Hãy viết 1 bài tham luận về học tập.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A, MB
- Khẳng định tầm quan trọng của việc học: Trong cuộc sống việc học chính là việc vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Việc học là quá trình diễn ra suốt cuộc đời và trang bị cho con người những tri thức cần thiết để có thể sống, tồn tại, làm việc và phát triển trong cuộc sống.
- Tuy nhiên, trong lớp chúng ta vẫn còn một số bạn chưa chăm chỉ học tập lắm. Thái độ học tập không nghiêm chỉnh sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau. Vì vậy, bài báo tường này chính là để giúp mọi người nhận thức đúng đắn về việc học của mình
B, TB
1, Những việc làm thể hiện thái độ học tập chưa nghiêm túc
- Về ý thức học tập: đi học muộn, không tuân thủ các quy định học tập của trường lớp. Ngồi trong lớp không chăm chú nghe giảng và không làm bài tập về nhà
2, Lời khuyên
- Việc học là vô cùng quan trọng nên mỗi người cần có sự nghiêm khắc với bản thân, ép bản thân mình phải học tập thực sự nghiêm túc. Khi thái độ học tập nghiêm túc thì kết quả học tập sẽ được cải thiện
- Việc học cần sự kiên nhẫn và cầu tiến nên mỗi học sinh cần không ngừng trau dồi kiến thức học tập của bản thân mình.
- Trên lớp thì nghe thầy cô giảng bài, chỗ nào không hiểu thì hỏi thầy cô và bạn bè. Về nhà cũng cần nghiêm chỉnh học hành.
- Đôi khi, chúng ta có thể tự tạo ra niềm vui và động lực trong học tập của mình như: tham gia hoạt động vận động thể chất giữa các giờ nghỉ,...
C, KB
Tổng kết vai trò của việc học: Học để có tri thức, để làm việc, để theo đuổi được ước mơ và chắp cánh cho ước mơ của chính mình. Mỗi bạn học sinh hãy cùng nhau cố gắng học tập thật chăm chỉ để hiện thực hóa giấc mơ của chính mình.
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen”- lí thuyết giỏi không bằng thực hành tốt. Từ đó mà khẳng định về vai trò của việc thực hành trong đời sống. Nhiều hiện tượng chỉ biết chữ thánh hiền mà không biết vận dụng kiến thức vào đời sống và thực tế. Theo La sơn phu tử Nguyễn Thiếp, đó là lối học hình thức. Vì vậy trong bài “Bàn luận về phép học”, ông đã đề cao vai trò của của “theo điều học mà làm”. Học và hành cần phải đi đôi với nhau.
Hơn 80 năm thực dân Pháp đô hộ, đất nước ta rơi vào cảnh nghèo đói và lạc hậu. Vì vậy, sau cách mạng tháng Tám, để đưa đất nước phát triển, quân và dân rất chú trọng việc học và hành. “Học” là sự tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận trong các môn học, là tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước để lại. Học còn là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, tiếp thi những kiến thức mới của nhân loại để không bị lạc hậu. Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng lí thuyết đã được học vào cuộc sống. Như vậy, học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất.
“Học” là cơ sở của “hành”. Một cái cây không thể nghĩ đến chuyện vươn cao, đơm hoa kết trái khi ngay bản thân rễ của nó không hề chắc chắn. Một người muốn làm điều gì, cũng cần phải có hiểu biết nhất định về thứ mình muốn làm, cần làm. Học là quá trình chúng ta tiếp thu và tích lũy để học hỏi và mở rộng hơn về vốn hiểu biết của mình. Mỗi người chúng ta chỉ là một hạt cát nơi sa mạc rộng lớn, là một giọt nước trong đại dương mênh mông. Chúng ta học càng nhiều, mới thấy những thứ mình biết càng ít, lại càng chẳng là bao. Einstein đã nói: chúng ta biết càng nhiều, cái tôi của ta càng nhỏ đi. Khi đã tích lũy đủ kiến thức, ta mới có thể đem những gì mình hiểu biết để biến đổi, vận dụng cho phù hợp và phục vụ cho cuộc sống của mình. Bạn không thể nấu ăn khi bạn không biết công thức. Vậy việc đầu tiên bạn cần làm không phải là mua nguyên liệu mà là xem mình cần làm những gì, các bước để nấu ăn. Đó cũng là lí do trước khi làm việc, chúng ta phải trải qua 12 năm học cùng với những năm đại học. Một cái cây có gốc rễ chắc chắn, nó mới có thể vươn cao. Một người có học hành mới có thể làm những gì mình muốn. Học ở đây không chỉ bó buộc trong trường học. Mọi người, già trẻ đều đang ở trong trường đời. Và tất cả chúng ta đều cần học.
