K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2018

I was born and grown up on the poor land in Duc Tho district, Ha Tinh province. That’s where deeply attaches to me 13 years of life. If anyone who asks me that “What’s the thing your most proud of?” .I will answer that’s my hometown. Duc Tho is the land poor where the people live by rice cultivation, breeding, and fishing. Although the life is very difficult, but the people is very friendly, and studious. In Duc Tho, there is a Tung Anh village where called “Doctor village”. Duc Tho is also the home of Tran Phu Secretary General, and marked many memories of the great leader Ho Chi Minh.

If you come to Duc Tho, you will feel many interesting things, visiting Tran Phu tombstone, La Giang dyke, rowing on La driver, and enjoying the traditional songs. In the evening, they can enjoy a special food which is “mussel rice” – just only eat one time, you will never forget.

Beautiful and unobtrusive! Duc Tho always tries to grow, and to improve the life of people, but keeping the traditional culture.

#

1 tháng 9 2018

“Quê hương” là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.

Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.

Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.

Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham gia đọc thơ, kể chuyện nữa.

Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.

Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.

Bài tham khảo 4

Không nơi đâu đẹp bằng quê hương của em. Nơi mà em đã sống và lớn lên từ khi còn nhỏ và được ngủ trong vòng tay của mè.

Nhà em ở cạnh những bụi tre ngà cao vút như lên tận mây xanh. Xung quanh nó có hàng trâm bầu. Nhà của em nối từ một con đường nhỏ đến trường làng núp sau những rặng me tây già đang thay chiếc áo mới. Me tây xòe những cánh tay che mát cho em và mấy đứa trong xóm cùng đi học. Có khi em đang học bài, nhìn ra xa bỗng thấy những hàng dừa sum sê cành lá che lấy một khoảng trời. Dưới đó là những ngôi nhà trệt mọc thấp mọc cao. Em nhớ những buổi trưa đi học, bỗng bầu trời tối sầm lại bắt đầu mưa. Đúng vậy, một cơn mưa rượt đuổi rồi xối xả trên đầu. Chúng em thi nhau chạy bộ, quần áo ướt sũng, da mặt tái xanh. Cô giáo đã cho chúng em nghỉ học một buổi. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con sông. Bề ngang khoảng sáu mét và nó trôi ngoằn ngoèo bên những hàng dừa cao ngăn ngắt bên những ruộng lúa vàng nặng trĩu… Chiều nào cũng vậy, chúng em cùng ra đó tắm, giỡn đùa một hồi lâu dưới nước lại lên bờ móc đất sình để chọi nhau. Tắm xong, bọn em ra ruộng chơi. Có những cậu bé ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo hoặc thả diều, còn con trâu vẫn cứ vừa đi vừa gặm cỏ. Có những buổi trưa hè được nghỉ học, chúng em bày trò chơi trựớc sân nhà, chọn những chỗ mát dựng một túp lều để làm đám cưới nho nhỏ có cô dâu và chú rể. Cô dâu mặc áo màu hồng, trên đầu có gắn những chùm bông giấy màu vàng kết thành một vòng tròn. Chú rể mặc nguyền bộ đồ màu xanh. Tiệc đãi bằng những viên kẹo đủ màu mà chúng em dành dụm từ lâu. Nhờ con sông dài, chúng em thường đi ra giữa sông bằng chiếc ghe khi mỗi buổi chiều nước dâng lên cao. Trên mặt nước là những cụm lục bình trôi dập dềnh với những hoa tím lắc lư… càng ra xa càng thấy lóa mắt vì ánh mặt trời đã gần lặn. Hai bên sông là những hàng dừa nước dầm những bàn chân nâu bóng tròn vo xuống phù sa và soi những chiếc lá xanh thẫm chập chờn trên mặt sông. Trái dừa nước kết thành chùm như những trái bóng lớn, rất sai nên quằn cuống chấm nước.

Quê em có những ngôi nhà mái lá đơn sơ, những đồng ruộng ở hai bên bờ trĩu hạt quằn bông, so với thành phố thì nó nhiều thua thiệt, nhưng không phải vậy mà ở quê em không có những điều thú vị. Dù sau này có đi đâu thì một mảnh tâm hồn em vẫn dành đấy cho quê hương. Ôi! Em không muốn xa những hàng dừa nước, những vòm me xanh đầy tiếng chim hót líu lo và ngay cả cơn mưa tinh nghịch đã hù dọa bọn em và đã bao lần làm bọn em phải lấm lem, ướt nhẹp. Cơn mưa ấy nó cũng là của riêng quê hương… em sẽ nhớ nó mãi đến suốt đời.

