Hãy giúp tôi tả về chiếc bàn học thân yêu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
1.
“Con người vốn sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát, mà là để lưu dấu trên mặt đất và sống mãi trong trái tim của người khác”. Tình yêu thương như một thứ ánh sáng sưởi ấm tâm hồn mỗi người. Tình yêu thương còn được hiểu chính là sự quan tâm, chăm sóc, là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim của con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người. Đó là tình cảm với gia đình, với những người xung quanh và với xã hội. Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc, giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương. Nó sưởi ấm những con người cô đơn, bất hạnh, truyền cho họ ngọn lửa để vươn lên trong cuộc sống. Nó tạo sức mạnh cảm hóa kì diệu với những con người "lầm đường lạc lối", mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin trong cuộc sống. Ngoài ra tình yêu thương chính là cơ sở để con người hoàn thiện nhân cách, tạo dựng một xã hội có văn hóa. Trong văn học ta có thể thấy qua Thị Nở, Thị Nở với tình yêu thương của một người đàn bà đã kéo Chí Phèo từ vực sâu của tội lỗi trở lại làm người với khát vọng lương thiện cháy bỏng. Hay như như các bạn mọi miền Tổ Quốc quyên góp chút sức lực để ủng hộ miền trung gặp phải bã lũ. Tuy nhiên ngoài xã hội vẫn có những người sống thiếu tình thương, lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống. Đó là những con người càn đáng lên án. Các bạn à! Hãy trao đi khi có thể vì hạnh phúc thật sự là khi ta biết cho đi, đem tình yêu của mình đến muôn nơi.
2.
Trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Cái bàn là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách.
Vật liệu để làm bàn học thường bằng gỗ. Phần lớn bằng gỗ thường. Mặt bàn là một hình chữ nhật, dài độ 120 cm, rộng 60 cm, bằng gỗ tấm hoặc gỗ dáng. Cái bàn theo kiểu cổ có bốn chân và chiếc ngăn kéo. Cái bàn theo kiểu mới có ngăn phụ chạy song song với mặt bàn, phía bên phải là một cái buồng có chiều cao độ 60- 70 cm, rộng độ 50 cm, chiều dài 60 cm bằng chiều rộng mặt bàn, chứa được bao nhiêu thứ. Người thợ mộc đã dùng hai tấm ván gỗ, vừa tạo thành chân bàn, vừa để làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở; cái bàn trở nên vuông vắn, vững chắc.
Mặt bàn có thể bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc bằng gỗ dán phẳng lì được sơn hoặc đánh véc-ni màu, bóng lộn, đẹp mắt. Bàn được kê vào một nơi hợp lí trong gian nhà, thường gần cửa sổ, hướng ra sân ra vườn, nơi có ánh sáng chiếu rọi vào làm cho góc học tập được thoáng đãng.
Trên mặt bàn của người học sinh nào cũng có ít sách vở, cái đèn bàn, cái đồng hồ và một vài thứ đồ dùng học tập khác. Có thể đặt một lọ hoa nhỏ, trang trí một vài tranh ảnh đẹp cắt từ họa báo. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện... trên mặt bàn, là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò - chủ nhân của cái bàn ấy.
Ngoài học ở trường ban ngày, học trò còn phải từ học ở nhà. Mỗi tối, mặt bàn được ánh đèn chiếu sáng, trở thành nơi học bài, làm bài của người học trò. Thời gian tự học gắn liền với cái bàn có thể dài, ngắn khác nhau, càng học lên cao, nhiều học sinh có thể ngồi học bài, làm bài đến 10-11 giờ khuya mới đi ngủ.
Ngày xưa, cái bàn học của các nho sinh gọi là cái án thư. Nguyễn Trãi có câu thơ Quốc âm: "Án sách, cây đèn hai bạn cũ”. Trong những năm dài “nấu sử sôi kinh”, cái đèn, cái bàn (án thư) trở thành người bạn vô cùng thân thiết với cậu tú, ông cống, ông nghè tương lai.
Cái bàn phải đi liền với cái ghế; cái ghế để ngồi học, ngồi đọc sách, làm bài.
Cạnh cái bàn học thường có tủ sách hoặc giá sách. Cái bàn là một vật dụng bình dị, thân thiết, nó phản ánh đầy đủ nhất nền nếp, truyền thống hiếu học của bất cứ gia đình nào, người học sinh nào. Gia đình văn hoá phải có góc học tập, cái bàn học đàng hoàng cho tuổi trẻ, cho con cái thời cắp sách.
a. Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn.
