cảm thụ về đoạn thơ sau :
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vì vào mùa đông, ở xứ lạnh nhiệt độ xuống < 00C nên nước bị đóng băng sinh ra tuyết.
- Nước muối có nhiệt độ đông đặc nhỏ hơn nước thường.
- Khi rắc muối lên các con đường có tuyết thì nhiệt độ đông đặc của nước muối giảm xuống nên nước muối không bị đông đặc.
- vì vào mùa động nhiệt độ hạ thấp nên hơi nước và nước đông đặt và hóa tuyết
- nước muối có nhiệt độ đông đặt khác nước thường
- vì khi có muối thì băng sẽ tan nhanh hơn là đường dễ đi hơn
- Người ta rắc muối trên đường vào mùa đông ở các nuớc xứ lạnh là rất đúng ko phải vì cái chuyện tan băng hay ko. Điều đó ko phù hợp. Thật ra mục đích nguời ta rắc muối là để tăng độ ma sát, giúp xe chạy đừng trượt trên băng. Còn mục đích thứ 2, theo tôi nghĩ là muối khan sẽ hút nước khá mạnh bởi vì khi băng chảy nhẹ thành nước sẽ bị muối hút, giúp đường xá ít nước thì sẽ tránh bị trượt cao hơn.
Hướng dẫn giải:
- Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để nhờ những đồng chí trong đó hướng dẫn Người đi viếng Lê-nin.
Đáp án:
- Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để nhờ những đồng chí nước Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa là Lê-nin.
Hướng dẫn giải:
- vì thời tiết ngoài trời đang rất lạnh, trong khi Bác chỉ mặc chiếc áo thu mỏng trên người.
Đáp án:
- Vì thời tiết nước Nga lạnh dưới 40 độ âm, nên các đồng chí khuyên mai có áo ấm thì sẽ đi khi Nguyễn Ái Quốc mặc áo mỏng mùa thu.
Bài làm
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam , Người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trải qua ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, Bác đã trở về và mang theo ấm no, hạnh phúc của nhân dân . Trong hành trình vất vả, cuối cùng Bác đã bắt gặp luận cương của Lê - nin , đó chính là ánh sáng soi đường cho Người trên con đường cách mạng sau này:
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Vào một buổi sáng mùa đông lạnh giá, Bác đến tìm gặp Lê nin :
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc...
Người thanh niên ấy đã khóc khi nghe tin Lê nin mất. Khi đó bầu trơì Maxcova lạnh giá, tuyết phủ đầy. Cái lạnh của nước Nga không thấm gì so vơí cái lạnh đang diễn ra trong tâm hồn Bác:
Tuyết Mat-xcơ-va sáng ấy lạnh trăm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi. Nhưng Bác chẳng dừng chân
Tuyết rơi, hay chính nước mắt của Bác đang rơi, Người khóc cho Lê nin và khóc cho người thầy của mình. Thế nhưng hạnh phúc của dân tộc vẫn không ngừng thôi thúc Người . Mặc dù Lê nin đã ra đi, Nhưng luận cương của Lê nin vẫn như là ngọn lửa chân lý cho Người bước tiếp trên con đường cứu nưóc của mình.
( Tự mình làm đó nhé, ko cóp mạng đâu )
Sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (tháng 7/1920) đánh dấu bước ngoặt lịch sử trên hành trình tìm đường cứu nước của Người. Đó là cuộc gặp gỡ của một người dân Việt Nam đang bị thống trị và tước đoạt, nô lệ và tủi nhục với một lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Về giờ phút lịch sử được tiếp xúc với Luận cương, sau này, Bác Hồ đã kể lại: "Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba". Trong giây phút thiêng liêng ấy, "Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin" bởi Người hiểu "... Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc".
Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên (tháng 7/1920), giữa năm 1923, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt mọi vòng vây của đủ loại mật thám, từ Pari qua Đức và đến với nước Nga của Lê-nin, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, với lòng mong đợi thiết tha là được gặp Lê-nin vĩ đại, nhưng không thể thực hiện được vì Lê-nin ốm nặng. Ngày 21/1/1924, Lê-nin qua đời. Nghe tin Lê-nin từ trần, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sững sờ, lòng đau như thắt lại.