9 tháng 11 2021

Mặt trời đã đứng bóng. Từng đám mây trắng bồng bềnh trên nền trời xanh biếc in xuống mặt hồ phẳng lặng. Hàng cây ven hồ lặng im, trầm ngâm soi bóng. Có đàn chim nào bỗng nhiên bay qua, cất tiếng gọi nhau ríu rít như muốn xé toang không gian yên tĩnh. Chừng như gió bị tiếng chim làm giật mình, trở dậy làm lao xao hàng cây. Sóng nhỏ gợn lăn tăn; lấp lánh dưới ánh mặt trời.

9 tháng 11 2021

:Đ Bạn ơi có nhầm không nhỉ ? Bạn phải viết câu mở đoạn về cảnh bạn tả chứ ? Mình không hiểu bạn tả gì thì sao mà tick được :Đ

11 tháng 9 2016

a học ngày nay-H2N2) Chúng ta được biết hơn 100 nguyên tố hoá học, trong cơ thể con người có nhiều nguyên tố hoá học, chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của con người. H2N2 xin giới thiệu một số nguyên tố hóa học quan trọng nhất đối với sự phát triển của con người mà nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta.

1. Natri (Na)

Natri là kim loại kiềm có rất nhiều và quan trọng trong cơ thể, Natri tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng hòa hợp với clorua, bicacbonat và photphat, một phần kết hợp với axit hữu cơ và protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở các dịch thể như: máu, bạch huyết… Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dang muối NaCl. Thường mỗi ngày mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4-5 gram Na tương ứng với 10-12,5 gram muối ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều muối Na vào cơ thể là không có lợi. Ở trẻ em trong trường hợp này thân nhiệt bị tăng lên cao người ta gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo nước tiểu. Na thải ra theo đường mồ hôi thì không nhiều. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hôi là rất lớn. Vì vậy, ta nên sử dụng dung dịch NaCl cao hơn để giảm bớt sự bài tiết mồ hôi.

2. Kali (K)

Trong cơ thể, K tồn tại chủ yếu trong các bào và dưới dạng muối clorua và bicacbonat. Cơ là kho dự trữ K, khi thức ăn thiếu K, thì K dự trữ được lấy ra để sử dụng. Muối K thường có trong thức ăn thực vật. Hàm lượng K có cao nhất là trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. K được đưa và cơ thể hằng ngày khoảng 2-3 gram chủ yếu theo thức ăn. Trong khoai tây và thức ăn thực vật có nhiều K, lượng K trong máu giảm đi là do tác dụng của thuốc. K mà thải nhiều theo nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. K có chức năng làm tăng hưng phấn của hệ thần kinh và hoạt động của nhiều hệ enzim.

3. Canxi (Ca)

Ca chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể. Ca và P chiếm khoảng 65- 70% toàn bộ các chất khoáng của cơ thể. Ca có ảnh hưỏng đến nhiều phản ứng của các enzim trong cơ thể. Ca có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu và trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ca còn có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương. Ca tồn tại trong cơ thể chủ yếu là dưới dạng muối cacbonat (CaCO3) và photphat (Ca3(PO4)2), một phần nhỏ dưới dạng kết hợp với Protein. Mỗi ngày một người lớn cần khoảng 0,6-0,8 gram Ca. Tuy vậy, lượng Ca có trong thức ăn phải lớn hơn nhiều, vì các muối Ca là rất khó hấp thu qua đường ruột. Do vậy, mỗi ngày trong thức ăn cần phải có khoảng 3-4 gram Ca. Đối với phụ nữ trong thời gian mang thai thì nhu cầu của thai là rất lớn, vì Ca sẽ tham gia vào cấo tạo của xương. Để Ca có thể tham gia vào cấu tạo của hệ xương thì cần phải có đủ một lượng photpho nhất định mà tỷ lệ tối ưu của Ca và P là 1:1,5. Tỷ lệ này có ở trong sữa. Hàm lượng của Ca của cơ thể là tăng theo độ tuổi. Ca thường có trong các loại rau (rau muống, mùng tơi, rau dền, rau ngót…) nhưng hàm lượng là không cao. Các loại thức ăn thuỷ sản có nhiều Ca hơn.