- Mở bài: Trong làng tôi... vì chiếc xe đạp của chú
Giới thiệu trực tiếp chiếc xe đạp là đồ vật cần miêu tả.
- Thân bài: Ở xóm vườn... Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.
- Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.
b. Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thân bài):
- Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.
- Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.
- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.
Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc...) tai nghe (tá âm thanh ro ro thật êm tai)
d. Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chủ dặn sắp nhỏ: - Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây/Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.
Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đối với "con ngựa sắt của mình": Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó.
Tham khảo :
Là một học sinh, em được bố mẹ yêu quý sắm cho rất nhiều các dụng cụ học tập. Như sách vở, bút thước, chì màu, cặp sách… Trong đó, món đồ mà em thích nhất, cũng là món đồ có kích thước lớn nhất chính là chiếc bàn học làm từ gỗ do chính tay bố em đóng.
Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ rộng cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Bố kê chiếc bàn này ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của véc ni.
Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Co nan”….
Bàn tuy cũ nhưng cuối năm học lớp Ba vừa qua, bố đã cho thợ đến sửa lại chiếc bàn. Lạ thay, bây giờ nó trông như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi dầu sơn véc ni thật dễ chịu.
Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ xinh xinh. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai.
Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi. Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.
[ HT ]
Tham khảo :
“Đến giờ rồi, học bài thôi”. Ai nói thế nhỉ? Nhìn xung quanh không thấy một bóng người. Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên: “Đến giờ rồi, học bài thôi!”, vọng từ góc học tập của em.
À, ra là cậu Bàn. Em vội ngước nhìn đồng hồ treo tường. “Mười chín giờ ba mươi rồi ư?” Thảo nào cậu ta nhắc mình là phải. Em vội bước vào góc học tập cạnh cửa sổ nơi cậu Bàn đã “tọa lạc” ba năm nay và bây giờ cậu đang cùng em bước sang năm thứ tư của bậc Tiểu học. Chiếc bàn chỉ độ hai chỗ ngồi và rất vừa tầm với lứa tuổi của em. Nó được đóng liền với ghế. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài độ một mét và chiều rộng khoảng sáu mươi phân, được làm bằng một thứ gỗ quý. Hon ba năm rồi, tấm áo khoác của cậu tuy có sờn đôi chỗ nhưng vẫn bóng loáng như ngày mới về. Chẳng có ngày nào em quên vuốt ve, vỗ về cậu bằng một chiếc chổi lông và chiếc khăn bông. Trên mặt bàn lúc nào cũng có một lọ hoa tươi nho nhỏ, có thể là một bông hồng nhung Đà Lạt hoặc một vài nhành lay ơn rực thắm để góc bàn. Dưới mặt bàn là một chiếc tủ có khóa được gắn chung với bàn. Tủ có hai tầng và ba ngăn. Tất cả sách truyện thiếu nhi, nhiều nhất là truyện tranh Đôrêmôn, Conan, Ninja loạn thị, kế đến là truyện cổ tích, truyện Anđécxen… được xếp vào tầng trên, ở dưới có ba ngăn. Ngăn bên phải là những cuốn tập học, ngăn giữa là sách giáo khoa. Còn lại ngăn bên trái, em để các đồ dùng học tập và mấy con búp bê, xe điện tử… Chúng được xếp gọn gàng và ngăn nắp đâu vào đấy.
Chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập.
Năm nay trường em được Bộ Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học cũ và xây thêm một số lớp mới. Lớp em được học phòng học mới cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu. Cũng ngồi bàn này có hai bạn nữa tên là Trung và Quý.
Bàn học của em được bào nhẵn và đánh bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì tay lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi thoai thoải màu vàng sẫm, gần trên cùng được khoét khéo léo một rãnh đài giúp chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp to phồng của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn lôi ra được một chú chim non. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng, đặt bình mực không bị rớt ở mặt bàn chỗ giữa em và Trung có một cái hõm. Bạn Trung đặt lọt vào hõm một hòn bi ve, bạn ấy bảo đấy là kho tàng bí mật. Mỗi tiết sinh hoạt đầu tuần, cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải giữ bàn cẩn thận, không viết, khắc lên mặt bàn, cũng không làm rớt đổ mực hoặc ngồi lên bàn.
