TOPIC lớp 8 : giới thiệu một đoạn văn về địa danh của Ninh Bình
Giúp mk vs ( người ở trong và ở ngoài Ninh bình cx dc )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo
Ngày nào đi học, em cũng đi ngang ngã năm gần nhà. Nơi ấy, xe cộ tấp nập suốt ngày đêm. Em thường thấy một chú công an đứng ngay ở bùng binh, không ngừng điều khiển cho xe cộ lưu thông. Tuy nhiên, hôm nay em mới đứng gần chú khi đứng chờ một người bạn. Đây cũng chính là người em mới gặp lần đầu nhưng để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên.
Đó là một thanh niên có vóc người cao lớn, vạm vỡ, nước da bánh mật, mặt vuông đầy đặn, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn. Cũng như bao chú công an giao thông khác, chú mặc bộ đồ ka ki vàng sậm. Trên chiếc áo ngắn tay cạnh cầu vai có đeo phù hiệu thuộc sắc phục cảnh sát giao thông và trên ngực bảng tên, đơn vị bằng tấm mê-ka nền trắng chữ xanh.
Chú mặc quần tây dài gọn gàng, chân đi giày đen bóng lộn, chiếc thắt lưng bằng da màu nâu to bản hơi lệch về dưới bởi khẩu súng ngắn đeo bên hông kéo xuống, càng tăng thêm vẻ oai vệ, đĩnh đạc của người cảnh sát giao thông giữ gìn trật tự đường phố. Chiếc mũ kết đội trên đầu có đính huy hiệu cảnh sát khiến cho gương mặt của chú vừa oai nghiêm vừa rắn rỏi.
Chú đứng đó như một vị chỉ huy oai vệ. Miệng ngậm còi, hai cánh tay thay một mệnh lệnh, đưa lên, hạ xuống, sang trái sang phải, dòng người và xe cộ cứ thế dừng lại, tuôn đi một cách trật tự, nề nếp. Thỉnh thoảng có một vài chiếc xe máy đậu xe quá vạch sơn trắng nhô lên lấn đường, chú thổi còi ra hiệu lùi lại. Tức thì những chiếc xe ấy vội lùi ra sau vạch trắng ngoan ngoãn như các cậu học sinh vâng lời thầy dạy.
Chú làm việc một cách cần mẫn và nghiêm túc, không thiên vị một người nào. Có một lần, ba cô gái ngồi trên một chiếc xe hon-đa vù tới ngã năm nhấn ga bấm còi inh ỏi, làm cho một số người đi đường yếu bóng vía vội dạt vào hai bên lề. Chú công an vội giơ tay ra hiệu, miệng tuýt còi ra lệnh dừng lại. Chiếc xe tạt vào lề. Cả ba cô sượng sùng nói lời xin lỗi.
Chú công an mỉm cười rồi từ từ rút biên lai ghi phạt. Đưa tờ biên lai cho các cô, chú còn dặn thêm: "Lần sau các cô cẩn thận thực hiện đúng luật giao thông không được chở ba". Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Cứ thế, chú điều khiển dòng người và xe cộ lưu thông được thuận lợi, không có một tai nạn nào xảy ra ở giao lộ này.
Em rất kính phục phong cách làm việc của chú, vừa có tình lại vừa có lí. Em ước mơ sau này lớn lên, em sẽ đi làm cảnh sát giao thông để giữ gìn an ninh trật tự cho đường phố.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép…làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.