4. Photpho (P)

Photpho chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể. Photpho có các chức năng sinh lý như: cùng với Ca cấu tạo xương, răng, hoá hợp với protein, lipit và gluxit để tham gia cấu tạo tế bào và đặc biệt màng tế bào. Ngoài ra còn tham gia vào các cấu tạo của AND, ARN, ATP… Photpho còn tham gia vào quá trình photphorin hoá trong quá trình hóa học của sự co cơ. Photpho tồn tại trong cơ thể dưới dạng hợp chất vô cơ, với canxi trong hợp chất Ca3(PO4)2 để tham gia vào cấu tạo xương. Photpho được hấp thu trong cơ thể dưới dạng muối Na và K và sẽ được đào thải ra ngoài qua thận và ruột. Nhu cầu photpho hàng ngày của người trưởng thành là 1-2 gram. Phần lớn photpho vào cơ thể được phân bố ở mô xương và mô cơ, bột xương sau đó là bột thịt và bột cá…

5. Clo (Cl)

Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Cl được đưa vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Khi cơ thể nhận được nhiều muối ăn thì Cl sẽ được dự trữ dưới da. Cl tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl con vật sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây độc cho cơ thể. Bổ sung Cl cho cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Mỗi ngày mỗi người cần khoảng 10–12,5 gram NaCl…

6. Lưu huỳnh (S)

Lưu huỳnh chiếm khoảng 0,25% khối lượng cơ thể. S có trong cơ thể chủ yếu có trong các axit amin như: Sistein, metionin. S có tác dụng là để hình thành lông, tóc và móng. Sản phẩm trao đổi của S là sunfat có tác dụng trong việc giải độc. S được cung cấp một phần là do ở dạng hữu cơ nhất là protein cung cấp cho cơ thể.

7. Magie (Mg)

Mg chiếm khoảng 0,05% khối lượng cơ thể và tồn tại ở xương dưới dạng Mg3(PO4)2 có trong tất cả các tế bào của cơ thể. Mg có tác dụng sinh lý là ức chế các phản ứng thần kinh và cơ. Nếu trong thức ăn hằng ngày mà thiếu Mg thì cơ thể có thể bị mắc bệnh co giật. Mg còn cần cho các enzim trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự canxi hoá để tạo thành photphat canxi và magie trong xương và răng. Mg được cung cấp nhiều trong thức ăn thực vật, động vật.

8. Sắt (Fe)

Hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em.

Trong cơ thể Fe được hấp thu ở ống tiêu hoá dưới dạng vô cơ nhưng phần lớn dưới dạng hữu cơ với các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu hằng ngày của mỗi người là từ khoảng 10-30 miligram. Nguồn Fe có nhiều trong thịt, rau, quả, lòng đỏ trứng, đậu đũa, mận…

9. Đồng (Cu)

Đồng có trong tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở gan. Đồng có nhiều chức năng sinh lý quan trọng chủ yếu cho sự phát triển của cơ thể như: thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng sắt để tạo thành Hemoglobin của hồng cầu. Nếu thiếu đồng trao đổi sắt cũng sẽ bị ảnh hưởng, nên sẽ bị thiếu máu và sinh trưởng chậm… Đồng tham gia thành phần cấu tạo của nhiều loại enzim có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của cơ thể. Đồng tham gia vào thành phần của sắc tố màu đen. Nếu thiếu đồng thì da sẽ bị nhợt nhạt, lông mất màu đen… Nhu cầu của cơ thể với đồng ít hơn sắt nhưng không thể thiếu đồng tới hoạt động của hệ thần kinh và các hoạt động khác của cơ thể…

10. Coban (Co)

Coban có chức năng là kích thích sự tạo máu ở tuỷ xương. Nếu thiếu Coban sẽ dẫn tới là thiếu vitamin B12 và dẫn đến thiếu máu ác tính, chán ăn suy nhược cơ thể…

11. Iot (I)

Hàm lượng Iot trong cơ thể là rất ít. Iot chủ yếu là trong tuyến giáp tràng của cơ thể. Iot được hấp thu vào cơ thể chủ yếu ở ruột non và màng nhầy của cơ quan hấp thu. Iot có chức năng sinh lý chủ yếu là tham gia vào cấu tạo hoocmon thyroxin của tuyến giáp trạng. Nếu cơ thể thiếu Iot có thể dẫn đến bệnh bướu cổ (nhược năng tuyến giáp)… Nguyên nhân của bệnh bướu cổ là do thiếu Iot trong thức ăn và nước uống hằng ngày. Vì vậy, cần phải bổ sung Iôt hằng ngày qua muối, rong biển, cá biển…