Ở nhà, em cũng có bàn học riêng nhỏ chỉ bằng nửa cái bàn này. Bố em cũng dặn đừng làm hư, làm dơ mặt bàn. Bốn chân nó thì nhỏ, yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn này dài đè trên bốn chân to, vuông, thẳng đứng. Cả ba đứa chúng em tì tay lên bàn bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em nói để đóng được cái bàn phải tốn nhiều công sức, tiền của. Em cùng bạn Trung, bạn Quý cố giữ bàn học của chúng em thật sạch, thật bền. Cái bàn như chiếc xe gin ba cẩu chở ba đứa em qua cả năm học lớp Bốn.
Chắc hẳn khi giao phòng học và những đồ đùng còn mới nguyên cho lớp em, thầy cô giáo trong trường phải đặt vào đấy nhiều niềm tin. Vì thế chúng em bảo nhau phải giữ gìn và bảo quản bàn ghế cùng lớp học thật tốt, xứng đáng với lòng tin của nhà trường đối với lớp em.
Năm nay trường em được Bộ Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học cũ và xây thêm một số lớp mới. Lớp em được học phòng học mới cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu. Cũng ngồi bàn này có hai bạn nữa tên là Trung và Quý.Bàn học của em được bào nhẵn và đánh bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì tay lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi thoai thoải màu vàng sẫm, gần trên cùng được khoét khéo léo một rãnh đài giúp chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp to phồng của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn lôi ra được một chú chim non. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng, đặt bình mực không bị rớt ở mặt bàn chỗ giữa em và Trung có một cái hõm. Bạn Trung đặt lọt vào hõm một hòn bi ve, bạn ấy bảo đấy là kho tàng bí mật. Mỗi tiết sinh hoạt đầu tuần, cô giáo luôn nhắc nhở chúng em phải giữ bàn cẩn thận, không viết, khắc lên mặt bàn, cũng không làm rớt đổ mực hoặc ngồi lên bàn.
Ở nhà, em cũng có bàn học riêng nhỏ chỉ bằng nửa cái bàn này. Bố em cũng dặn đừng làm hư, làm dơ mặt bàn. Bốn chân nó thì nhỏ, yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn này dài đè trên bốn chân to, vuông, thẳng đứng. Cả ba đứa chúng em tì tay lên bàn bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em nói để đóng được cái bàn phải tốn nhiều công sức, tiền của. Em cùng bạn Trung, bạn Quý cố giữ bàn học của chúng em thật sạch, thật bền. Cái bàn như chiếc xe gin ba cẩu chở ba đứa em qua cả năm học lớp Bốn.
Chắc hẳn khi giao phòng học và những đồ đùng còn mới nguyên cho lớp em, thầy cô giáo trong trường phải đặt vào đấy nhiều niềm tin. Vì thế chúng em bảo nhau phải giữ gìn và bảo quản bàn ghế cùng lớp học thật tốt, xứng đáng với lòng tin của nhà trường đối với lớp em.
Tả cái bàn học của em ở trường – Bài số 2
Đến trường, mọi vật đều thân quen trìu mến với em. Bác Trông thúc giục đúng giờ ra vào lớp. Trụ cờ nâng lá cờ đỏ thắm của Tổ quốc. Bác Bàng rì rào tay lá che mát cho chúng em. Trong lớp, bảng đen được lau sạch chờ tiết học đến. Trong bao vật thân thiết ấy, cái bàn họcsinh em ngồi học là gần gũi nhất.
Cái bàn hình chữ nhật, dài một phẩy hai mét, rộng năm mươi xăng-ti-mét, là loại bàn học sinh hai chỗ ngồi. Bàn được làm bằng gỗ ép công nghiệp và mi-ca dán phủ bên ngoài. Mặt bàn dán mi-ca màu kem sữa, chân bàn lm bằng sắt hộp, ngăn bàn cũng làm bằng sắt. Trừ mặt bàn dán mi-ca, các bộ phận khác của bàn đều được sơn tĩnh điện màu kem sữa. Ngăn bàn rộng bằng mặt bàn, cao hai mươi lăm xăng-ti-mét, để vừa đủ hai chiếc cặp học sinh. Bên dưới bàn, ngay chân bàn ở hai có hai móc sắt nhỏ để học sinh treo mũ cho tiện gọn,Cái bàn được làm chắc chắn và sử dụng những vật liệu hiện đại, nhẹ, lắp rắp mau chóng và tiện dụng, tiết kiệm cho ngân sách quốc gia một số tiền khá lớn.