Nhưng khi kiến thức đã đủ đầy, khi một cốc nước đã được tích đủ lượng nước mà không được đem đi tưới tiêu hay sử dụng, đó cũng chỉ là nước chết. Học là cơ sở của hành. Hành giúp thực tiễn hóa học, là kết quả của sự học. Rất nhiều kim loại được khai thác từ lòng đất, nhưng nếu chỉ để đấy. Chúng chẳng khác nào đống sắt vụn. Chúng cần được đem đi để rèn luyện, làm thành những dụng cụ hữu ích, hơn nữa, là những món trang sức, viên kim cương lộng lẫy. Con người cũng vậy, những hiểu biết và lí thuyết chỉ có đem vào cuộc đời để trải nghiệm, thử nghiệm mới thực sự có ý nghĩa. Thực tiễn là cơ sở chứng minh những điều bạn nghĩ, bạn học có thực sự đúng không hay chỉ là lí thuyết trên trang giấy tẻ nhạt. Thực tế cho ta thấy cuộc sống này là muôn hình vạn trạng, không chỉ áp dụng trơn tru công thức là bạn có thể giải được bài toán cuộc sống. Đó là sự tích hợp nhiều vấn đề, cần sự linh hoạt và thông minh. Bạn đang sống trong cuộc đời này, không phải trang sách. Chính cuộc sống sẽ là nơi bạn rèn luyện, dạy cho bạn cách thích nghi và sinh tồn. Những công trình đồ sộ, đẹp đẽ sẽ chẳng xuất hiện nếu các kĩ sư không chịu đi khảo sát thực tiễn mà chỉ ngồi kẻ những bản vẽ. Sẽ chẳng có gì thay đổi nếu bạn chỉ dựa vào tấm bằng của mình mà đi xin việc. Con người có càng nhiều kinh nghiệm và sự thích ứng, không mang hình thù cứng nhắc mới có thể sinh tồn trong mọi môi trường sống.
Như vậy, học là cơ sở của hành. Còn hành là nơi kiểm chứng việc học, để việc học không uổng phí. Học và hành phải luôn đi đôi với nhau. Sẽ chẳng bao giờ việc học là đủ. Cũng như chẳng có kiến thức nào lại không thể áp dụng vào cuộc sống. Bạn có phải là công dân thông minh trong cuộc sống công nghệ 4.0 đang thay đổi từng ngày này không?
chuyên văn xuất chiêu:
Trong cuộc đời của mỗi cn , ai cx cần học . trước hết học là gì . học là học . vì sao chúng ta cần phải học . học để biết . chúng ta có thể thấy dc học wuan trọng ntn . vd như anh-tank (Albert Einstein) ông đã cho ra đời một công thức mà cho đến nay con người trên tg chỉ giải thích được chưa đầy 10%;hay tôn mới (Isaac Newton) với định luật bảo toàn năng lượng...etc... qua đấy ta có thể thấy việc học quan trọng đến mức nào. vậy chúng ta cần học tập thật tốt.
