các luận điểm, tác giả đã làm những gì?
- Tác giả đã làm rõ luận điểm của bài viết bằng những lí lẽ và dẫn chứng nào?
Luận điểm chỉ có thể thuyết phục được người đọc khi nó có các lí lẽ sáng rõ, đúng đắn, dẫn chứng chân thực làm cơ sở. Có thể thấy điều này khi phân tích hệ thống các lí lẽ và dẫn chứng của bài văn Chống nạn thất hoc:
- Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ (dẫn chứng: thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học; 95 phần trăm người dân Việt Nam không biết chữ);
- Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
- Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi (dẫn chứng: Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình..., phụ nữ ..., thanh niên...)
3. Lập luận
Các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) trong bài Chống nạn thất học được trình bày như thế nào? Tác giả đã nêu, dẫn dắt từ luận cứ đến khẳng định luận điểm ra sao?
Gợi ý: Chú ý trình tự trình bày các luận cứ:
Dân ta 95 phần trăm mù chữ à muốn xây dựng đất nước thì phải có kiến thức à phải biết đọc, biết viết à bằng mọi cách để học đọc, học viết à phụ nữ càng phải học à thanh niên phải tiên phong trong việc chống nạn thất học
Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm được gọi là lập luận.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Tóm tắt luận điểm chính, luận cứ, cách lập luận của văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Bài 18).
Gợi ý: Xem lại Gợi ý bài tập 2, mục II, bài 18.
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tìm hiểu đề văn nghị luận
a) Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Lối sống giản dị của Bác Hồ.
(2) Tiếng Việt giàu đẹp.
(3) Thuốc đắng giã tật.
(4) Thất bại là mẹ thành công.
(5) Không thể sống thiếu tình bạn.
(6) Hãy biết quý thời gian.
(7) Chớ nên tự phụ.
(8) Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
(9) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(10) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?
(11) Thật thà là cha dại phải chăng?
- Có thể dùng các đề văn trên làm đề bài (đầu đề) cho bài văn được không? Tại sao?
Gợi ý: Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.
- Căn cứ vào đâu để có thể cho rằng các đề trên là đề văn nghị luận?
Gợi ý: Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:
+ Vấn đề của đề (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.
+ Vấn đề của đề (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.
+ Vấn đề của đề (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.
- Em hãy thử xếp các đề trên thành những loại khác nhau và cho biết dựa vào đâu để xếp như vậy.
Gợi ý: Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:
+ Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);
+ Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);
+ Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);
+ Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).
- Tính chất của đề văn quy định như thế nào đối với việc làm văn?
Gợi ý: Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.
b) Tìm hiểu đề văn nghị luận
Chọn một trong số các đề văn ở trên và thực hiện các yêu cầu tìm hiểu sau:
- Vấn đề nêu lên ở đề là gì?
- Nghị luận về cái gì? Chỉ tập trung bàn bạc vào trọng tâm nào?
- Cần thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu ra?
- Dự tính làm bài như thế nào?
Gợi ý: Tìm hiểu đề văn nghị luận, người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai). Chẳng hạn, với đề văn Chớ nên tự phụ, cần xác định:
+ Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ;
+ Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống;
+ Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.
+ Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống à phân tích tác hại của tính tự phụ à nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.
2. Lập ý cho bài văn nghị luận
a) Chọn một trong các đề bài trong mục 1 và thực hiện yêu cầu theo các bước sau:
Bước 1: Xác lập luận điểm
- Ý kiến của em trước vấn đề được nêu ra ở đề bài là gì?
- Em sẽ cụ thể hoá ý kiến của mình bằng những ý nhỏ nào?
Bước 2: Tìm luận cứ
Để lập luận cho ý kiến của mình về vấn đề được nêu lên ở đề bài, em dự định dùng những lí lẽ nào? Tương ứng với những lí lẽ ấy là những dẫn chứng cụ thể nào để thuyết phục mọi người? Có thể đặt những câu hỏi là gì?, vì sao?, như thế nào? để xác định các lí lẽ. Ví dụ, với đề bài Chớ nên tự phụ, có thể đặt các câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao không nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào?...
Lưu ý: Trong mỗi đề bài thường có những khái niệm, hoặc vấn đề cần phải cắt nghĩa thì mới có thể tiến hành bàn bạc, bày tỏ ý kiến của mình về nó được. Chẳng hạn, để nghị luận về vấn đề Chớ nên tự phụ, nhất thiết phải cắt nghĩa được "tự phụ". Câu hỏi Tự phụ là gì? chính là nhằm giải quyết nhiệm vụ này; hoặc với đề bài Lối sống giản dị của Bác Hồ, cần phải cắt nghĩa "lối sống giản dị", có thể đặt câu hỏi: Lối sống giản dị là như thế nào?hay Sống như thế nào thì được xem là giản dị?...
Bước 3: Xây dựng lập luận
Xây dựng lập luận là bước dự tính, cân nhắc cách trình bày, dẫn dắt để làm sao đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. Luận điểm đã có, luận cứ đã có, vấn đề là trình bày các luận cứ ấy theo trình tự nào, dẫn dắt ra sao để mọi người đồng ý với luận điểm của mình. Chẳng hạn, đối với đề văn Chớ nên tự phụ, em định bắt đầu trình bày ý kiến của mình từ đâu, bằng luận cứ nào? Bắt đầu bằng việc cắt nghĩa tự phụ là gì, hay nói về những biểu hiện của thói tự phụ trước? Nên nêu ra ý kiến phê phán thói tự phụ trước hay sau khi nói về tác hại của thói tự phụ?...
Tóm lại, lập ý cho bài văn nghị luận là tiến hành xác lập luận điểm, cụ thể hoá luận điểm bằng các luận điểm khác, tìm luận cứ và cách lập luận hợp lí, nhằm tạo ra sức thuyết phục cho bài viết.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Hãy tìm hiểu và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
Gợi ý:
- Tìm hiểu đề:
+ Vấn đề: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;
+ Bàn luận về: vai trò của sách đối với đời sống của con người;
+ Thái độ: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người;
+ Phải phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ - hiện tại - tương lai, giúp cho ta chia sẻ với tình cảm của người khác, giúp ta có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ,...; tiến tới khẳng định sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
- Lập ý: Đọc văn bản trong SGK, tóm tắt các luận điểm, luận cứ, nhận xét về cách lập luận, dựa vào đó để lập dàn ý cho bài văn của mình. Có thể nêu ra các câu hỏi:
- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người"? Vì sách rất có ích đối với con người.
- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở những phương diện nào?
- Trong thực tế, ích lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
lợi của sách thể hiện ra sao? Những sự việc cụ thể nào cho thấy ích lợi của sách?
- Nhận rõ ích lợi to lớn của sách như vậy, chúng ta sẽ làm gì?
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.
Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.
Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội... Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em. Hay tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội.
Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hổ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ...Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trể em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa...Trẻ em cần phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh. Ngoài ra trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ em đươc giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.
Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.