ĐỀ 2: Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.”
Câu hỏi
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
2. Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh?
3. Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành công để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
4. Từ nội dung đoạn văn gợi ra hãy nêu suy nghĩ của em về lối sống giản dị bằng một đoạn văn 10 câu ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, lập luận.
Câu 2:
Những dẫn chứng cụ thể chứng tỏ lối sống bình dị, rất Việt Nma, rất Phương Đông của Hồ Chí Minh:
-Nơi ở:
+Nhà sàn nhỏ, có vài phòng
+Đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ
-Trang phục: Với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ.
-Bữa ăn: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối.
-Tư trang: ít ỏi, một chiếc vali con, vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm
Câu 3:
Nghệ thuật lập luận: kết hợp kể và bình luận; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đối lập, so sánh.
Câu 4: ( tham khảo )
Bác Hồ của chúng ta, tuy là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác luôn sống giản dị, sống trong sạch, sống “cần – kiệm – liêm – chính”, vì vậy mà mỗi chúng ta – những thế hệ trẻ của đất nước phải sống sao cho đẹp, sống có ích với bản thân và đất nước. Tôi cũng vậy, là một học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, tôi đã và đang cố gắng sống sao cho thật tốt, cho phù hợp với hoàn cảnh, sống cống hiến vì đất nước để trở thành một con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.Sự giản dị là một lối sống đẹp cần được mỗi người trong thế hệ chúng ta phấn đấu rèn luyện để có được. Xung quanh ta có biết bao bạn trẻ vì được sinh ra trong hoàn cảnh sung túc, được sự nuông chiều của gia đình mà quen với lối sống phung phí, xa hoa, coi tiền như rác. Họ không biết thế nào là sự giản dị và càng không nhận thức được rằng giản dị mới là đức tính cần thiết, đáng quý để được gần gũi với những người xung quanh, được mọi người yêu quý. Những cái xa hoa, phù phiếm, chạy theo mốt thường là những cái chóng chán. Chỉ có những cái đơn giản, giản dị mới là những cái mãi giữ được vẻ đẹp dài lâu.
Chúc bn hc tốt!
Trong câu: ''“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. ''
Cách viết này, tác giả tránh được vi phạm phương châm về chất vì đây là những sự kiện có thật, người thật.
Tác dụng: Cho thấy sự giản dị của Bác khi chọn ngôi nhà sàn nhỏ cạnh ao để ao, qua đó còn thể hiện sự bất ngờ của các vị thủ tướng nước ngoài về Bác
a.
- Biện pháp nghệ thuật: nói quá "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới", liệt kê "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa", "vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ", "bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn" và so sánh " một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì". Tác dụng: Cho ta thấy rõ cuộc sống đạm bạc, giản dị, đơn sơ, mộc mạc của Bác. Khẳng định lại vẻ đẹp giản dị và lối sống thanh tao của Bác.
- PTBĐ: Nghị luận.
Tham khảo:
c. Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Thật vậy điều này là (trợ từ) hoàn toàn đúng. Nó đã được minh chứng rõ nét qua đoạn trích trên trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà. Vậy lối sống giản dị là gì? Đó là lối sống không giàu sang, không có nhiều thứ quý giá mà nó chỉ đơn thuần là những thứ thanh tao, nhã nhặn. Lối sống ấy như phản ánh con người Bác vậy. Người đã khiến cho cả thế giới sửng sốt rằng, chưa có một vị chủ tịch nào lại chỉ mặc bộ quần áo kaki đã cũ kĩ, đi dép cao su, ăn những món ăn hết sức giản đơn. Hằng ngày, Bác chẳng cần ăn uống những đồ quý giá như sơn hào hải vị mà chỉ đơn thuần là cá kho, canh chua. Những món ăn dân dã như những món ăn của người nông dân Việt Nam. Hơn thế nữa, nhà Bác ở cũng chẳng phải là nhà lầu mà chỉ là một căn nhà sàn. Một căn nhà chỉ có vẻn vẹn ba phòng. Bác còn cười nói "Bác chỉ ở có một mình, đâu cần nhà to". Chưa dừng lại ở đó, cạnh bên nhà sàn của Người còn có một ao cá vàng và sân vườn thoáng mát. Khi rảnh rỗi, Bác thường ra đó để tập thể dục và nuôi cá. Ôi, lối sống của Bác thật khiến cho ai nấy đều phải ngưỡng mộ! (câu cảm thán) Và chính con người nhã nhặn, điềm đạm và thanh tao với lối sống giản dị ấy sẽ luôn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân nước Việt Nam ta.
1. PTBĐ: Nghị luận.
2. Dẫn chứng: "Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ", "trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn", "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.”.
Tham khảo:
3. - Kết hợp giữa tự sự và nghị luận: đan xen lời kể và lời bình luận của người viết:
+ “Người đã từng sống dài ngày ở Pháp,ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh,Hoa,Nga…và Người đã làm nhiều nghề” (lời kể)
+ “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” (lời bình luận)
+ “Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài” (lời kể)
+ “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy!” (lời bình luận)
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu:
+ Khi nói về vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng của Bác: các chi tiết tiêu biểu từ những năm tháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Bác như đi nhiều nơi, đến nhiều nước, biết nhiều ngoại ngữ,…
+ Khi nói về lối sống giản dị của Bác: các chi tiết tiêu biểu nói về việc ở, việc ăn, việc mặc của Người: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm cung điện của mình”,”trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép thô sơ”,”những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.
- Dùng từ Hán Việt, dẫn chứng thơ cổ gợi sự gần gũi giữa Bác Hồ với các bậc hiền triết của dân tộc:
+ Những từ ngữ Hán Việt: “truân chuyên”,”uyên thâm”,”siêu phàm”,”tiết chế”,”hiền triết”,”thú quê thuần đức”,”danh nho”,”di dưỡng tinh thần”,…
+ Dẫn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá – Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”.
- Kết hợp giữa đối lập và thống nhất, hài hòa: giản dị mà thanh cao, vĩ nhân mà đời thường, truyền thống mà hiện đại, dân tộc mà nhân loại.
Tham khảo:
4. Đẹp nhất trong tâm hồn là tính giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải, vật chất, sức lao động của con người, không quá phô trương hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao. Người giản dị vì thế dễ nhận được sự cảm thông, trân trọng và tình yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nên giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải, không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ chẳng làm được gì lớn lao. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Sống giản dị đã trở thành một triết lí sống của con người Việt Nam chứ không đơn giản là một lối sống hay một phẩm đức. Từ xưa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh,… và biết bao hiền nhân khác, sau khi cống hiến sức mình xây dựng đất nước, đều tìm về nơi thôn dã, thực hành lối sống giản dị như một cách để di dưỡng tinh thần. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.