12. Magan (Mn)

Magan là chất có tác dụng kích thích của nhiều loại enzim trong cơ thể, có tác dụng đến sự sản sinh tế bào sinh dục, đến trao đổi chất Ca và P trong cấu tạo xương. Thức ăn cho trẻ em nếu thiếu Mn thì hàm lượng enzim phophotaza trong máu và xương sẽ bị giảm xuống nên ảnh hưởng đến cốt hoá của xương, biến dạng… Thiếu Mn còn có thể gây ra rối loạn về thần kinh như bại liệt, co giật…

Còn rất nhiều nguyên tố hoá học tồn tại ở dạng vi lượng trong cơ thể con người, và vai trò của chúng khác nhau ở từng độ tuổi, hàm lượng các nguyên tố. Nhưng chúng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con người.

11 tháng 9 2016

leunếu chọn câu trả lời này đúng thì cố viết cho hết nha 

bạn :>

11 tháng 9 2016

a học ngày nay-H2N2) Chúng ta được biết hơn 100 nguyên tố hoá học, trong cơ thể con người có nhiều nguyên tố hoá học, chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của con người. H2N2 xin giới thiệu một số nguyên tố hóa học quan trọng nhất đối với sự phát triển của con người mà nếu thiếu chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta.

1. Natri (Na)

Natri là kim loại kiềm có rất nhiều và quan trọng trong cơ thể, Natri tồn tại trong cơ thể chủ yếu dưới dạng hòa hợp với clorua, bicacbonat và photphat, một phần kết hợp với axit hữu cơ và protein. Na còn tồn tại ở các gian bào và ở các dịch thể như: máu, bạch huyết… Na được thu nhận vào cơ thể chủ yếu dưới dang muối NaCl. Thường mỗi ngày mỗi người trưởng thành thì cần khoảng 4-5 gram Na tương ứng với 10-12,5 gram muối ăn được đưa vào cơ thể. Đưa nhiều muối Na vào cơ thể là không có lợi. Ở trẻ em trong trường hợp này thân nhiệt bị tăng lên cao người ta gọi là sốt muối. Na được thải ra ngoài theo nước tiểu. Na thải ra theo đường mồ hôi thì không nhiều. Tuy nhiên, khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì lượng Na sẽ mất đi theo mồ hôi là rất lớn. Vì vậy, ta nên sử dụng dung dịch NaCl cao hơn để giảm bớt sự bài tiết mồ hôi.

2. Kali (K)

Trong cơ thể, K tồn tại chủ yếu trong các bào và dưới dạng muối clorua và bicacbonat. Cơ là kho dự trữ K, khi thức ăn thiếu K, thì K dự trữ được lấy ra để sử dụng. Muối K thường có trong thức ăn thực vật. Hàm lượng K có cao nhất là trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương. K được đưa và cơ thể hằng ngày khoảng 2-3 gram chủ yếu theo thức ăn. Trong khoai tây và thức ăn thực vật có nhiều K, lượng K trong máu giảm đi là do tác dụng của thuốc. K mà thải nhiều theo nước tiểu sẽ gây rối loạn các chức năng sinh lý của cơ tim. K có chức năng làm tăng hưng phấn của hệ thần kinh và hoạt động của nhiều hệ enzim.

3. Canxi (Ca)

Ca chiếm khoảng 2% khối lượng của cơ thể. Ca và P chiếm khoảng 65- 70% toàn bộ các chất khoáng của cơ thể. Ca có ảnh hưỏng đến nhiều phản ứng của các enzim trong cơ thể. Ca có vai trò rất quan trọng trong quá trình đông máu và trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh nói chung. Ca còn có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương. Ca tồn tại trong cơ thể chủ yếu là dưới dạng muối cacbonat (CaCO3) và photphat (Ca3(PO4)2), một phần nhỏ dưới dạng kết hợp với Protein. Mỗi ngày một người lớn cần khoảng 0,6-0,8 gram Ca. Tuy vậy, lượng Ca có trong thức ăn phải lớn hơn nhiều, vì các muối Ca là rất khó hấp thu qua đường ruột. Do vậy, mỗi ngày trong thức ăn cần phải có khoảng 3-4 gram Ca. Đối với phụ nữ trong thời gian mang thai thì nhu cầu của thai là rất lớn, vì Ca sẽ tham gia vào cấo tạo của xương. Để Ca có thể tham gia vào cấu tạo của hệ xương thì cần phải có đủ một lượng photpho nhất định mà tỷ lệ tối ưu của Ca và P là 1:1,5. Tỷ lệ này có ở trong sữa. Hàm lượng của Ca của cơ thể là tăng theo độ tuổi. Ca thường có trong các loại rau (rau muống, mùng tơi, rau dền, rau ngót…) nhưng hàm lượng là không cao. Các loại thức ăn thuỷ sản có nhiều Ca hơn.

