Lập giàn bài cho một trong các đề văn sau và chuẩn bị phát biểu miệng:
a)Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lạ được Nguễn Ái Quốc gọi là những trò lố ?
b)Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề SỐNG CHẾT MẶC BAY cho truyện ngắn của mình ?
c)Em thường đọc những sách gì ? Hãy giải thích vì sao em lại đọc loại sách ấy?
CÁC BẠN NHỚ CHÚ Ý ĐỀ c) GIÙM MÌNH NHA
a.
I . Mở bài:
Tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng cụm “Những trò lố” để đặt tên tác phẩm của mình, nhằm bộc lộ thái độ khinh thường, mỉa mai châm biếm trò ngụy tạo của tên toàn quyền Đông Dương
Thân bài: Giải thích cụm từ Những trò lố
- Giải thích từ ngữ: Lố: sự bày đặt, ngụy tạo đến mức trắng trợn, đáng chê cười.
- Trình bày những trò mà Va-ren bày ra:
+ Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu ngay khi sang nhậm chức toàn quyền
+ Va- ren dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội lại lý tưởng của mình để cộng tác với người Pháp
- Giải thích những trò lố của Va-ren thực chất là dối trá, hứa hẹn suông để trấn an làn sóng đấu tranh của người dân Việt Nam.
Kết luận: Thái độ khinh ghét mỉa mai của tác giả trước những trò lố của Va-ren.
c. Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt tên nhan đề tác phẩm của mình là Sống chết mặc bay
Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Sống chết mặc bay. Nêu ý nghĩa của việc đặt nhan đề trong văn học, cũng như nhan đề trong truyện Phạm Duy Tốn
Thân bài: Giải thích ngắn gọn về tên nhan đề
- Thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm, chỉ biết lợi cho mình mà quên đi sự an toàn, lợi ích của người khác
- Nhan đề phù hợp với truyện ngắn:
+ Nêu bật hai cảnh tượng đối lập nhau: cảnh quan hộ đê sung sướng, xa hoa trái ngược với cảnh dân đen lầm than, khổ cực chống lũ
+ Nhan đề tố cáo những kẻ cầm quyền, bề thế chỉ biết trục lợi mà thờ ơ, tắc trách
Kết bài: Nhan đề truyện cũng là thái độ sống của một bộ phận trong xã hội hiện nay, cần phải bài trừ, loại bỏ.