Mỗi ngày đến lớp, em thêm yêu mến phòng học của mình, yêu mến các đồ vật trong phòng, yêu mến bạn bè đã học cùng nhau trong suốt năm năm qua. Để giữ gìn bàn được mới lâu, em không viết hoặc vẽ bậy lên mặt bàn, không nô đùa xô bàn ghế vào nhau, không xả rác vào ngăn bàn. Chúng em thường xuyên lau mặt bàn bằng một mảnh vải mềm. Nhờ thế, mặt bàn luôn sạch và sáng bóng như mới. Thành tích ấy của lớp em được nhà trường biểu dương thành phong trào cho toàn trường cùng nhau giữ gìn tài sản tốt. Cái bàn chắc hẳn thích thú phong trào nàylắm, mặt bàn cái nào cái nấy sạch sẽ, sáng bóng. Sau mỗi buổi học, em như nghe cái bàn thầm thì: “Cảm ơn các cô cậu học sinh, nhờ các cô cậu chăm sóc giữ gìn mà chúng tôi được sạch đẹp, bền lâu.”.
Lớp học với những kỉ niệm khắc ghi vào tim em niềm yêu mến thiết tha mái trường học, yêu bảng lớp, yêu chỗ ngồi thân quen và yêu cái bàn đơn sơ, giản dị đã giúp em có phương tiện học tập trong suốt những năm học vừa qua.
Tả cái bàn học của em ở trường – Bài số 3
Đối với mỗi bạn học sinh, ngoài chiếc bàn học ở nhà chúng ta còn một chiếc bàn học ở trên lớp, đó chính là chiếc bàn học đã gắn bó với chúng em khi chúng em còn ngồi học trên ghế nhà trường. Chiếc bàn học ở trên lớp của em còn gắn với em rất nhiều những kỷ niệm đẹp.
Khi mới vào năm học lớp 1, em đã rất thích thú khi mới bước vào lớp, đó là một căn phòng với rất nhiều những chiếc bàn giống hệt nhau được xếp rất ngay ngắn, thẳng hàng. Khi đó, cô giáo xếp chỗ cho em ngồi ở bàn thứ 2 từ trên xuống ở dãy giữa. Chiếc bàn học này khác hẳn với chiếc bàn học của em ở nhà, đó là một chiếc bàn dài cho hai người ngồi, và ghế được gắn liền với bàn. Bàn chỉ có một mặt phẳng dài khoảng 1,5 mét và rộng tầm khoảng 3 gang tay của em. Trên mặt bàn là một miếng gỗ phẳng và được quét một lớp sơn màu vàng trông rất đẹp. Ngay phía bên dưới chính là ngăn bàn, ngăn bàn được chia làm đôi để mỗi bạn có thể tự để đồ dùng học tập của mình vào trong. Để tránh các bạn bị lấy nhầm của nhau, ở giữa bàn có một miếng ngăn màu trắng trông rất đẹp.
Ở phía bên cạnh bàn là hai chiếc móc treo để chúng em có thể treo cặp sách mỗi khi đến lớp để tránh chúng em để đồ bừa bãi. Một điều đặc biệt ở chiếc bàn học của chúng em là đây là một chiếc bàn học đa năng, chỉ cần lật ngửa mặt bàn ra là chiếc bàn sẽ biến thành một chiếc giường để chúng em có thể được ngủ trưa để chuẩn bị cho buổi chiều thật tỉnh táo
Em thích chiếc bàn học ở trường của em lắm, nó không chỉ là chiếc bàn học để em có thể viết những lời giải những từ ngữ thật nắn nót, thật cẩn thận. Em đã hứa với cô giáo và bố mẹ là sẽ học tập thật tốt trên chiếc bàn đó để trở thành một người con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với công nuôi dạy của bố mẹ và thầy cô.
Tả cái bàn học của em ở trường – Bài số 4
Năm nay em học ở lớp mới, toàn bàn ghế mới. Cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu. Cùng ngồi bàn này có hai bạn nữa, tên là Sơn và Nhật.