Dưới cái nắng hè gay gắt, mồ hôi rỏ xuống hai bên gò má ướt đẫm, chị Ba vừa thu gom rác thải vừa vui vẻ, tươi cười khi chia sẻ cùng chúng tôi những niềm vui cũng như khó khăn của công việc này. Mặc dù đã ở tuổi 50, nhưng chị vẫn rất năng nổ, nhiệt tình với công việc để đem lại bầu không khí trong lành cho miền quê. Là Chi Hội trưởng phụ nữ thôn chị Ba luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương. Tuy mới gắn bó với công tác vệ sinh môi trường 02 năm nay nhưng sự chăm chỉ và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị đã được nhiều người dân trong thôn ủng hộ và hưởng ứng. Trong từng đường làng, ngõ xóm đều in dấu chân của chị. Chị đã tham gia làm công việc mà bấy lâu nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân vô tư vứt rác bừa bãi, chỗ nào có đất trống là mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải như xác gia cầm, gia súc, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,… vứt ra ven đường, xuống kênh, mương, thậm chí xung quanh các khu dân cư đang sinh sống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mất mỹ quan thôn, xóm. Với việc làm thiết thực, chị đã phần nào làm thay đổi những thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện môi trường tại địa phương. Mặc dù khối lượng rác thải hằng tuần được thải ra là rất lớn nhưng chị vẫn kiên trì, vào mỗi buổi sáng sớm thứ hai hằng tuần chị đều đặn đi khắp thôn để thu gom các loại rác thải, và cứ thế chị thu gom cho đến khi nào hết rác mới trở về nhà. Chị không quản ngại khó nhọc, dù mưa hay nắng vẫn rong ruổi trên các nẻo đường trong thôn để thu nhặt rác. Với số tiền bồi dưỡng ít ỏi, mỗi tháng chỉ được 450.000 đồng nhưng chị vẫn âm thầm, lặng lẽ thu gom các loại rác thải mà không đòi hỏi gì về quyền lợi cho bản thân. Chị chỉ mong có xe môi trường đi thường xuyên và đúng ngày vào mỗi tuần, để thu gom và giải quyết những bãi rác ở nơi tập trung, để không gây ô nhiễm môi trường.Lúc đầu, khi đến với công việc này chị cũng gặp không ít những khó khăn như: thiếu phương tiện thu gom, xử lý rác thải và ngay cả quần áo bảo hộ lao động cũng không có; cùng với đó là cả những lời nói khen, chê của nhiều người, nhưng không ngần ngại khó khăn, chị vẫn rất nhiệt tình và hăng say làm việc. Có thể nói mô hình “Dân vận khéo” về “thu gom rác thải” ở thôn 6 nói riêng và trên địa bàn xã Bình Dương nói chung mang lại hiệu quả thiết thực là nhờ sự đóng góp hết sức lớn lao của những người phụ nữ thầm lặng như chị Ba.
Khi chúng tôi hỏi về những khó nhọc trong công tác vệ sinh môi trường mà chị phải hằng tuần vất vả làm việc, chị cười bảo: “Tuy vất vả và độc hại, nhưng nhìn thấy môi trường ngày càng bị ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm, gặp không ít khó khăn trong công việc, tôi cũng cố gắng vượt qua, để góp một phần nhỏ công sức của mình làm cho cuộc sống xung quanh được xanh, sạch, đẹp, đấy cũng là niềm vui không nhỏ đối với bản thân tôi”. Có lẽ, đối với những người làm công tác vệ sinh môi trường như chị Ba, thì niềm tự hào lớn nhất là khi đã đem lại không khí trong lành cho bà con trong thôn xóm.
Anh Trương Công Thông – Phó Khối Dân vận Bình Dương cho biết: “Chị Ba là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang; đối với công việc thu gom rác thải khó nhọc vậy mà chị vẫn làm một cách nhiệt tình. Trong tương lai, để mô hình“Dân vận khéo” về “Thu gom rác thải” ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng, thiết nghĩ cần có những đức hi sinh thầm lặng và ý nghĩa như chị Ba…”.
Xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức bảo vệ môi trường và tình cảm yêu thương dành cho mọi người, chị Ba đã để lại ấn tượng cũng như tình cảm đối với người dân nơi đây. Tấm gương của chị đã có sức lan tỏa rất lớn ở địa phương. Chị không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ vệ sinh môi trường và nhiều công việc của một Chi Hội trưởng phụ nữ thôn mà còn đảm đang việc nhà, một tay chị chăm lo cho các em trưởng thành. Để động viên và khen thưởng cho những tấm gương phụ nữ điển hình, tiên tiến trong việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương như chị Ba, UBND huyện Thăng Bình và xã Bình Dương cũng đã có giấy khen dành tặng chị - một người phụ nữ sống hết mình vì mọi người và vì một môi trường trong lành, sạch đẹp.
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Việt Nam, 15/7/2018
Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.
Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.
Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.
Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.
Chị nhớ em
Eunice
Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn. Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.
Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.
Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết. Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra truyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.
Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
Cô giáo em nói: “ Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.
chúc p hk tốt
Câu trả lời : Xin chào các bạn mình tên là Hoàng Hải Nam . Sình nhật mình là ngày 7 tháng 4 năm 2005 . Mình là học sinh của trường Nho Quan A . Xích Thổ - Nho Quan - Ninh Bình là nơi mình sinh sống . Môn học yêu thích của mình là môn Hoá vì mình rất thích làm các thí nghiệm . Cở vua chính là trò chơi yêu thích . Đối với một số người thì nó khá nhàm chán và khó chơi . Nhưng đối với mình thì nó khá thú vị . Mai sau mình ước mình sẽ làm một cảnh sát thật là tài giỏi để cứu giúp thật là nhiều người . ( Bạn có thể tay mình thành tôi cũng được , nhưng nếu bạn làm vậy có thể bài văn sẽ không còn hay nứa )
Mở bài
– Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
– Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
– Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
– Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
– Cảnh vật xung quanh ra sao?
– Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
– Có từ khi nào?
– Do ai khởi công (làm ra)?
– Xây dựng trong bao lâu?
3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a) Cảnh bao quát:
– Từ xa,…
– Nổi bật nhất là…
– Cảnh quan xung quanh…
b)Chi tiết:
– Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
– Cấu tạo.
4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
– Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
Tham khảo
Người Việt ta luôn tự hào là "Đất nước ngàn năm văn hiến" với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trị văn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan tỏa mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.
Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học Quan họ có từ thế kỷ thứ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm. Cái tên "Quan họ" có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một"họ". Nhưng cách giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngoài ra còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ.
Dân ca Quan họ là lối hát giao duyên giữa người nam và nữ, là hình thức trao đổi bày tỏ tâm tư, tình cảm giữa liền anh và liền chị.Họ dùng những câu hát ý nhị, giọng hát mượt mà sâu lắng để bộc lộ cảm xúc trong tâm hồn mình. Những làn điệu Quan họ truyền thống thường được hát vào mùa xuân hay mùa thu là những mùa tươi đẹp nhất trong năm, khi ấy câu hát Quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới, làm thổn thức biết bao trái tim người yêu nghệ thuật. Thông thường quan họ phổ biến lối hát đối đáp giữa trai và gái, có thể cùng một làng hoặc khác làng, cái khó là ở chỗ cùng một giai điệu nhưng người hát phải tự tìm lời phù hợp để đối qua đối lại, tạo thêm phần hấp dẫn và không bị nhàm chán, ấy là điểm đặc sắc mà không phải ai cũng hát được. Các đôi nam nữ cất lên những câu hát dạt dào cảm xúc, lắng đọng tâm tình, đó có thể là những câu hát được lấy từ lời thơ, lời ca dao trong sáng, ý nhị.Quan họ là thể loại nhạc trữ tình nên cách hát và luyến láy được trau chuốt rất kỹ càng, gồm nhiều kỹ thuật sao cho âm điệu vừa vang, rền lại vừa nền, nảy, nghe như rót mật vào tai, vô cùng ngọt ngào tình cảm, như dòng chảy mượt mà của con sông Cầu - "dòng sông Quan họ". Hát quan họ có ba hình thức phổ biến nhất là hát canh, hát phục vụ lễ hội và hát thi đấu giành giải, mỗi một thể loại đều có nét đặc sắc và dấu ấn riêng.
