K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn trên đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người.
Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

chúc bạn học tốt

điền các từ sau vào chỗ trống (phím Enter, Dòng, Trang văn bản, dấu xuống dòng, một đường ngang, đoạn và trang, Kí tự, các kí tự gõ liền nhau, Đoạn văn bản, Trang)Các thành phần của văn bản:-Văn bản có các thành phần cơ bản: Kí tự, từ, câu, dòng, ……… (1) ………….-Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu, ..... (2).......... là thành phần cơ bản nhất của văn bản. Kí tự trống là dấu...
Đọc tiếp

điền các từ sau vào chỗ trống (phím Enter, Dòng, Trang văn bản, dấu xuống dòng, một đường ngang, đoạn và trang, Kí tự, các kí tự gõ liền nhau, Đoạn văn bản, Trang)

Các thành phần của văn bản:

-Văn bản có các thành phần cơ bản: Kí tự, từ, câu, dòng, ……… (1) ………….

-Kí tự: là con chữ, số, kí hiệu, ..... (2).......... là thành phần cơ bản nhất của văn bản. Kí tự trống là dấu cách.

Ví dụ: a, b, c, #, &, 4, 6 ...

-Từ soạn thảo: Một từ soạn thảo là ………(3)………….. Các từ soạn thảo thường được cách nhau bởi dấu cách, …………(4)…………… hoặc một dấu tách câu (dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu chấm than (!),…).

Ví dụ: Từ “học” có 3 kí tự.

-………(5)……….: là tập hợp các kí tự nằm trên cùng ……………(6) …………… từ lề trái sang lề phải của một trang.

-…………(7)……………….: Bao gồm một số câu và được kết thúc bằng dấu xuống dòng. Khi gõ văn bản, …………(8)………….. dùng để kết thúc một đoạn văn bản và xuống dòng.

-…………(9)…..: Phần văn bản trên một trang in gọi là ………(10)…………..

1
Câu 1. Ba dạng thông tin cơ bản của tin học là:A. Văn bản, chữ viết, tiếng nói;B. Văn bản, âm thanh, hình ảnh;C. Các con số, hình ảnh, văn bản;D. Âm thanh chữ viết, tiếng đàn piano.Câu 2: Từ khóa là gì?A. Là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung cần tìm kiếm do người sử dụng cung cấpB. Kết quả tìm kiếm thông tinC. Cả A, B đều đúngD. Cả A, B đều saiCâu 3: Địa chỉ thư điện từ nào sau đây là ...
Đọc tiếp

Câu 1. Ba dạng thông tin cơ bản của tin học là:

A. Văn bản, chữ viết, tiếng nói;
B. Văn bản, âm thanh, hình ảnh;
C. Các con số, hình ảnh, văn bản;
D. Âm thanh chữ viết, tiếng đàn piano.

Câu 2: Từ khóa là gì?

A. Là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung cần tìm kiếm do người sử dụng cung cấp

B. Kết quả tìm kiếm thông tin

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Địa chỉ thư điện từ nào sau đây là  đúng?

A. halan12345@gmail

B. thuthuy1111@gmail.com

C. halan12345gmail.com

D. minhtuanyahoo.com

Câu 4. Hoạt động thông tin của con người là:

A. Thu nhận thông tin
B. Xử lý, lưu trữ thông tin
C. Trao đổi thông tin
D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm các khối chức năng

A. Bộ xử lý trung tâm (CPU)                               B. Bộ nhớ
C. Thiết bị vào/ra                                                 D. Cả 3 đáp án A, B, C

Câu 6. Đâu là thiết bị thu nhận thông tin trong các thiết bị sau

A. bàn phím                                                                   B. chuột              

C. Cả A, B đều đúng                                            D. Cả A, B đều sai

Câu 7. Theo em máy tính có thể hỗ trợ trong những công việc gì?

A. Thực hiện các tính toán                                   B. Nếm thức ăn
C. Sờ bề mặt bàn                                                  D. Ngửi mùi hương

Câu 8. Quá trình xử lí thông tin bốn bước đó là:

A. Xử lí thông tin - xuất thông tin ra màn hình-in ra giấy-lưu trữ thông tin;
B. Thu nhận thông tin-xử lí thông tin- lưu trữ thông tin- truyền thông tin
C.Thu nhận thông tin- truyền  thông tin-xử lí thông tin-lưu trữ thông tin
D. Xử lí thông tin-in ra giấy-sửa đổi thông tin-lưu trữ thông tin

2

Câu 1. Ba dạng thông tin cơ bản của tin học là:

A. Văn bản, chữ viết, tiếng nói;
B. Văn bản, âm thanh, hình ảnh;
C. Các con số, hình ảnh, văn bản;
D. Âm thanh chữ viết, tiếng đàn piano.

Câu 2: Từ khóa là gì?

A. Là một từ hoặc cụm từ liên quan đến nội dung cần tìm kiếm do người sử dụng cung cấp

B. Kết quả tìm kiếm thông tin

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Địa chỉ thư điện từ nào sau đây là  đúng?

A. halan12345@gmail

B. thuthuy1111@gmail.com

C. halan12345gmail.com

D. minhtuanyahoo.com

Câu 4. Hoạt động thông tin của con người là:

A. Thu nhận thông tin
B. Xử lý, lưu trữ thông tin
C. Trao đổi thông tin
D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm các khối chức năng

A. Bộ xử lý trung tâm (CPU)                               B. Bộ nhớ
C. Thiết bị vào/ra                                                 D. Cả 3 đáp án A, B, C

Câu 6. Đâu là thiết bị thu nhận thông tin trong các thiết bị sau

A. bàn phím                                                                   B. chuột              

C. Cả A, B đều đúng                                            D. Cả A, B đều sai

Câu 7. Theo em máy tính có thể hỗ trợ trong những công việc gì?

A. Thực hiện các tính toán                                   B. Nếm thức ăn
C. Sờ bề mặt bàn                                                  D. Ngửi mùi hương

ko chắc câu 6

17 tháng 3 2017

Đáp án B

3 tháng 4 2018

Thành phần cơ bản của một văn bản gồm :

A. Trang văn bản, câu, từ

B. Kí tự, dòng, đoạn văn

C. Từ, câu, đoạn văn

D. Cả A, B, C đều đúng

5 tháng 4 2018

So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) :

- Vấn đề :

    + Văn bản (1) nói đến một kinh nghiệm sống ⇒ Vấn đề xã hội

    + Văn bản (2) nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ ⇒ Vấn đề xã hội

    + Văn bản (3) là lời kêu gọi toàn quốc đoàn kết và quyết tâm kháng chiến chống Pháp ⇒ vấn đề chính trị.

- Từ ngữ :

    + Văn bản (1) và (2) : có nhiều các từ ngữ sinh hoạt gần gũi với lời ăn tiếng nối hằng ngày (mực, đèn, thân em, mưa sa, ruộng cày…).

    + Văn bản (3) : sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến vấn đề chính trị (kháng chiến, hòa bình, nô lệ, đồng bào, Tổ quốc…).

- Cách thức thể hiện nội dung :

    + Văn bản (1) và (2) : thể hiện nội dung bằng những hình ảnh giàu tính hình tượng.

    + Văn bản (3) : chủ yếu dùng lí lẽ và lập luận để triển khai nội dung, Nội dung bài bao gồm nhiều nội dung nhỏ được liên kết với nhau.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: văn bản (1) và (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.