Bàn học của em chưa sơn, chưa được đánh bóng. Bàn để mộc, màu vàng tươi. Em ngồi tì tay lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi nghiêng đã được bào nhẵn, riêng các cạnh và mặt dưới còn ram ráp. Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp phồng to của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn lôi được một con chim non. Em không biết các bác thợ mộc đã lấy gỗ gì đóng bàn, chỉ thấy bàn vững chắc. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng. Cây viết đặt lên không bị lăn, đặt bình mực cũng không rớt. Em lấy viết bi định ghi tên vào cái góc bàn thì cô giáo nói:
– Các con phải giữ bàn cho mới nghe, không viết, khắc lên mặt bàn. Cũng không làm rớt, đổ mực hoặc ngồi lên mặt bàn. Nghe rõ chưa nào?
Thế là em dừng tay lại. Ở nhà, em cũng có bàn học riêng chỉ bằng cái bàn này. Bố em cũng dặn đừng làm hư bàn, dơ mặt bàn. Bàn học ở nhà em được bao nhựa mi ca bóng láng màu gụ rất đẹp. Bốn chân nó chỉ nhỏ yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn dài đè lên trên bốn chân vuông, to, thẳng đứng.
Cả ba chúng em tì tay lên bàn, bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em cho biết để đóng được cái bàn phải mất nhiều công sức. Nào là trồng cây, hạ xuống, chở về. Nào là cưa, xẻ, đục, bào, đóng. Rồi chuyển đến trường. Em cùng bạn Sơn, bạn Nhật cố giữ bàn học của chúng em thật sạch thật bền.
Em mở sách để sát cái thước kẻ dài, rồi đặt thật ngay quyển tập dưới cuốn sách. Em nắn nót viết. Bàn ơi, đứng yên, nghe. Mình sẽ giữ bạn cẩn thận như cái bàn học ở nhà.
Tham khảo nha em:
Câu 1:
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, ở phần "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: "Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm". Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố "học" và "hành" có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, "học" là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, "học" chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
"Hành" là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành. Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết, qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý, Hóa, Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục. Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần "bàn luận về phép học" thì "hành" là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố "học" và "hành" trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường". Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả "chúa tầm thường thần nịnh hót". Và hậu quả tất yếu sẽ là "nước mất nhà tan ".
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lễ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh "Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị"
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường. Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: "Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm."
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và "nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên".
Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố "học" và "hành" đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. "Học" có vai trò dẫn dắt việc "hành" và "hành" có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc "học". Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố "học" và "hành" để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
Câu 2:
M.Go-rơ-ki là một nhà văn, một nhà hoạt động chính trị người Nga. Ông là một nhà văn xuất sắc, các tác phẩm của ông được các bạn trẻ trên toàn thế giới đón nhận. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống” đã tác động đến các bạn trẻ rất nhiều.
Vậy sách là gì? Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hoá của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin, những kinh nghiệm được đi kết quả các thế hệ ở mọi lĩnh vực. Vậy sách và kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Tại sao sách là con đường sống? Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Và khi đó, nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Từ sách cổ xưa, ta lại nghiên cứu sâu hơn về những điều bí ẩn trong cuộc sống mà chưa khám phá hết được. Và với những kiến thức vốn có sẵn, ta có thể tìm ra những lối đi thích hợp trong đời sống của con người.
Vậy sách có tác dụng gì? Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;... sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích. Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau. Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,...
Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu quả khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê đọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi, tình trạng hiện tại, hoàn cảnh gia đình để tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.
Sách là một vật rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta. Nhờ sách soi sáng mà ta có thể đi đúng hướng, tiến lên phía trước hướng gần đến tương lai và thành công hơn nữa. Ngày nay, vẫn có nhiều phương pháp học khác nhau như học qua In-tơ-nét, qua trang web. Nhưng đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất vì nó bồi dưỡng kiến thức rõ hơn, ta sẽ hiểu hơn và cố gắng rèn luyện nề nếp học tập như câu nói của M.Go-rơ-ki.
Câu 3:
Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần ngày một nâng cao khiến nhiều vấn đề phát sinh trong xã hội. Bên cạnh những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường thì vấn đề bức thiết là tệ nạn xã hội. Đặc biệt là tện nạn ma túy. Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đế toàn xã hội. Đó là những nguy hiểm phá vỡ hệ thống toàn xã hội, cản trở sự phát triển văn minh lành mạnh của loài người. Các tệ xã hội phổ biến như thuốc lá, ma tuý, mại dâm, cá độ cờ bạc. Ma túy là tệ nạn nguy hại đáng lo hơn cả trên thế giới. M túy là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp từ những chất ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe. Khi nó đi và cơ thể con người sẽ làm thay đổi ý thức, tinh thần và tâm trạng của người đó, gây ra cảm giác lâng lâng, không kiểm soát được hành vi của mình. Ma túy có rất nhiều loại, tồn tại từ rất nhiều năm trước như thuốc phiện, hồng phiến, bạch phiến, thuốc, lắc ... được đưa vào cơ thể dưới nhiều hình thức như uống, tiêm chích...