4. Photpho (P)

Photpho chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể. Photpho có các chức năng sinh lý như: cùng với Ca cấu tạo xương, răng, hoá hợp với protein, lipit và gluxit để tham gia cấu tạo tế bào và đặc biệt màng tế bào. Ngoài ra còn tham gia vào các cấu tạo của AND, ARN, ATP… Photpho còn tham gia vào quá trình photphorin hoá trong quá trình hóa học của sự co cơ. Photpho tồn tại trong cơ thể dưới dạng hợp chất vô cơ, với canxi trong hợp chất Ca3(PO4)2 để tham gia vào cấu tạo xương. Photpho được hấp thu trong cơ thể dưới dạng muối Na và K và sẽ được đào thải ra ngoài qua thận và ruột. Nhu cầu photpho hàng ngày của người trưởng thành là 1-2 gram. Phần lớn photpho vào cơ thể được phân bố ở mô xương và mô cơ, bột xương sau đó là bột thịt và bột cá…

5. Clo (Cl)

Clo trong cơ thể chủ yếu ở dạng muối NaCl và một phần ở dạng muối KCl. Cl còn có trong dịch vị ở dạng HCl. Cl được đưa vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Khi cơ thể nhận được nhiều muối ăn thì Cl sẽ được dự trữ dưới da. Cl tham gia vào quá trình cân bằng các ion giữa nội và ngoại bào. Nếu thiếu Cl con vật sẽ kém ăn và nếu thừa Cl thì có thể gây độc cho cơ thể. Bổ sung Cl cho cơ thể chủ yếu dưới dạng muối NaCl. Mỗi ngày mỗi người cần khoảng 10–12,5 gram NaCl…

6. Lưu huỳnh (S)

Lưu huỳnh chiếm khoảng 0,25% khối lượng cơ thể. S có trong cơ thể chủ yếu có trong các axit amin như: Sistein, metionin. S có tác dụng là để hình thành lông, tóc và móng. Sản phẩm trao đổi của S là sunfat có tác dụng trong việc giải độc. S được cung cấp một phần là do ở dạng hữu cơ nhất là protein cung cấp cho cơ thể.

7. Magie (Mg)

Mg chiếm khoảng 0,05% khối lượng cơ thể và tồn tại ở xương dưới dạng Mg3(PO4)2 có trong tất cả các tế bào của cơ thể. Mg có tác dụng sinh lý là ức chế các phản ứng thần kinh và cơ. Nếu trong thức ăn hằng ngày mà thiếu Mg thì cơ thể có thể bị mắc bệnh co giật. Mg còn cần cho các enzim trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự canxi hoá để tạo thành photphat canxi và magie trong xương và răng. Mg được cung cấp nhiều trong thức ăn thực vật, động vật.

8. Sắt (Fe)

Hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít, chiếm khoảng 0,004% được phân bố ở nhiều loại tế bào của cơ thể. Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza… Fe là thành phần quan trọng của nhân tế bào. Cơ thể thiếu Fe sẽ bị thiếu máu nhất là phụ nữ có thai và trẻ em.

Trong cơ thể Fe được hấp thu ở ống tiêu hoá dưới dạng vô cơ nhưng phần lớn dưới dạng hữu cơ với các chất dinh dưỡng của thức ăn. Nhu cầu hằng ngày của mỗi người là từ khoảng 10-30 miligram. Nguồn Fe có nhiều trong thịt, rau, quả, lòng đỏ trứng, đậu đũa, mận…

9. Đồng (Cu)

Đồng có trong tất cả các cơ quan trong cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở gan. Đồng có nhiều chức năng sinh lý quan trọng chủ yếu cho sự phát triển của cơ thể như: thúc đẩy sự hấp thu và sử dụng sắt để tạo thành Hemoglobin của hồng cầu. Nếu thiếu đồng trao đổi sắt cũng sẽ bị ảnh hưởng, nên sẽ bị thiếu máu và sinh trưởng chậm… Đồng tham gia thành phần cấu tạo của nhiều loại enzim có liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp của cơ thể. Đồng tham gia vào thành phần của sắc tố màu đen. Nếu thiếu đồng thì da sẽ bị nhợt nhạt, lông mất màu đen… Nhu cầu của cơ thể với đồng ít hơn sắt nhưng không thể thiếu đồng tới hoạt động của hệ thần kinh và các hoạt động khác của cơ thể…

