Đọc hai đoạn văn sau trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng:(1)“…Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.(2)"…Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở...
Đọc tiếp
Đọc hai đoạn văn sau trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng:
(1)“…Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
(2)"…Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.”
(Trích Sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập một, trang 16-18)
Câu 4: Hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật “tôi” ở trong hai đoạn văn trên, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một trợ từ (gạch chân, chú thích rõ).
a, Đoạn văn được trích từ văn bản ''Trong lòng mẹ'' của Nguyên Hồng
b, Nghẹn ứ, khóc, vồ, cắn, nhai, nghiến
c,
Em tham khảo:
Phép tu từ được sử dụng là so sánh: tác giả ước những hủ tục đã đày đọa mẹ của mình trở thành những vật hữu hình: hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ để có thể tự tay phá nát chúng, bảo vệ mẹ của mình
Tác dụng biện pháp tu từ: mang lại giá trị biểu cảm cao cho đoạn trích: vì tình yêu thương mẹ, bé Hồng căm phẫn những hủ tục đày đọa mẹ, phá hoại cuộc sống hạnh phúc của mẹ. Bé ước những thứ đó trở nên hữu hình cụ thể để có thể phá nát chúng, bảo vệ mẹ, yêu thương mẹ.
d, Tình yêu thương mẹ vô bờ bến