Khẩu hiệu được nêu cao khi nhắc tới tệ nạn này là: Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy. Tại sao lại nói “không” với ma túy? Ma túy có tác hại vô cùng với con người. Trước tiên, nó gây hại trực tiếp cho người sử dụng. Sử dụng ma túy nhiều lần sẽ bị nghiện, hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng đề kháng kém đi khiến sức khỏe suy giảm và dễ mắc các bệnh khác.Cơ thể ngày càng gầy yếu đi, da dẻ xanh xao, vàng vọt, thần sắc lờ đờ mệt mỏi không tỉnh táo. Ma túy là con đường trực tiếp dẫn đến căn bệnh nguy hiểm của thời đại là HIV/AIDS. Theo thống kê vào tháng 5/2017 cả nước có gần 210.000 người nhiễm HIV còn sống và 90.882 trường hợp tử vong do HIV/AIDS tính từ đầu vụ dịch đến nay. ChỈ trong 5 tháng đầu năm số người nhiễm mới được phát hiện lên đến 3500. Nhiều người sử dụng ma túy đá bị ảo giác còn tự mình nhảy từ trên cao xuống. Ma túy khiến cho con người lâm vào u mê, tăm tối. Người nghiện từ khỏe mạnh bình thường trở thành người bệnh tật. Từ những đứa con ngoan, họ trở thành kẻ hư hỏng, bất hiếu. Xã hội vì thế cũng mất đi những công dân tốt khi người nghiện trở thành kẻ vi phạm pháp luật.
Đặc biệt là nỗi đau trong gia đình có người nghiện ma túy. Kinh tế gia đình suy sụp khi tiền bạc bị lấy đi dổ vào những cuộc tiêm chích, hút hít không có điểm dừng. Hạnh phúc gia đình tan vỡ khi con cái đau đớn trong cơn nghiện, cha mẹ dằn vặt, khổ tâm. Bao vụ án thương tâm trong gia đình có người nghiện hút đã khiến cả dư luận bàng hoàng. Dùng ma túy đá, ảo giác người thân thành con quái vật mà ra tay giết hại. Còn nỗi đau nào đau hơn khi bị chính con mình đoạt đi mạng sống do lên cơn nghiện.
Với cả xã hội, ma túy là nguyên nhân dẫn tới một loạt tệ nạn khác như trộm cắp, cướp giật, mại dâm... An ninh xã hội đi tới bất ổn. Tiền của quốc gia hao tốn khi phải xây dưng trại cai nghiện, thực hiện giải pháp phòng chống. Rồi khi không được gia điònh cháp nhận, kẻ nghiện lang thang vật vờ làm mất mĩ quan và gây hại cho những người khác. Kim tiêm dùng xong vứt bừa bãi và hành vi trả thù xã hội của nhiều kẻ nghiện đã gây cho người dân vô tội những nỗi đau khó nói. Bỗng nhiên họ bị nhiễm vào người căn bệnh vốn không phải tự mình gây ra. Người nghiện ma túy có thế chết đi vì bệnh tật và HIV/AIDS dày vò, nhưng gia đình, nhất là vợ con của họ phải đối mặt ra sao với xã hội, khi mà đó là căn bệnh mà nhiều người còn có tư tưởng xa lánh? Cuộc sống sẽ không thể tốt đẹp nếu ma túy còn tồn tại. Bởi vậy hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.
