K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2018

* Diễn biến:

a) Bối cảnh:

-Giặc Ân xâm lược 

- Sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước.

-> Cả nc sục sôi khí thế đánh giặc

- Gióng đã cất tiếng ns đầu tiên.

   +) Gióng nhận trách nhiệm đánh giặc cứu nước.

    +) Yêu cầu chuẩn bị trang phục, vũ khí.

    +) Gióng là hình ảnh của nhân dân ko lao to núi lớn nhg khi đất nc có nguy thì sẵn sàng đứng lên đánh giặc cứu nc.

b) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạp để nuôi Gióng.

=> Gióng đã mang sức mạnh của nhân dân.

- Tình thế đất nc nguy ngập: Gióng vương vai trở thành tráng sĩ oai phong, mình cao hơn trượng

-> Đây là hình ảnh dân tộc ta vươn mình đứng dậy đánh bại kẻ thù.

c) Gióng đánh giặc.

- Bằng vũ khí vua ban

- Bằng vũ khí tự tạo: Nhổ tre.

d) Gióng bay về trời:

- Gióng chính là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của nhg anh hùng lặng lẽ cống hiến mà ko đòi hỏi.

- Giong đã hoá thân vào chốn thần linh bất tử, trường tồn trên núi, sông..

(Cái này mình dựa vào vở ghi trên lớp của mình, mong bạn sẽ hiểu.)

_Học tốt_

5 tháng 9 2018

Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.

Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.

Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:

- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.

Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)

- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.

Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.

Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.

Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.

Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.


Nguon - http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=109917#.W4_u21x4nIU#ixzz5QEv6dQwN

21 tháng 9 2020

Đoạn 1 (Từ đầu … đến “đặt đâu thì nằm đấy”): Sự ra đời kì lạ của Gióng.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “giết giặc, cứu nước”): Gióng gặp sứ giả và sự lớn nhanh kì lạ của Gióng.

- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “từ từ bay lên trời”): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.

- Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời


 

25 tháng 9 2020
4 phần
17 tháng 1 2023

– Cố Viên – giữa đồng thôn Đổng Viên – Vườn tương cà của mẹ Gióng, nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.

– Miếu Ban – thôn Phù Dực – tên cũ là rừng Trại Nòn – Nơi Thánh được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.

– Đền Mẫu (đền Hạ) – nơi thờ mẹ Gióng – xây ở ngoài đê.

– Đền Thượng – nơi thờ phụng Thánh – xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh – có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận

21 tháng 1 2022
Mình đang cần gấp! Bạn nào xong trước mình tích nhé!
21 tháng 1 2022

THAM KHẢO

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.

Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:
- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.

Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, sức mạnh phi thường và tầm vóc vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.

7 tháng 11 2021

Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, sức mạnh phi thường và tầm vóc vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.

30 tháng 9 2021

Tham khảo:
 

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

 

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

 

Tham khảo:

 

Dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão hiền lành mà chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng ướm thử bàn chân mình lên những vết chân lạ, về nhà mang thai đến mười hai tháng mới sinh hạ một đứa con trai khôi ngô. Nuôi đến ba tuổi, đứa bé vẫn nằm một chỗ, chưa biết đi đứng, cười nói.

Gặp lúc giặc Ân quấy nhiễu, vua sai sứ giả đi rao khắp nơi tìm bậc hiền tài ra đánh giặc cứu dân. Nghe tin, cậu bé làng Gióng bỗng bật lên tiếng nói nhờ mẹ mời sứ giả vào. Cậu yêu cầu sứ giả xin vua đúc cho ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt để mình dẹp tan giặc dữ. Từ đó, cậu lớn nhanh, ăn mạnh đến nỗi dân làng phải rủ nhau góp cơm gạo đến giúp.

Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến chúng ngã chết như rạ.

Roi gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên đường. Quân giặc thua to, tan vỡ cả, đám sống sót tìm đường lẩn trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại, cả người lẫn ngựa bay vút lên trời.

Vua Hùng nhớ ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà. Từ đó hàng năm vào tháng tư, ở đây hội Gióng được mở ra tưng bừng, nô nức, thu hút người khắp nơi về tham dự.

29 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.

Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.

Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.

Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.

 

Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.

Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.

29 tháng 12 2021

TK:

Trong lịch sử nước ta có rất nhiều vị anh hùng cứu nước, tiêu biểu trong đó là Thánh Gióng - biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của dân tộc ta. Sau đây, tôi sẽ kể mọi người nghe về truyền thuyết người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà.

Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng già tuy chăm chỉ làm ăn và có tiếng là sống phúc đức, nhưng mãi vẫn chưa có con. Thế rồi, một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử. Không ngờ về nhà bà mang thai và 12 tháng sau bà sinh được một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng. Nhưng kì lạ là cậu bé lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ giặc Ân tràn vào xâm lược nước ta, thế mạnh như chẻ tre. Nhà vua túng thế, bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Khi sứ giả đến làng Gióng, đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và cũng tỏ ý vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai người ngày đêm làm đủ những vật mà chú bé yêu cầu.

 

Từ hôm gặp sứ giả, chú bé bỗng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn không biết no, áo vừa mới mặc đã chật. Hai vợ chồng làm lụng cực nhọc mà không đủ nuôi con; đành phải nhờ bà con, làng xóm gom góp gạo để nuôi cậu bé. Khi ăn đến mười nong cơm, ba nong cà, mỗi lần ăn xong một nong lại vươn vai và vụt lớn lên như thổi. Vải vóc do dân làng mang đến rất nhiều để may quần áo mà vẫn không đủ.

Vào lúc ấy, khi giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sỹ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.

Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc tan vỡ, sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết.

Dẹp giặc xong, Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời.

 

Để nhớ ơn người anh hùng dẹp tan giặc Ân cứu nước, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong Gióng làm Phù Đổng Thiên Vương, phong mẹ Gióng là Thánh Mẫu Bảo Vương, nơi Gióng sinh ra được đặt tên là làng Phù Đổng.

Nhiều đời sau người ta còn kể, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình có màu ngả vàng là do dấu tích ngựa phun lửa bị cháy. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau. Đến nay, cứ mỗi dịch tháng Tư, làng lại mở hội gọi là "Hội khỏe Phù Đổng"