Em hãy kể một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất trong đời sống và trong kĩ thuật
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Lỏng: khi đun nước, nếu đổ đầy nước vào ấm thì khi nhiệt độ tăng nước sẽ tràn ra làm tắt lửa. Thủy ngân được dùng làm nhiệt kế, khi nhiệt độ tăng, thủy ngân giãn nở nhiệt và dâng lên.
-Rắn: người ta lợp mái tôn hình công vì khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, mái tôn sẽ nở ra vì nhiêt. người ta để khoảng cách giữa 2 thanh ray trên đường tàu vì khi nhiệt độ cao, 2 thanh ray sẽ nở ra vì nhiệt.
-Khí: không nên đậy nắp ngay vào phích khi vừa rót nước vào nếu ko sẽ bật nắp ra vì không khí trong phích gặp nhiệt độ nóng của nước sẽ nở ra đẩy nắp lên. Mùa hè, ko nên bơm xe quá căng vì khi nhiệt độ cao, không khí trong lốp sẽ nở ra và làm nổ lốp. Khi một quả bóng bàn bị kẹp, ta ngâm quả bóng bàn trong nước ấm , không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lức đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.
VD:
- Đời sống: Nấu ăn, chế biến thức uống,...
- Kỹ thuật: Chế tạo các dụng cụ: Nồi cơm, bàn là...và chế tạo giao thông đường sắt.
-Trong sự co dãn vì nhiệt của các chất, khi bị ngăn cản sẽ làm xuất hiện một lực rất lớn vào vật ngăn cản nó đang nở ra hoặc cũng có thể tác dụng vào nó làm cho nó bị cong hoặc bẽ gãy.
- Sự nở vì nhiệt của các chất (rắn, lỏng, khí) có nhiều ứng dụng trong thực tế và kĩ thuật:
VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray…
- Chất rắn:
+ứng dụng chế tạo băng kép: dùng làm rơle nhiệt để đóng ngắt các mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.
+ứng dụng về chế tạo các thanh ray xe lửa: ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray người ta đặt khe hở như vậy vì khi trời nóng, đường ray nở dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của các thanh ray bị ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn, làm cong các thanh ray, làm tàu đi qua bị trật bánh.
Chất lỏng
+ Không đóng chai nước ngọt thật đầy: khi trời nóng, nước ngọt trong các chai sẽ dãn nở vì nhiệt, nhưng nếu đóng nước chai quá đầy, chai không có chỗ dãn nở sẽ gây ra một lực khá lớn, làm bật nắp chai.
+ Nhiệt kế: nhiệt kế thường được sử dụng dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất ( chất lỏng ), thang chia vạch trên nhiệt kế giúp cho ta thấy được nhiệt độ của một sự vật .
Chất khí
+ Nhúng quả bóng bàn bị xẹp vào nước nóng: do gặp nóng nên các chất khí trong quả bóng bàn bị dãn nở vì nhiệt, nên quả bóng bàn khi nhúng vào nước nóng liền to trở lại như ban đầu.
+ Chế tạo khinh khí cầu: có một túi đựng không khí nóng nên sẽ nở ra to hơn giúp khí cầu bay lên cao vì không khí trong khí cầu có sự dãn nở vì nhiệt và đủ nhiều để chở người lên cao.
* Ba ứng dụng về sự nở vì nhiệt troq đời sống hoặc kĩ thuật :
- Tấm tôn thường làm gợn sóng
- Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray của xe lửa có một khoảng hở
- Các ống kim loại dẫn hơi nóng hoặc nc nóng fai có đoạn uốn cong
Sự nở vì nhiệt của chất rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống kĩ thuật như:
- Băng kép (bộ phận chính của rơle nhiệt)
- Làm khâu dao, khâu liềm
- Khi lắp đặt đường ray xe lửa, giữa các thanh ray thường để hở 1 khe nhỏ. Khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể nở dài ra.
- Khi làm cầu, giữa các nhịp cầu, người ta thường để hở một đoạn nhỏ.
- Sử dụng con lăn ở gối cầu của cầu thép. Khi nhiệt độ tăng, nhờ con lăn mà cầu thép nở dài ra không bị cản trở.
- Các ống dẫn khí thường được uốn cong ở 1 số đoạn để khi khí nóng đi qua, ống dễ dàng nở dài ra.
-một số ứng dụng nở vì nhiệt là:
+Khinh khí cầu: khinh khí cầu khi đốt lửa quả cầu chứa khí nóng thì chúng sẽ bay lên.
+Cốc thủy tinh: Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp súc với nước nóng lên trước rồi dãn nở và vỡ, trong khi lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa dãn nở.
Sự nở vì nhiệt của chất lỏng được ứng dụng làm nhiệt kế chất lỏng.
- Sự nở vì nhiệt của các chất (rắn, lỏng, khí) có nhiều ứng dụng trong thực tế và kĩ thuật:
VD: Khinh khí cầu, nhiệt kế, rơle nhiệt trong bàn ủi, để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray…
- Sự có giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn
- Ứng dụng chế tạo băng kép
+ Cấu tạo: Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt (gắn chặt bằng chốt) với nhau sẽ tạo thành băng kép
+ Đặc điểm: Băng kép dều bị cong khi bị làm lạnh hay bị đốt nóng
Khi bị đốt nóng: Băng kép cong về phía kimloại giãn nở vì nhiệt ít hơn
Khi bị làm lạnh: Băng kép cong về phía kim loại giãn nở vì nhiệt nhiều hơn
+ Ứng dụng: Dùng làm rơle nhiệt để đóng ngắt các mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.