Tuy nhiên, lời nói phải gắn liền với thái độ và hành động cụ thế. Trước hết, cần tìm hiểu và xây dựng cho mình nền tảng kiến thức về tác hại, cách phòng tránh ma túy từ đó tuyên truyền rộng rãi trong xã hội để mọi người cùng chung sức phòng tránh, bài trừ. Tự rèn luyện và giữ lập trường tư tưởng vững vàng, lối sống lành mạnh. Hãy tỉnh táo tránh xa ma túy và sự cám dỗ vui chơi xa hoa để không tạo cơ hội cho ma túy tiếp cận mình. Gia đình cũng cần quan tâm, chăm lo và bảo vệ con em mình khỏi ma túy. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần có hình thức chế tài và pháp luật để xứ lý những hành vi tàng trữ, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy để chặn con đường lưu thông cúa nó. Đối với những người mắc nghiện, cần tạo điều kiện cho họ cai nghiện, trao cho họ cơ hội lao động và tránh xa lánh khiến họ rơi vào tuyệt vọng, quay lại thù hận xã hội. Hãy giúp họ hòa nhập với cộng đồng để lấy lại niềm tin và khát vọng sống tốt hơn. Nói “không” với ma túy và với tất cả các tệ nạn xã hội khác để xã hội phát triển văn minh nhất.
Vì một xã hội tiến bộ hơn, vì cuộc sống ngày mai tươi sáng tốt đẹp, hãy chung tay vì cuộc sống của chính chúng ta và mọi người xung quanh. Hãy nói “không” với tệ nạn ma túy.
Lần cuối con bước ra khỏi cổng trường Lê Quý Đôn, nó như mãi mãi hằn sâu vào trái tim con, như thể con không quay trở về được nữa.
Sáng nay, khi mọi người tung mũ, con không nghĩ rằng con có thể khóc lúc đấy! Một cái gì đó đã khiến con khóc! Con khóc như không hề có một lí do nào cả! Con có cảm giác như lần tung mũ đấy là thời gian cuối cùng ở mái trường này! Cảm giác ùa về thời gian con mới vào trường, thời gian bỡ ngỡ trước thầy cô và bạn bè! Cô và các bạn đã động viên con giúp con trong học tập!….
5 năm trôi qua……
Thời gian ôi, sao trôi nhanh thế? Con chỉ muốn nó chậm lại rồi dừng lại. Con không cầm được nước mắt khi mà mặc trên mình bộ áo cử nhân. Thầy đã cho thả từng quả bóng bay lên kèm theo những ước mơ tuổi học trò! Những quả bóng bay cao, sặc sỡ nhiều màu đem theo những điều ước bay cao và xa. Ôi! Đây là khoảnh khắc con không thể quên mặc dù trí nhớ của con có kém đến đâu.
Cả ngày hôm ấy con đã đếm ngược,đếm ngược thời gian. Hôm nay hình như thời gian trôi nhanh hơn mọi hôm. Chỉ mới vèo đã hết bay 8h đồng hồ cuối cùng còn lại. Thời gian chúng con chia tay thật đáng nhớ. Mấy bạn nam trong lớp thì đương nhiên là mặt vẫn "phởn" như bình thường còn bọn con thì khóc như mưa, như bão, như muốn trôi hết mọi thứ. Con sẽ nhớ mãi, nhớ mãi các bạn lớp mình. Con sẽ nhớ những buổi đánh nhau, cãi nhau, trêu trọc nhau rồi khóc. Đặc biệt, con sẽ nhớ người mẹ của 26 đứa con (cộng thêm em Hà Anh là 27) người đã dành hết tâm huyết dạy dỗ chúng con, chỉ cho con những bước đi đúng đắn để chúng con tiến thêm từng bước vào đời. Con xin cảm ơn tất cả các thầy, các cô, người đã hết lòng quan tâm tới chúng con.
Hôm nay là ngày con sẽ không bao giờ quên!
