cảm thụ về đoạn thơ sau :
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ơi, độc lập!
Xanh biết mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo đoạn văn nhé:
Đoạn thơ được sử dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ và cách diễn đạt đặc sắc. Biện pháp liệt kê: rừng cọ, đồi chè, đồng xanh giúp gợi ra những cảnh đẹp thiên nhiên trải dài khắp đất nước VN. Các từ láy "ngào ngạt, dào dạt" có tính gợi hình, gợi cảm cao; giúp vẽ ra được khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và niềm tự hào về cảnh sắc VN. Trên mảnh đất hình chữ S, có dòng sông Lô yên bình hiền hòa nắng chiếu và thi thoảng có tiếng hò ô khỏe khoắn, tươi vui. Hơn nữa, bến nước Bình Ca còn là nơi những chuyến đò cập bến và ra đi thật thanh bình, êm ả.
Tham khảo nhé
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo:
"nắng chói sông Lô...."...
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người!
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát".
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào!
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là:
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt nam"!
TÔI YÊU VIỆT NAM!!!!!!
Tham khảo nè :
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè. đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô! tiếng hát
Chuyến phà rào rạt, Bến nước Bình ca
Quả thật vậy, thiên nhiên sông núi, con người VN rất đẹp! Thiên nhiên đẹp với những "rừng cọ", những "đồi chè", với những cánh "đồng xanh" bát ngát...Với thể thơ tự do đầy ngẫu hứng và điêu luyện, tác giả cho người đọc chiêm ngưỡng cả một bức tranh quê hương Việt Nam xinh đẹp, sống động! Và đó cũng là niềm kiêu hãnh của tác giả với sự tự hào, yêu mến tổ quôc khi đặt dấu chấm cảm cuối câu thứ nhất: " đẹp vô cùng tổ quôc ta ơi!", từ "ơi" cho thấy sự thân thương, thân thiết; coi đó như một phần máu thịt của ta....nghệ thuật dùng câu cảm thán đã bộc lộ tài năng thực sự của tác giả.
cái hay nữa là tác giả biết lựa chọn những hình ảnh rất...Việt nam, đó là những cảnh rất bình dị, gần gũi với mỗi người dân ta, từ nông thôn tới thị thành, từ anh kỷ sư tới bác nông dân...có lẻ ai cũng biết: rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt,
với tài dùng từ láy "ngào ngạt" nhà thơ như thổi hồn vào bức tranh thơ mọng ấy, bức tranh là một khung cảnh động với những hình ảnh và gam màu xanh của sự sống xen lẫn hương vị lan toả như đang vẫy chào chúng ta!
bức tranh đã đẹp, lại càng như đẹp hơn với nghệ thuật dùng động từ "chói" của tác giả khi đưa hình ảnh nắng vào đoạn thơ, thắp thêm ánh sáng cho bức tranh thêm hoàn hảo:
"nắng chói sông Lô...."...
cuối cùng cái vế thứ hai của non nước Việt Nam đẹp cũng xuất hiện trong bức tranh, đó là hình ảnh con người!
con người dù quanh năm vất quả lao động, song họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn mãi vang vọng lời ca dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào: trong lao động,cũng như trong chiến đấu...."hò ô tiếng hát".
câu kết đó là hình ảnh một chuyến phà băng băng rẽ sóng nơi bến nước BÌnh Ca cho thấy nghị lực vượt qua mọi thử thách, gian khổ của con người. dù hoàn cảnh nào cũng "ta đi tới". nghệ thuật dùng từ láy "rào rạt", một lần nữa cho thấy bức tranh đầy sống động,mềm mại, hài hoà, uyển chuyển...như một dãi lụa đào!
Đây là một bức hoạ đồng quê tuyệt vời, ở đó không chỉ có thiên nhiên đẹp mà con người cũng đẹp, quả thật là:
"có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
như sông như núi như người Việt nam"!
Những cảnh vật được tả trong bài: tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.
Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.
Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.
Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.
Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...
Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.