10. Coban (Co)

Coban có chức năng là kích thích sự tạo máu ở tuỷ xương. Nếu thiếu Coban sẽ dẫn tới là thiếu vitamin B12 và dẫn đến thiếu máu ác tính, chán ăn suy nhược cơ thể…

11. Iot (I)

Hàm lượng Iot trong cơ thể là rất ít. Iot chủ yếu là trong tuyến giáp tràng của cơ thể. Iot được hấp thu vào cơ thể chủ yếu ở ruột non và màng nhầy của cơ quan hấp thu. Iot có chức năng sinh lý chủ yếu là tham gia vào cấu tạo hoocmon thyroxin của tuyến giáp trạng. Nếu cơ thể thiếu Iot có thể dẫn đến bệnh bướu cổ (nhược năng tuyến giáp)… Nguyên nhân của bệnh bướu cổ là do thiếu Iot trong thức ăn và nước uống hằng ngày. Vì vậy, cần phải bổ sung Iôt hằng ngày qua muối, rong biển, cá biển…

12. Magan (Mn)

Magan là chất có tác dụng kích thích của nhiều loại enzim trong cơ thể, có tác dụng đến sự sản sinh tế bào sinh dục, đến trao đổi chất Ca và P trong cấu tạo xương. Thức ăn cho trẻ em nếu thiếu Mn thì hàm lượng enzim phophotaza trong máu và xương sẽ bị giảm xuống nên ảnh hưởng đến cốt hoá của xương, biến dạng… Thiếu Mn còn có thể gây ra rối loạn về thần kinh như bại liệt, co giật…

Còn rất nhiều nguyên tố hoá học tồn tại ở dạng vi lượng trong cơ thể con người, và vai trò của chúng khác nhau ở từng độ tuổi, hàm lượng các nguyên tố. Nhưng chúng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con người.

11 tháng 9 2016

nếu chọn câu trả lời này đúng thì cố mà chép  cho hết nha nếu thấy ko đúng thì đừng chép mà mỏi tay nha bạn

leu

11 tháng 9 2016

Các nguyên tố có mặt ở khắp mọi nơi và tạo ra vạn vật. Nếu bạn phá vỡ bất cứ thứ gì cho đến tận đơn vị cấu thành cơ bản của nó thì cái mà bạn tìm thấy chính là các nguyên tố và… chẳng có gì khác nữa. Có hơn 100 nguyên tố cả thảy nhưng phần lớn mọi thứ đều được hình thành từ một vài nguyên tố mà thôi.

 

Bạn đang đọc những từ được in bằng mực máy in có nguồn gốc từ nguyên tố carbon. Giấy cũng do nguyên tố carbon, hiđro, và oxi tạo thành. Có khoảng 25 nguyên tố tạo nên cơ thể bạn.  Từ Mặt trời ở trên bầu trời cho đến vũ trụ xa xăm kia mọi thứ đều là nguyên tố...

 

Và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ra đời.

 

“Sự kì diệu của các nguyên tố hóa học” là những câu chuyện thú vị về việc các nhà khoa học “khám phá” thế giới, vũ trụ và vạn vật. Từ những bí ẩn đen tối của các nhà giả kim thuật trong quá trình tìm kiếm vàng đã làm nảy sinh một cái gì đó tinh khiết - kiến thức về các nguyên tố hóa học, đến những phát minh thiết thực phục vụ cho cuộc sống của con người.

 

Dù bạn là người yêu thích môn hóa học hoặc rất sợ môn này, thì “Sự kì diệu của các nguyên tố hóa học” sẽ là cuốn sách dành cho bạn.

 
11 tháng 10 2016

woa sự kì diệu của các NTHH luôn cơ đó

 

1 tháng 11 2019

I live in HCM city.It is very large and beautiful.There are many good things about living in my neighbourhood.First, it has sandy beaches,many tree and sunny weather sunday in the summer. So,it is very good for outdoor activities and events.Second, the traffic here is also great because the roads are wide and people follow the traffic lights very well. Also , my neighbours are incredibly friendly and helpful. You can make friends with them and ask them for help easily. However, there is one thing I do not about living here. It is quiet inconvenient because if you want to here some live music or watch a movie at the cinema, you have to catch a bus to the city centre . Despite that,I still love living here.

2 tháng 11 2017

Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộn lá dong được trau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm áp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.