Lần cuối con bước ra khỏi cổng trường Lê Quý Đôn, nó như mãi mãi hằn sâu vào trái tim con, như thể con không quay trở về được nữa. Sáng nay, khi mọi người tung mũ, con không nghĩ rằng con có thể khóc lúc đấy! Một cái gì đó đã khiến con khóc! Con khóc như không hề có một lí do nào cả! Con có cảm giác như lần tung mũ đấy là thời gian cuối cùng ở mái trường này! Cảm giác ùa về thời gian con mới vào trường, thời gian bỡ ngỡ trước thầy cô và bạn bè! Cô và các bạn đã động viên con giúp con trong học tập!…. 5 năm trôi qua…… Thời gian ôi, sao trôi nhanh thế? Con chỉ muốn nó chậm lại rồi dừng lại. Con không cầm được nước mắt khi mà mặc trên mình bộ áo cử nhân. Thầy đã cho thả từng quả bóng bay lên kèm theo những ước mơ tuổi học trò! Những quả bóng bay cao, sặc sỡ nhiều màu đem theo những điều ước bay cao và xa. Ôi! Đây là khoảnh khắc con không thể quên mặc dù trí nhớ của con có kém đến đâu. Cả ngày hôm ấy con đã đếm ngược,đếm ngược thời gian. Hôm nay hình như thời gian trôi nhanh hơn mọi hôm. Chỉ mới vèo đã hết bay 8h đồng hồ cuối cùng còn lại. Thời gian chúng con chia tay thật đáng nhớ. Mấy bạn nam trong lớp thì đương nhiên là mặt vẫn "phởn" như bình thường còn bọn con thì khóc như mưa, như bão, như muốn trôi hết mọi thứ. Con sẽ nhớ mãi, nhớ mãi các bạn lớp mình. Con sẽ nhớ những buổi đánh nhau, cãi nhau, trêu trọc nhau rồi khóc. Đặc biệt, con sẽ nhớ người mẹ của 26 đứa con (cộng thêm em Hà Anh là 27) người đã dành hết tâm huyết dạy dỗ chúng con, chỉ cho con những bước đi đúng đắn để chúng con tiến thêm từng bước vào đời. Con xin cảm ơn tất cả các thầy, các cô, người đã hết lòng quan tâm tới chúng con. Hôm nay là ngày con sẽ không bao giờ quên!
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau.
Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.
Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.
Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.
Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.
Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.
Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Bài làm
Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.
Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng.
Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào. Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.
Trong ngôi nhà thân yêu của mình, nơi thân thuộc nhất với mỗi bạn học sinh chắc có lẽ chính là góc học tập. Góc học tập của em rất đẹp và thỏa mái nhờ chiếc bàn học được đặt cạnh cửa sổ mà bố đã sắm cho em từ ngày em bước vào lớp một. Chiếc bàn đã đồng hành cùng em qua bao năm tháng học trò.
Chiếc bàn học của em mới xinh xắn làm sao! Chiếc bàn được đóng bằng gỗ xoan. Những bác thợ mộc đã khéo léo bào cho bàn láng mịn và phủ một lớp sơn xanh da trời mát dịu. Vì chiếc bàn gắn liền với giá sách nên trông nó khác cồng kềnh và to lớn so với chiếc bàn bình thường.
Mặt bàn hình chữ chữ nhật, rộng khoảng một mét vuông, phẳng phiu, nhẵn bóng để em ngồi viết, ngồi đọc. Mặt bàn in hình một thảm cỏ xanh, chậu hoa cúc trắng nhụy xanh nho nhỏ xếp nối tiếp nhau. Những chú bướm trắng bay lượn trên khóm cúc. Phía trên là bầu trời với nhiều vệt sáng óng ánh của những giọt sương mai và những nốt nhạc biết nhảy múa giữa không trung. Nối liền với mặt bàn là giá sách ba ngăn. Ngăn trên cùng em đặt những quyển truyện tranh, truyện cổ tích và những cuốn sổ nhỏ. Ngăn giữa chia đôi, một bên em đặt chú lợn đất Pi, một ngăn em để một khung ảnh gia đình. Ngăn dưới em để sách giáo khoa và vở viết. Hằng ngày, em đều sắp xếp rất cẩn thận để giá sách của mình lúc nào cũng gọn gang ngăn nắp. Em còn dán thời khóa biểu của mình lên giá sách để việc chuẩn bị học tập của mình được thuận lợi hơn. Một phần rất quan trọng của bàn học chính là chân đỡ phía dưới. Chiếc bàn không có bốn chân như chiếc bàn ở lớp học mà chân đỡ của nó là ba tấm gỗ kéo từ mặt bàn xuống. Ở phía em ngồi không có chân đỡ, chỉ có một chiếc ngăn kéo. Em đựng lọ mực, hộp bút chì màu và những đồ dùng học tập khác ở đó. Đi liền với cái bàn là một chiếc ghế tựa cùng màu. Sau mỗi giờ ăn tối hay cuối tuần, em thường ngồi vào bàn để học bài. Vì bàn học nằm ngay cạnh cửa sổ nên vào những ngày nắng nóng, gió luôn nhẹ nhàng đem tới sự mát lành.
Thời gian qua đi, sự gắn bó giữa em và chiếc bàn ngày càng khăng khít, thân thuộc. Ở góc học tập này, em đã học được bao bài học bổ ích, lí thú để chuẩn bị hành trang cho những tháng ngày tương lai.
chuc ban hok tot nha