Trang phục cũng là một điểm nổi bật trong nghệ thuật Dân ca Quan họ, các liền anh liền chị khoác lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, quý phái của người con Kinh Bắc. Về phía nam, các liền anh khoác lên mình tấm áo dài mỏng thẫm màu, bên trong là áo trắng cùng quần lĩnh trắng, ống rộng, phẳng phiu, đầu đội khăn xếp, tay có thể cầm quạt hoặc cầm chiếc dù đen, càng tăng thêm vẻ đĩnh đạc, truyền thống đậm chất văn hóa vùng Kinh Bắc. Trang phục liền chị cầu kỳ và tỉ mỉ hơn các liền anh rất nhiều, các chị sẽ mặc những bộ áo mớ ba mớ bảy nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, xanh phối cùng với chiếc thắt lưng hoa đào, chít tóc bằng khăn mỏ quạ, đầu đội nón quai thao trắng, hoặc cầm ở tay, cho thêm phần duyên dáng, thướt tha. Những câu hát bay bổng, da diết, ngọt ngào kết hợp với trang phục đặc biệt như vậy đã làm tăng thêm vẻ đẹp cho những người hát giao duyên.
Quan họ là một loại hình văn hóa đặc sắc, vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay, ở nó còn lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống xa xưa, nhưng đến hiện tại đã được những người tiếp nối phát triển và sáng tạo ra những cái mới để quan không bị lạc hậu so với thời đại.Quan họ được xem là dòng nhạc dân ca trữ tình có nguồn giai điệu phong phú và đa dạng nhất ở Việt Nam, tính cho đến nay chúng ta còn lưu giữ được khoảng 300 bài quan họ có giai điệu khác nhau và được ghi chép thành các bản nhạc, ngoài ra còn có rất nhiều các giai điệu không được ký âm chính thức mà chỉ được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Các làn điệu quan họ truyền thống phải kể đến là: Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, La hời, Tình tang. Hát Quan họ bao giờ cũng có ba chặng, chặng mở đầu thuộc giọng lề lối, khi hát xong khoảng mười bài giọng lề lối người hát chuyển sang giọng sổng để tiếp vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Làn điệu quan họ là những tiếng hát thân tình, ngọt ngào mềm mại, người hát luôn trong trạng thái say mê, vui thú, chăm chút thổi hồn vào tình câu chữ khiến cho âm hưởng của toàn bài luôn vang vọng và thấm đẫm vào tâm hồn những người thưởng thức, khiến ta phải trầm trồ, thán phục trước sức hút của thứ dân ca truyền thống, và cũng khá kén người nghe này.
Vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đây là một điều đáng mừng, là nguồn động lực để dân ca Quan họ tiếp tục phát triển và ghi lại những dấu ấn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như một nét đẹp văn hóa đặc sắc của Việt Nam.Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, Quan họ không còn bị bó hẹp trong không gian làng, xã mà nó đang dần lan tỏa khắp mọi miền đất nước, trở thành nét văn hoá đặc sắc và là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh quả là một tài sản vô giá của dân tộc, nó cần nuôi dưỡng bảo tồn, phát huy và lưu truyền cho thế hệ trẻ mai sau.Mỗi chúng ta người con đất Việt cần phải biết trân trọng và thêm yêu những giá trị truyền thống tốt đẹp, để chúng được trường tồn với thời gian, không bị đi vào quên lãng, giữa nhịp sống hiện đại xô bồ.
Tham khảo:
Một trong những niềm tự hào của người Kinh Bắc là Hội Lim. Trong Hội Lim thứ "đặc sản" tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ. Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà, da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hóa rất riêng của vùng đất kinh kì xưa.
Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh. Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luôn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có bốn kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có ba hình thức chính Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan hệ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục "ngủ bọn". Mặc dù các phong tục này không, được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ. Liền anh mặc áo dài năm thân, cô đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng điểm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.
Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy". Tuy nhiên trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ bảy. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa nhuộm. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cả khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán, áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hổ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mồi gà. Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên, xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hổ thủy (xanh biến). Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước con gái. Liền chị mặc váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm phía gót chân. Dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công, mũi dép uốn cong như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng tích.
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân quan ca họ trong lịch sử. Có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực. Trong số các hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi lại hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Các làn điệu quan họ cố bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.
Quan họ truyền thống chi tồn tại ở 49 làng quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ". Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỷ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thường thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).
Nhiều bài quan họ truyền thống vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan hệ" ưa thích đến tận ngày nay như La rằng, Tình tang, Bạn kim lan, Cái ả, Cây gạo. Sinh hoạt văn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn. Trong ba chặng hát: Lề lối, Giọng vặt, Giã bạn - mỗi giai đoạn đểu có những biểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản. Lề lối là bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiều tiếng đi lời phụ. Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hát vang, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và "đúng chất" Quan họ.
Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ", là hình thức biểu diễn (hát quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Quan họ mới luôn có khán thính người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, cải biên các bài bản truyền thống. Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Môn Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan".
Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan hệ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với bản gốc nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết. Từ những năm 70 của Thế kỷ trước, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân (Đến nay hầu hết đã ra đi). Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau. Quan họ đã được Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể long trọng công bố là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại.
Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh Chùa Bái Đính là nhắc đến một không gian văn hóa tâm linh nổi tiếng của vùng cố đô Ninh Bình. Được công nhận là một trong những ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á nơi đây không chỉ là hành trình văn hóa trên đất Phật mà còn chứa đựng giá trị tâm linh, du lịch của cả nước.
Khu tâm linh Chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km. Phía Tây tiếp giáp với cố đô Hoa Lư, đây được xem là một trong ngôi chùa có nhiều thứ nhất ở vùng Đông Nam Á như : nhiều tượng phật bằng đồng nhất, chùa có diện tích lớn, hàng lang có nhiều tượng phật nhất.
Có thể nói về khu du lịch tâm linh Chùa Bái Đính chính là một nơi hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ. Không gian kiến trúc độc đáo, đồ sộ với những nét chạm trổ đúc đồng tinh tế, cảnh quan núi non hùng vĩ, núi gối sông, mây vờn đỉnh núi. Du khách hành hương đến đây tâm như sáng lòng như yên hơn.
Khi đến với Bái Đính điều đầu tiên bạn thấy đó chính là Tam Quan cao đến 17m, được xem là một trong những ranh giới giữa coi thiêng và cõi trần. Bước qua Tam Quan bạn sẽ đến với không gian tâm linh thanh tịnh với chuông đồng cổ nặng 36 tấn, mỗi khi tiếng chuông ngân vang như xóa tan sự u tịch nỗi thống khổ của chúng sanh.
Dọc hành lang là 500 vị La Hán, con đường đưa con người đến cõi Phật, thức tỉnh lương tri làm người. Các pho tượng Quan Âm, Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam với hình dáng uy nghi bác ái mang đến cho con người niềm tin về vẻ chân thiện mỹ, gieo vào trong chúng ta cảm giác nhân sinh mạnh mẽ. Đây được xem là một trong những công trình đồ sộ giữa trốn bồng lai tiên cảnh. Chùa Bái Đính dựa mình vào núi xanh thăm thẳm, từ đây nhìn xuống bạn sẽ thu trọn vào tầm mắt không gian lung linh huyền ảo như một bức tranh tâm linh tuyệt mĩ lại không kém phần cổ kính.
Người ta nhắc đến chùa Bái Đính thường đi kèm với nhận định đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không nhà Lý tu hành và đặt tên cho ngôi chùa. Quốc sư đã phát hiện ra vẻ kì vĩ của ngôi chùa, phía tây dựa núi cảnh sắc yên bình mà đặt dựng lên ngôi chùa Bái Đính này.