Dàn ý :
I / Mở bài : Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, triết lý, phong phú về hình ảnh, với một cảm xúc tinh tế đi liền với một trí tuệ sắc sảo. “NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CỦA NƯỚC” là một bài thơ hay, đặc sắc, thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Chế Lan Viên. Nhà thơ đã diễn tả tâm trạng nhớ thương quê hương, đất nước da diết, khôn nguôi của Bác Hồ trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước và niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Người khi đã tìm được chân lý cách mạng “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác! Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất, Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre. Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ? Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương! Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở, Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương! Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn. Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây! Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ Tìm đường đi cho dân tộc theo đi. Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc, Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi... Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai Thế đi đứng của toàn dân tộc Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người. Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê? Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi, Những đất tự do, những trời nô lệ, Những con đường cách mạng đang tìm đi. Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa. Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây? Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử? Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây? Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Nụ cười sẽ ra sao?... Ơi, độc lập! Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc Khi tự do về chói ở trên đầu. Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc Sao vàng bay theo liềm búa công nông. Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin. Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc: "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước. Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. Bác thấy: dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt Ruộng theo trâu về lại với người cày Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc... Không còn người bỏ xác bên đường ray. Giặc nước đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân Những keó quê mùa đã thành trí thức Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng. Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói Những đời thường cũng có bóng hoa che. Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân. Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.”
II / Thân bài : Khổ 1: Hình ảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước : “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi” Cách ngắt nhịp thơ 5/5 và dấu chấm giữa câu làm cho dòng thơ mở đầu mười chữ bị ngắt làm hai đoạn nói lên tình cảnh bức bách và tâm trạng quyến luyến Đau xót trước cảnh quê hương, “đất nước đẹp vô cùng” đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ nên “Bác phải ra đi”. Trong bóng Người mang nặng nỗi đau mất nước, nhân dân đau khổ, tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nó thôi thúc Bác quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Với niềm xúc động chân thành, Chế Lan Viên đã cảm nhận sâu sắc cuộc hành trình trên đại dương bao la. Nhà thơ như muốn hóa thân thành con sóng đưa Bác vượt trùng khơi : “Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác” Câu thơ đến đột ngột thể hiện tâm trạng vội vàng, cuống quýt như muốn kịp theo chân Bác để cùng chia sẻ những nỗi vất vả, gian truân trong cuộc hành trình. Hình ảnh tưởng tượng làm sống lại giây phút lịch sử thiêng liêng. Nó thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của tác giả Con tàu đưa Bác xa dần, xa dần “Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bố phía nhìn không một bóng hàng tre” Hình ảnh “bờ bãi”, “làng xóm”, “hàng tre” có giá trị gợi cảm là biểu tượng cho quê hương xứ sở Từ “bốn phía” gợi không gian mênh mông, rộng lớn. Các từ “dần lui”, “khuất”, “không một bóng” diễn tả tâm trạng bồi hồi, nỗi cô đơn, bơ vơ của người ra đi Động từ “nhìn” biểu lộ tâm trạng nhớ nước nhớ quê nhà pha lẫn nỗi đau thương da diết, nỗi nhớ đầy đau thương như thấm sâu vào lòng người xa xứ Khổ hai: Tiếp tục khơi sâu tình cảm, tâm trạng buồn đau nhớ nước của Bác: “Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương” Trong “Đêm xa nước đầu tiên” ấy, lòng Bác trĩu nặng nỗi nhớ thương quê hương da diết khôn nguôi. Người trằn trọc, thao thức không sao chợp mắt bởi nỗi nhớ của người ra đi thật sâu sắc và thấm thía. Sóng nước nơi nào cũng là sóng nước. Nhưng trái tim có lý lẽ riêng: đã không phải nước trời quê hương thì tất cả đều xa lạ, ngỡ ngàng: “Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”. Và người ra đi chỉ nằm nghe sóng vỗ ở mạn tàu. Tiếng sóng càng trở nên xa lạ, nỗi đau như tăng dần lên Tâm trạng con người giữa trùng dương mênh mông đi tìm đường cứu nước đang mang nặng tình quê hương sâu nặng : “ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương “ Lòng lưu luyến khi từ biệt làm cho đất nước đẹp vô cùng, khi xa mảnh đất quê hương, xa đất nước thân yêu mới càng thấm thía đất nước đau thương. Hai câu thơ nhẹ nhàng, tha thiết như lời tâm sự sâu lắng của người con nhớ quê hương đất nước da diết, khôn nguôi. Tình yêu nước đó rất đỗi nồng nàn, thiết tha, sâu sắc. Khổ ba: “Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà” Với những câu thơ giàu hình ảnh, Chế Lan Viên đã thể hiện thực tinh tế tình cảm yêu nước sâu nặng và nỗi day dứt về vận mệnh đất nứơc, dân tộc của Bác . Đang sống giữa châu Âu tuyết trắng, giữa những hàng cây trơ trụi lá vàng xứ lạnh, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn Bác, trong tiềm thức, làng quê nhiệt đới bốn mùa xanh tươi vẫn hiện về đêm đêm. Giấc chiêm bao “xanh sắcbiếc quê nhà” thể hiện khát khao cháy bỏng của người con xa đất nước. Bác luôn trăn trở, day dứt trước tình cảnh đất nước đang đắm chìm trong cảnh lầm than, nô lệ: “Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa” Hình ảnh đối lập, tương phản “Ăn miếng ngon” _ “đắng lòng vì Tổ quốc”, “chẳng yên lòng”_ “ngắm một nhành hoa” cùng với lời thơ chứa chan cảm xúc đã gợi trong lòng người đọc niềm xúc động trước tâm trạng lo lắng, trăn trở nghĩ suy về vận mệnh đất nước của Bác. Người ăn không ngon, ngủ không yên mỗi khi nghĩ về Tổ quốc đang chịu nhiều thương đau. Trái tim giàu lòng yêu nước của Bác cùng đau với nỗi đau của dân tộc trong cảnh nước mất, nhà tan. Khổ bốn: Trải qua bao gian lao, thử thách trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Bác đã tìm được chân lý cách mạng: “Luận cương đến Bác hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin” Chuyển biến tâm lý của Bác đã được nhà thơ miêu tả thật tinh tế và xúc động. Qua giọt nước mắt sung sướng, cảm động Chế Lan Viên tài tình đặt ra mối quan hệ giữa hai nhân vật vĩ đại của cách mạng vô sản: Lê Nin và Bác Hồ. Thật sung sướng và hạnh phúc biết bao khi Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước chân chính. Chủ nghĩa Mác_Lê Nin đã soi sáng tâm hồn Bác. Người đón nhận chân lý cách mạng ấy với tất cả trái tim, khối óc của mình: “Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách Tưởng bên ngòai đất nước đợi mong tin” Hình ảnh nhân hóa sinh động, giàu sức biểu cảm “Bức tường im nghe Bác lật từng trang sách” và “đất nước đợi mong tin” đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc. Tất cả như cùng chia sẻ, hòa cùng niềm sung sướng, hạnh phúc của Bác. Tác giả đã tập trung tái hiện giờ phút Bác Hồ đọc Luận cương của Lê Nin, đây là một thời khắc có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Khổ năm: Bác đã tìm ra hình của Nước. Niềm vui mãnh liệt trào dâng trong lòng Bác: “Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc Cơm áo là đây ! Hạnh phúc đây rồi !” Dòng thơ “Cơm áolà đây ! Hạnh phúc đây rồi !” có hai câu cảm liên tiếp, ngắt nhịp 4/4 đã diễn tả niềm vui náo nức, nồng nhiệt. Nhịp thơ nhanh, lời thơ sảng khóai phù hợp với việc diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Bác trong giờ phút lịch sử thiêng liêng, trọng đại” “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” Hình ảnh “Hình của Đảng lồng trong hình của Nước” thật đặc sắc, độc đáo, mới lạ mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Đó là biểu tượng cho vận mệnh đất nước gắn với vận mệnh của Đảng. Đảng cộng sản Việt Nam là linh hồn của dân tộc. Ánh sáng cách mạng cảu Đảng sẽ soi sáng cho dân tộc vững bước trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do. Nhà thơ đã bày tỏ niềm tin tưởng mãnh liệt, niềm tự hào về Đảng quang vinh. Cảm nhận sâu xa niềm vui sướng, hạnh phúc bất tận của Bác khi tìm ra con đường cứu nước chân chính, Chế Lan Viên đã viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”. Hình ảnh đối lập, tương phản trong câu thơ đã tạo được ấn tượng sâu sắc và niềm xúc động trong lòng người đọc. Những giọt nước mắt hạnh phúc và nụ cười sung sướng của Bác còn đọng mãi trong trang sách và cuộc đời hôm nay và mai sau. III / Kết bài: “Người đi tìm hình của Nước” là một bài thơ hay, đặc sắc. Bài thơ là kết quả của sự sáng tạo nghệ thuật mới lạ, độc đáo và cảm xúc tinh tế của Chế Lan Viên. Với các biện pháp tu từ đặc sắc phong phú đạt hiệu quả nghệ thuật cao và hình tượng thơ giàu tính thẩm mĩ, Chế Lan Viên đã tạo nên hình tượng Bác Hồ _ Người đi tìm hình của Nước, khơi dậy trong lòng người đọc niềm xúc động chân thành trước tấm lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng và tinh thần phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng Cách mạng của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Đọc bài thơ, en càng thêm yêu kính, cảm phục, biết ơn Bác Hồ, nguyện sống xứng đáng là lớp tuổi trẻ của thành phố được vinh dự mang tên Bác kính yêu .