Trong Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự thật (Hà Nội) năm 1980, tập 2, trang 175, Người kể lại: Ngày 23/1/1924, "Anh Nguyễn đi trong dòng người vô tận chuyển động một cách chậm chạp về phía cửa tòa nhà trụ sở công đoàn để viếng Lê-nin kính mến. Trời khô và rét tới 30 độ âm. Đường phố ngập tuyết, gió lạnh từ phương bắc thổi giật từng cơn, đâm vào da thịt như muôn vạn mũi kim châm. Hai tay, hai tai anh Nguyễn tê cứng và tưởng như nứt ra… Cùng với dòng người gồm công nhân, nông dân, hồng quân, trí thức, thanh niên và các đại biểu quốc tế, anh Nguyễn dừng lại một phút bên cạnh Lê-nin, cố nhìn Lê-nin. Ôi, lần đầu tiên được nhìn thấy Người, anh cố nhìn lâu hơn một chút để vĩnh viễn ghi lại trong tâm óc nét mặt yêu quý của Người thầy và Người dẫn đường. Khi anh Nguyễn từ nơi viếng Lê-nin đi bộ về khách sạn Lux ở gần đó thì đã khuya. Chân tay anh còn tê cóng, đôi chỗ rớm máu, người rét run. Anh vội gõ cửa buồng một đồng chí ở gần xin một cốc nước chè nóng. Và đêm ấy, dù tay đau cứng, trong buồng số 311 của khách sạn, anh ngồi vào bàn viết bài tưởng nhớ Lê-nin". Nguyễn Ái Quốc muốn thể hiện ngay trên mặt giấy tình cảm đau xót tràn ngập tâm hồn mình, Người viết mà nước mắt cứ trào ra, chảy dài trên đôi má lạnh cóng.
Đúng ngày lễ tang Lê-nin, 27/1/1924, báo Sự thật của Đảng Cộng sản Bônsêvich Liên Xô ra số đặc biệt, đăng trang trọng bài viết của Nguyễn Ái Quốc, đại biểu nhân dân Đông Dương và là người nước ngoài duy nhất, người dân thuộc địa duy nhất có bài viết trong số báo vĩnh biệt Lê-nin này. Với lời văn trong sáng, giản dị, cô đọng, sâu sắc, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tình cảm chân thành, nồng cháy với Lê--nin: "... Lê-nin là người dũng cảm nhất trong những người dũng cảm ở nước Nga... Lê-nin là người giải phóng cho chúng ta... Khi còn sống, Người là cha, là thầy học, người đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội".
Đường đến với Lê-nin của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong chặng đường đầu tiên gồm hai sự kiện: Gặp Lê-nin khi đọc tác phẩm của Người và gặp Lê-nin khi đến vĩnh biệt Lê-nin trong tang lễ của Người. Hai sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của một con người mang tên Ái Quốc, cũng là bước ngoặt của cả dân tộc Việt Nam. Từ lòng yêu nước mà tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-nin, "Đường đến với Lê-nin là đường về Tổ quốc", một Tổ quốc Việt Nam độc lập của dân tộc Việt Nam tự do.
Sự gặp gỡ tư tưởng Nguyễn Ái Quốc - Lê-nin này phản ánh những nhu cầu đang đặt ra của lịch sử là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Ánh sáng của tư tưởng Lê-nin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc con đường đấu tranh giải phóng, không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc còn đang bị áp bức. Luận cương của Lênin chính là tia sáng đầu tiên của dòng ánh sáng đó.
Điều đó lý giải vì sao trong các bài giảng về đường cách mạng (1925 - 1927) thì mở đầu, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nói về tư cách một người cách mạng và tiếp theo là lời khẳng định: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê-nin", "Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam".
Trong một bài viết của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ năm 1924 có đoạn: "Không phải chỉ thiên tài của Lê-nin mà chính là tính coi khinh xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao thượng của bậc thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi". Lý tưởng về con người kiểu Lê-nin đã trở thành ngôi sao dẫn đường cho Nguyễn Ái Quốc. Đó chính là tấm gương về đạo đức cách mạng của người cách mạng, xuyên suốt và nhất quán từ Lê-nin đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Cũng từ đó, ta càng thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa của việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.