Nhắc đến Quốc sư Nguyễn Minh Không là nhắc đến một hiền tài của dân tộc. Ông không chỉ góp phần khai sáng nền tâm linh mà còn là ông tổ của ngành chữa bệnh bằng thuốc Nam. Ông đã chữa khỏi bệnh cho nhà vua Lý Thần Tông, được phong là đức Thánh Nguyễn.
Không chỉ góp phần làm nên một nền y học lẫy lừng mà đức Thánh Nguyễn còn được biết đến là một trong những ông tổ của nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên Tứ đại khí nổi tiếng thời nhà Lý như tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, tượng phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh.
Chính vì thế đến ngày nay chùa Bái Đính được mệnh danh là một trong những địa điểm hội tụ linh khí của trời đất, tâm linh của dân tộc và nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên đã quá ưu ái khi ban tặng cho con người Ninh Bình một phong cảnh sơn thủy hữu tình và con người chính là những nhân tố quan trọng để tôn vinh vẻ đẹp đó. Chùa Bái Đính trở thành một trong những không gian văn hóa tâm linh độc đáo của cả nước. Nếu có dịp hành hương về vùng đất Phật linh thiêng này hãy đừng quên ghé thăm công trình kiến trúc đồ sộ này nhé.
Giới thiệu về chùa Bái Đính ( Ninh Bình )
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.
Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân - Thiện – Mỹ.
Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.
Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính.
Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi. Ông sinh ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sinh thời, Nguyễn Minh Không là một thầy thuốc tài ba bậc nhất, là một nhà sư tài cao đức trọng. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (có nghĩa là vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh nhờ vào những loại thuốc quý có sẵn nơi đây và một số loại ông đưa từ nơi khác về trồng. Qua đây, ta có thể thấy sự nghiệp tu hành của đức Thánh Nguyễn gắn liền với “cứu nhân độ thế”. Ông còn được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông (1128-1138). Lưu truyền rằng: Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác, bèn đem thuốc và thần chú giao cho Nguyễn Minh Không và căn dặn “20 năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay”. Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, quan quân vô cùng sợ hãi. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi được triệu đến chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Khi đó trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu rằng:
“Bổng bồng bông, tập tầm vông
Ở làng Điềm xá, có Nguyễn Minh Không
Chữa được bệnh cho Đức Thần Tôn”
Nguyễn Minh Không lúc bấy giờ đang tu hành ở núi chùa Bái đính, được mời về Kinh đô để chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến nơi, ai ai cũng nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ, có người dè bỉu vì vẻ bề ngoài quê mùa của ông, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc đóng sâu vào chiếc cột lim rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ chữa được bệnh cho nhà vua”. Tất cả các danh y dù trong lòng có chút nghi ngờ nhưng vẫn tranh nhau mặc sức nhổ chiếc đinh đó, nhưng không tài nào nhổ được. Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng hai ngón tay kẹp lại, rồi nhẹ nhàng nhổ nhẹ chiếc đinh ra khỏi cột, khiến cho mọi người không khỏi khiếp phục.
Tiếp đó, ông sai lấy một vạc dầu lớn đun sôi, thả vào đó một trăm chiếc kim và hỏi: “Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. Tất cả đều rùng mình lắc đầu không dám. Ông liền thò tay vào vạc dầu đang sôi sùng sục, quậy lên khoảng ba bốn lần rồi vớt đủ 100 cái kim. Sau đó, Nguyễn Minh Không lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông lá trút hết đến đó. Bệnh liền bớt ngay. Nhà vua, các quan thần cũng như những người có mặt ở đó vô cùng kính phục trước tài phép của Nguyễn Minh Không.
Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Ông trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu. Là một nhân vật có thật, có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân nhưng đôi khi có những “hành trạng” kỳ bí, thực thực hư hư nên người Việt tôn sùng ông là đức Thánh Nguyễn.
Không chỉ là một danh y nổi tiếng mà Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh. Tương truyền rằng, ông một mình sang Trung Quốc để chữa bệnh cho Thái tử con vua phương Bắc. Được vua thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu nhưng Nguyễn Minh Không chỉ xin một ít đồng đựng đầy túi ba gang của mình. Nhà vua nhìn thấy chiếc túi của ông, liền đồng ý, cho phép ông vào kho lấy đồng. Kỳ lạ thay, ông đã thu hết cả mười kho đồng mà vẫn chưa đầy túi ba gang. Sau đó, ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước, nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của lượng đồng ông mang theo. Do đó, ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền để xuôi về quê hương. Về nước, Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng gom được từ Bắc quốc, đúc thành bốn vật báu quý giá của nước ta: Tháp Báo Thiên cao 20 trượng; gồm 12 tầng với đỉnh tháp hoàn toàn bằng đồng, các tầng còn lại được chạm khắc tinh tế bằng gạch, đá; chuông Quy Điền nặng gần 8 tấn đồng; tượng Phật Quỳnh Lâm cao tới sáu trượng, vạc Phổ Minh sâu tới 4 thước. Ông là người có công lao to lớn, đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phát triển văn hóa dân tộc Việt về các mặt: Y học, kiến trúc mỹ nghệ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình lòng khâm phục và sự biết ơn, người dân Ninh Bình, Nam Định cũng như một số tỉnh thành khác đã đúc tượng, lập đền thờ để đức Thánh Nguyễn trường tồn mãi cùng thời gian.
Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ tú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.
Phong Nha-Ke Bang is more than a National Park, it is a UNESCO World Heritage Site located in Quang Binh Province, north-central Vietnam. The result of earth crust development 464 million years ago it’s the oldest major karst formation in Asia. Phong Nha-Ke Bang Park features a 2,000sqkm of limestone zone and an impressive grotto and cave system with a total length of 70km. The park is home to the Hang Son Doong Cave, the world's largest cave. Its biggest chamber is over five kilometres in length. Most Booked HOTELSRating Brilliant Hotel 4.4/ 5 Hotel Nikko Saigon 4.6/ 5 Hanoi La Siesta Hotel Trendy 4.8/ 5 Hanoi Royal Palace Hotel 2 4.4/ 5 EdenStar Saigon Hotel & Spa 4.2/ 5 Bay Hotel Ho Chi Minh 4.1/ 5 Helios Legend Hotel 4.7/ 5 Caravelle Saigon 4.5/ 5 Diamond Sea Hotel 4.2/ 5 Grandvrio City Danang 4.6/ 5 Most Booked TOURS Small-Group Halong Bay Day Cruise Small-Group Saigon Night Tour & Dinner Cruise Local Flavors Food Walking Tour Small-Group Full-Day Mekong Delta Cruise Small-Group Half-Day Tour of Cu Chi Tunnels Half-Day Cu Chi Tunnels Tour Mekong Delta, My Tho & Ben Tre Tour Halong Bay Full-Day Boat Cruise Cu Chi Tunnels Excursion Small-Group Half-Day Ho Chi Minh City Tour Covered mostly with tropical rainforest, Phong Nha-Ke Bang Park is one of the most important eco-regions of the Indo-Pacific. It also offers many significant geomorphic features including underground rivers, dendritic caves, dry caves, suspended caves and terraced caves. Many endangered animal species still roam the area including black bears, tigers and elephants. Composed of 300 caves and grottos, Phong Nha-Ke Bang National Park offers countless activities, amongst them visiting caves and grottos by boat as well as mountain climbing and forest trekking. The park is huge and home to various interesting flora; many of which are hardly found elsewhere. This is a fine chance to learn more about rare and unusual species.