xong
Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Ông bà, bố mẹ chúng ta thường nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đây là việc cần phải thực hiện ngay từ khi còn trẻ, chúng ta không được lơ là học tập mà trong suốt cuộc đời chúng ta cần phải học tập chăm chỉ, nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống. Muốn tiếp thu được trí thức của nhân loại chỉ có một con đường duy nhất là học, học nữa, học mãi…
Học tập là gì? Học tập là cho ta tri thức, cho ta những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh. Những hiểu biết về sinh học giúp con người nuôi trồng nông sản cho năng suất cao. Những hiểu biết về vật lí giúp ta ứng dụng nhiều thành tựu hiện đại vào trong cuộc sống, kiến thức giúp chúng ta sống hòa nhập vào cộng đồng biết cách cư xử có văn hóa, sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Vây nên nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều cái hại cho mình về sau. Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức, không có kiến thức để học tập cao hơn nữa. Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội và sẽ ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội sau này. Khi còn trẻ ta có rất nhiều điều kiện để học tập. Bây giờ, khi đầu óc còn thông minh, sáng rõ, còn đang phát triển, có thể tiếp thu được nhiều kiến thức. Kiến thức của nhân loại thì rộng lớn còn sự hiểu biết của mỗi người như giọt nước giữa biển cả mênh mông. Ở những người từ tuổi trưởng thành trở đi, trí não bị kém phát triển. Họ tiếp thu vấn đề rất chậm, lại nhanh quên. Bởi vậy khi tuổi trẻ qua đi, cũng là lúc khả năng học giảm đi rất nhiều. Như thế, nếu khi còn trẻ ta không học tập thì khi đến tuổi trưởng thành ta sẽ không còn điều kiện để học tập nữa. Những hạn chế đó dần đến những hạn chế về trí tuệ làm cho con người trở nên ngu dốt. Cái ngu dốt lại điều khiến ta đi theo đường vòng, làm cho ta không tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, không hòa hợp mình với mọi người, biến mình trở thành người cổ hủ, lạc hậu và sẽ tự đào thải mình ra khỏi xã hội.
Trong học tập, có một tấm gương rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Kí. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một cậu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần học hỏi và học tập chăm chỉ hằng ngày, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút, những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Và thêm nữa là tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Dù nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã học tập chăm chỉ, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng. Ngược trở lại, những người lơ là học tập khi còn trẻ chẳng những không làm được việc gì có ích cho bản thân, cho xã hội mà còn phá hoại, kìm hãm sự phát triển chung của cộng đồng.
Vậy nên nếu chúng ta lơ là học tập ngay từ bây giờ thì sau này rất dễ trở thành người bất tài, vô dụng, không biết lý lẽ, đúng sai, dễ bị cám dỗ. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy học tập chăm chỉ, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm học thật giỏi để khi lớn lên trở thành những công dân có ích, có thể nuôi sống chính bản thân mình, gia đình và phát triển xã hội.
chị tham khảo ạ
BẠN THAM KHẢO NHÉ!!
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.
Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".
Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.
Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội. Chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh".
THAM LUẬN VỀ HỌC TẬP
Kính thưa các vị đại biểu.
Kính thưa các thầy cô giáo.
Thưa các bạn Đội viên
Qua nghe bản báo cáo tổng kết công tác đội năm học 2018 – 2019, phương hướng nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 tôi hoàn toàn nhất trí, song tôi xin có một số ý kiến về mặt học tập
Kính thưa các vị đại biểu.
Kính thưa các thầy cô giáo.
