Trong bài thơ "bóng mây" nhà thơ Thanh Hào có viết :
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
Hãy viết một đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Giờ đây, nhắc lại bài thơ này, lòng nhà thơ sau niềm tự hào thoáng bật lên trong ánh mắt là một nỗi buồn dài trong từng nhịp thở gấp: “Tôi ước mình là bóng mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm. Đó là một ước mơ rất con trẻ ngày xưa của tôi khi nom thấy nhưng người mẹ vất vả vì con, vì chồng. Bóng mây có thể đến rồi đi trong chốc lát, nhưng “bóng buồn” như tôi đang có sẽ chẳng thể bay đi…”.Cái “bóng buồn” rất thi sĩ, chỉ thi sĩ mới có ấy đằng đẵng phủ lên đời ông đã lâu lắm rồi. Nói thế là bởi ông thổ lộ rằng: “Buồn vì quãng đời ngập trong văn chương chỉ thấy nghèo và khổ. Mỗi năm một bệnh. Ban đầu thì bệnh nhẹ, đến nay thì chẳng thể làm được gì ngoài ăn, nằm, ngủ, nghỉ”.Ngoai ra no con the hien o cho:
Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Qua đoạn thơ trên, ta thấy được tình yêu mẹ dành cho con cũng như con dành cho mẹ là vô cùng sâu sắc. Mẹ vất vả, tần tảo làm việc, không quản ngại trời mưa gió để nuôi con ăn học. Còn người con với tình yêu thương mẹ và ước mơ ngây ngô muốn hoàn đám mây để che mát cho mát cho mẹ. Em hiểu được nỗi vất vả mà mẹ phải chịu đựng, muốn làm việc gì đấy để đỡ đần công việc cho mẹ, thể hiện được sự hiếu thảo của một người con. Bản thân em sẽ cố gắng học thật tốt, nghe lời người lớn để ba mẹ vui lòng.
bài làm :
Đoạn thơ trên đã cho ta thấy tình cảm của người mẹ với người con cũng như tình cảm của người con với người mẹ thật sâu nặng , đẹp đẽ , đáng được kính trọng. Thật vậy ,Nhà thơ Thanh Hào đã sử dụng biện pháp so sánh ''Trời nóng như nung '' kết hợp với động từ phơi đã diễn tả nỗi khổ nhọc , vất vả của mẹ để làm việc nuôi con , mẹ không ngại những cái nỗi vất vả ấy , cái nỗi cực nhọc ấy để dành cho con hạnh phúc ấm no đủ đầy. Đồng thời , nó còn là lời cảm thương sâu sắc của người con dành cho mẹ - người đã chịu khổ cực để nâng niu , chăm chút cho mình .Chính vì cái nỗi vất vả ấy ,người con đã có ước muốn được góp phần giúp đỡ mẹ cho đỡ cái vất vả , khổ sở trong công việc : Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình cảm thương yêu vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
hôm nay trời rất oi bức, nóng nực. Ôi! xem ai kìa...Mẹ em đang đi cấy ở giữa đồng lúa chín vàng trong ánh nắng chói chang làm sao! em thương mẹ quá, mẹ lúi cúi cấy lúa trong dòng nước nóng . tay mẹ loáng thoáng trông thât nhanh nhẹn làm sao, lưng mẹ ướt đẫm mồ hôi nhưng mẹ vẫn kiên trì cấy lúa. em ước gì mình được hóa thành những đám mây to để che cho mẹ em gặt lúa trong bóng râm mát mẻ dễ chịu để mẹ đỡ mệt hơn..
bài mình không hay lắm nhưng mong bạn ủng hộ!!!
Đoạn thơ trên đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật so sánh qua câu thơ: "Hôm nay trời nóng như nung". Nung là hiện tượng dùng lượng nhiệt lớn để làm nóng chảy kim loại hoặc đồ gốm,.. Nhưng tác giả lại so sánh trời nóng như nung. Câu thơ mở ra bầu không khí nóng bức, oi ả của mùa hè. Trời nóng như cái lò vậy mà mẹ vẫn phải làm việc ngoài đồng. Vần thơ được viết rất tự nhiên cho thấy sự quan sát và tình cảm của tác giả: thương mẹ vất vả. Và chính bởi thương mẹ mà tác giả cũng có ước muốn hết sức giản dị, đó là hóa đám mây, để che đi những tia nắng gay gắt kia, để công việc của mẹ bớt cực nhọc hơn...