K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự...
Đọc tiếp

Câu 1. Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, tác giả đã kêu gọi: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng …”.

a.     “Việc đó” mà tác giả nhắc tới ở câu văn trên là gì?

b.    Em hãy cho biết, ngày 27 - 28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng đến “việc đó” mà nhà văn vừa đề cập ở trên?

c.      Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ, phát triển đất nước ở thời bình để có thể “tham gia vào bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới. (Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu để trình bày ý kiến của mình).

 

 

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

          Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điề đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ Mặt Trời.

                   (Trích Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két, Ngữ văn 9, tập I, trang 17)

a.      Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

b. Thái độ của tác giả như thế nào khi viết về vấn đề này?

c. Từ nội dung đoạn trích, trình bày suy nghĩ của em trong một đoạn văn khoảng 12 câu về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình đối với nhân loại.

d. Kết hợp nội dung văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” và hiểu biết của bản thân, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa tác hại của chiến tranh hạt nhân và thảm họa động đất, sóng thần. (Viết ngắn gọn khoảng 8 câu).

 

0
 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
“…Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng(1). Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích(2)…”a. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào của ai?b. “Chúng ta” ở đây là những ai, “đến đây” là ở đâu, và...
Đọc tiếp

“…Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng(1). Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích(2)…”

a. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào của ai?

b. “Chúng ta” ở đây là những ai, “đến đây” là ở đâu, và “việc đó” là việc gì?

c. Em hãy cho biết ngày 27-28 tháng 2 năm 2019 tại Hà Nội diễn ra sự kiện gì có vai trò rất quan trọng liên quan đến “việc đó” mà tác giả đề cập ở trong đoạn trích trên?

d. Xét về cấu tạo câu văn số (2) thuộc kiểu câu nào đã học?

e. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên?

f. Trong văn bản này tác giả còn viết: “Một nhà tiểu thuyết lớn của thời đại chúng ta đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng trái đất của chúng ta là địa ngục của các hành tinh khác?”. Xét theo mục đích nói, câu: “Phải chăng trái đất của chúng ta là địa ngục của các hành tinh khác?” thuộc kiểu câu nào, hành động nói là gì và được thực hiện theo cách nào?

g. Mở đầu văn bản có chứa đoạn trên tác giả đã đặt câu hỏi: “Chúng ta đang ở đâu?” xét về mục đích nói thì câu văn trên thuộc kiểu câu nào đã học? Phân tích tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn bản.

h. Em hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong việc bảo vệ phát triển đất nước ở thời bình để có thể tham gia vào “bản đồng ca” mà tác giả đề cập tới?

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu để trình bày ý kiến của mình.

BT2. Cho đoạn trích:

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng.

 Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

(Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuoc-song/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)



0
20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đó là lời kêu gọi của ông chống lại chiến tranh hạt nhân chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Kêu gọi mọi người: “Hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình công bằng”. Ông đã có một đề nghị táo bạo đó là “mở ra một nhà băng lưu chị nhớ có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân” để nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại và biết đến thủ phạm đã gây ra sự lo sợ đau khổ cho con người, biết những tên mắt điếc tai ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình kêu gọi để được sống hạnh phúc.

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố...
Đọc tiếp

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại? b. Vì sao tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”? c Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ tròng câu « Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Đây là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp ? c. Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay. Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em.

0