Thưa các bạn Đội viên
Năm học 2014 - 2015 được cấp trên tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường được khang trang sạch đẹp, thuận lợi cho mọi hoạt động của liên đội, trong các chi đội các bạn đã xác định được động cơ và mục đích của việc học. Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn cho liên đội như số lượng đội viên ở một số chi đội còn đông, chất lượng học của các bạn chưa đồng đều, nhiều bạn còn lơ là trong việc học, thậm trí một số bạn còn cho rằng đi học là cho bố mẹ, cho thầy cô. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng các giờ học và thi kiểm tra cuối học kỳ chưa cao
Theo tôi để chất lượng học tập của liên đội nâng lên cần có sự nỗ lực của mỗi bản thân chúng ta. Vậy chúng ta phải nỗ lực phấn đấu như thế nào? Theo ý kiến của tôi
Thứ nhất: Các bạn cần lập thời gian biểu cho học ở nhà một cách hợp lý
Thứ hai: Đến lớp trật tự chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài, hăng hái tham gia ý kiến xây dựng bài, về nhà học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, đọc trước bài học hôm sau để đến lớp khi thầy cô giảng bài chúng ta sẽ dễ hiểu hơn
Thứ ba: Đối với những kiến thức cần phải học thuộc, ta sẽ học những ý chính và liên hệ thực tế sau đó phát triển ý, nội dung ra sẽ dễ thuộc và nhớ sâu hơn. Đối với những kiến thức không cần học thuộc nhưng đòi hỏi kỹ năng và sáng tạo thì chúng ta sẽ làm nhiều các bài tập sẽ tự hình thành cho mình những kỹ năng khi gặp những dạng toán đó
Tuy nhiên chỉ có sự nỗ lực của bản thân thôi chưa đủ, sẽ cần có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, của ban giám hiệu nhà trường và của các đoàn thể. Và em xin có một số ý kiến đề xuất sau:
- Thứ nhất: Nhà trường cũng như đoàn xã tạo điều kiện hơn nữa để cho chúng em tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể
- Thứ hai: Khi cơ sở vật chất nhà trường được hoàn thiện cho chúng em được học tập ở các phòng bộ môn Lý, Hóa, Sinh và được làm các thí nghiệm, chúng em được học môn Âm nhạc, môn Anh văn ở một phòng học riêng
- Thứ ba: Chúng em được học môn Tin học
- Thứ tư: Nhà trường xây dựng phòng thư viện và có nhiều cuốn sách hay để cho chúng em được nghiên cứu, tham khảo phục vụ tốt cho việc học tập
Trước khi ngừng lời cho em xin được kính chúc các thầy cô giáo, các vị đại biểu luôn mạnh khỏe quan tâm hơn nữa đến phong trào của liên đội nói chung và của các chi đội nói riêng, chúc các bạn chăm ngoan, học giỏi
MẪU:
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa đại hội!
Tôi tên là Hoàng Lan Chi, thành viên của chi đôi lớp 9A8. Trước hết, tôi xin nhất trí với bản phương hướng hoạt động mà ban chỉ huy Liên Đội đưa ra. Sau đây tôi xin được đưa ra một số giải pháp và phương hướng để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn trong học tập.
Như các bạn đã thấy ở trên, bên cạnh những tấm gương sáng luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập, vẫn còn một số bạn chưa thực sự tập trung vào việc học trên lớp, ví dụ như còn mất trật tự trong giờ học, không ghi bài, không làm bài và học bài trước khi đến lớp, chưa tập trung nghe giảng làm việc riêng trong giờ,... Năm học 2013-2014 này là năm bản lề để bước tiếp vào các trường THPT và xa hơn nữa là vào các trường ĐH nên tôi đề nghị chúng ta cần có những suy nghĩ đúng đắn hơn về việc học. Cần đầu tư thời gian và chuyên cần hơn trong học tập ở năm lớp 9 quan trọng này.
Vậy phương pháp học tập ở năm này làm sao cho hiệu quả nhất? Mỗi người đều có những cách học riêng để có thể tiếp thu kiến thức. Do đó, phương pháp học tập và quan điểm của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới
“Học sao cho tốt nhất? Sao cho đạt được kết quả cao nhất? Sao cho đạt được mục đích mà bản thân hướng tới”. Và sau đây, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm học tập của riêng mình, mặc dù tôi chưa phải là người đạt thành tích cao nhất trong lớp nhưng việc học đều các môn cũng là một trong những mục tiêu mà tôi hướng đến.
Trước hết các bạn cần nghiên cứu bài học ở nhà. Điều này sẽ giúp cho chúng ta nắm bắt được cơ bản nội dung của bài học, giúp cho việc nghe giảng trên lớp được diễn ra thuận tiện hơn. Tất nhiên, không được vì thế mà sinh ra chủ quan, lơ là trong giờ học. Khi thầy cô giáo giảng, cần chú ý kết hợp cả vở ghi lẫn sách, nếu điều gì đã có trong sách, chỉ cần dùng bút chì hay bút dạ quang đánh dấu vào sách, không cần chép lại vào vở. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và cả giấy vở nữa. Tuy nhiên đến đây, chúng ta mới chỉ nắm bắt được 50% nội dung bài học. 50% còn lại nằm ở giai đoạn tự học của chúng ta. Khi về nhà, trước tiên ta cần xem lại bài, học thuộc các nội dung, lý thuyết cần nhớ. Tôi biết có phương pháp học thuộc các công thức hóa học bằng cách biến chúng thành những cụm từ, câu nói dễ nghe dễ nhớ được nhiều thầy cô dạy bộ môn Hóa phổ biến tới học sinh là một cách học lí thuyết rất hay. Còn đối với những môn xã hội như địa lý, lịch sử và đặc biệt là ngữ văn, cần nắm bắt được được những đại ý, những ý chính quan trọng nhất của bài. Sau khi đã nắm vững nội dung bài học, chúng ta cần hoàn thành bài tập về nhà được giao và nếu có thể, tìm thêm những bài tập khác trong các sách bổ trợ, nâng cao để áp dụng những kiến thức mà chúng ta vừa được học, giúp ta hiểu được bài học và nhớ bài lâu hơn.
Thực ra học đều là một việc tốt, nhưng quá đều dẫn đến không có môn nào thật sự suất sắc, và chắn chắc các bạn sẽ lúng túng khi chọn chuyên gì, thi môn nào, như bạn học sinh có điểm phẩy cao nhất lớp tôi: 9,4 , lại có ý định thi chuyên Địa. Chúng ta cần xác định, chuẩn bị ngay từ lớp 8, nên thi chuyên gì, học kỹ môn gì, và tập trung vào đấy, đó mới là lựa chọn đúng đắn. Ở câu lạc bộ Hóa có bạn Vĩnh, học Hóa từ năm lớp 6, và năm học qua có điểm thi cao nhất câu lạc bộ Hóa. Tôi không bảo các bạn bỏ qua, hay “khinh” các môn thuộc lòng mà không học, không đụng đến thì việc mất HSG sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề hơn nhiều, nhưng hãy thật sự tập trung vào một môn, rồi các môn khác không bỏ, nhưng cũng đừng môn nào cũng học thật sự kỹ, không chú trọng môn nào, dễ dẫn đến khó lựa chọn.
Bên cạnh việc mỗi cá nhân có phương pháp học hiệu quả, liên đội chúng ta cũng nên tích cực tổ chức và phát triển mô hình các câu lạc bộ học tập để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, giúp các bạn chủ động trong việc học tập cũng như trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Chúng ta cần tiếp tục phát huy hình thức học tập “đôi bạn cùng tiến” rất có hiệu quả trong thời gian vừa qua. Các bạn trong một tập thể lớp, tập thể trường cần nhắc nhở, giúp đỡ, kèm cặp lẫn nhau những môn ta còn yếu kém để có một kết quả học tập cao, cùng phấn đấu thi đua học tập tốt.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải biết sắp xếp thời gian, cân bằng việc học với những sinh hoạt thường ngày. Không nên thức quá khuya, dậy quá sớm vì điều này có thể sẽ làm giảm khả năng tập trung trên lớp cũng như tư duy khi làm bài của bạn. Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể dục thể thao tăng cường sức khỏe. Vì như các bạn đã biết, “Có sức khỏe là có tất cả”, chúng ta phải có sức khỏe tốt thì học tập mới tốt được.
Đối với những học sinh lớp 9, chúng ta cần tự ý thức được nhiệm vụ quan trọng nhất là ôn thi vào cấp 3. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng quá quan tâm tới những kỳ thi, mà cần tập trung vào việc học sao cho tốt. Vì xét cho cùng, những kỳ thi cũng chỉ là sự đánh giá cho cả một quá trình học lâu dài của các bạn mà thôi.
Trên đây mới chỉ là một số phương pháp học tập mà tôi đúc kết ra, có thể chưa phải là tối ưu nhất. Tôi hi vọng các bạn sẽ đóng góp thêm ý kiến để tôi bổ sung cho bản tham luận được hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể trao đổi, góp ý cho nhau để mọi người có được một cách học thật tốt và hiệu quả.