K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2018

Việt Vương Triệu quang Phục (? - 571)

Triệu Quang Phục là người kế tục sự nghiệp của Lý Nam Đế. Ông là người huyện Chu Diên, là con của Triệu Túc, một thủ lĩnh địa phương có lòng yêu nước không chịu khuất phục nhà Lương. Triệu Quang Phục nổi tiếng giỏi võ nghệ. Sử chép ông là người "uy hùng sức mạnh".

Cha con ông là người đầu tiên đem quân tham gia cuộc khởi nghĩa Lý Bí. Triệu Túc là một danh tướng của nước Vạn Xuân, được phong làm Thái Phó trông coi việc binh, hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương ở vùng ven biển. Triệu Quang Phục lúc đầu theo cha đi đánh giặc, có công. Là một tướng trẻ có tài nên được Lý Nam Đế tin dùng làm tả tướng quân.

Đầu năm 545, quân Lương xâm lược Vạn Xuân, cuộc kháng chiến của nhà Tiền Lý thất bại. Lý Nam Đế phải lẩn tránh ở động Khuất Lão thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục.

Vốn thông thuộc vùng sông nước Chu Diên, Triệu Quang Phục quyết định chuyển hướng chiến lược, thay đổi phương thức tác chiến cũ là phòng ngự, cố thủ hay tập trung lực lượng quyết chiến với địch. Ông đưa hơn một vạn quân từ miền núi về đồng bằng, lập căn cứ kháng chiến ở Dạ Trạch (bãi Màn Trò, Khoái Châu, Hưng Yên).

Dạ Trạch là một vùng đầm lầy ven sông Hồng, rộng mênh mông, lau sậy um tùm. ở giữa là một bãi phù sa rộng, có thể làm ăn sinh sống được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn. Chỉ có dùng thuyền độc mộc nhẹ lướt trên cỏ nước theo mấy con lạch nhỏ thì mới tới được...Triệu Quang Phục đóng quân ở bãi đất nổi ấy. Ngày ngày, quân sĩ thay phiên nhau vừa luyện tập, vừa phát bờ, cuốc ruộng, trồng lúa, trồng khoai để tự túc binh lương; ban ngày tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người, đến đêm nghĩa quân mới kéo thuyền ra đánh úp các trại giặc, cướp được nhiều lương thực, "làm kế trì cửu" (cầm cự lâu dài) người trong nước gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương (vua Đầm Đêm). Nghe tin Lý Nam Đế mất, ông xưng là Triệu Việt Vương.

Vùng đồng bằng này tuy không có thế đất hiểm như miền đồi núi nhưng có nhiều sông lạch chia cắt, nhiều đầm hồ lầy lội, không lợi cho việc hành binh của những đạo quân lớn. Địa thế như vậy buộc địch phải phân tán, chia quân đánh nhỏ, làm mất sở trường của chúng, đồng thời tạo điều kiện cho ta tiêu diệt gọn từng bộ phận nhỏ, tiêu hao sinh lực địch. Đồng bằng còn là nơi đông dân cư, nơi có nhiều sức người, sức của, cung cấp cho cuộc chiến đấu lâu dài của quân ta.

Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, từ Lý Nam Đế qua Triệu Việt Vương đã có sự chuyển hướng chiến lược, thay đổi địa bàn và cách đánh. Lập căn cứ kháng chiến ở đồng bằng, đó là kế sách dụng binh hết sức mưu lược và sáng suốt của Triệu Quang Phục. Đưa quân xuống đồng bằng, Triệu Quang Phục không áp dụng phương thức tác chiến phòng ngự, cố thủ hay tập trung lực lượng quyết chiến với địch. Kế sách của ông nói theo ngôn ngữ quân sự hiện đại, là đánh lâu dài và đánh tiêu hao, đánh kỳ lập làm phương thức tác chiến chủ yếu.

Nhờ sự chuyển hướng chiến lược sáng suốt đó mà cục diện chiến tranh thay đổi ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Quân Lương cố sức đánh vào vùng Dạ Trạch, nhằm phá vỡ đầu não kháng chiến, nhưng âm mưu đó không thực hiện được. Quân của Triệu Quang Phục giữ vững căn cứ Dạ Trạch, liên tục tập kích các doanh trại và các cuộc hành binh của địch. Qua gần 4 năm chiến tranh (547-550) cuộc kháng chiến ngày càng lớn mạnh, địch càng đánh càng suy yếu.

Viên tướng giỏi của địch là Trần Bá Tiên đã trở về Châu Quảng từ năm 547, làm Thái thú Cao Yên. Năm 548, bên triều Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh (548-552). Viên hàng tướng này đã cướp kinh sư, số đông quý tộc nhà Lương bị giết chết, bọn cường hào địa phương nổi dậy khắp nơi. ở phía bắc, triều Tây Ngụy, từ lưu vực sông Vị, tổ chức một loạt các cuộc tiến công đế chế của Lương, năm 553 chiếm Tứ Xuyên, cắt đứt quan hệ giữa Nam Kinh và Trung á, chiếm Trương Dương (Hồ Bắc), xâm nhập tới Giang Lăng trung lưu Trường Giang, lập nên triều Hậu Lương bù nhìn (bị xóa năm 587). Quan tướng các châu - trong đó có Trần Bá Tiên - kéo quân đổ về kinh sư với danh nghĩa "cứu viện kinh sư" dẹp loạn Hầu Cảnh, rồi nội chiến liên miên.

Chớp thời cơ đó. Triệu Quang Phục, từ căn cứ Dạ Trạch, đã tung quân ra mở một loạt cuộc tiến công lớn vào quân giặc giết tướng giặc là Dương Sàn thu lại châu thành Long Biên, đuổi giặc ngoại xâm, giành lại quyền tự chủ trên toàn đất nước.

Về sau, vì tin lời cầu hòa của Lý Phật Tử (vốn là tướng của Lý Nam Đế, từng nổi dậy chống ông), ông chia cho y một phần đất và kết mối thông gia: con trai Lý (Nhã Lang) lấy con gái Triệu (Cảo Nương). Năm 571, Lý Phật Tử phản bội đem quân đánh úp, Việt Vương thua, chạy đến cửa bể Đại Nha, cùng đường gieo mình tự vẫn.

Theo Việt điện u linh, cuốn sách xưa nhất (1329) chép về Triệu Quang Phục thì sau khi ông mất, người đời thấy linh dị, lập miếu thờ ở cửa biển Đại Nha. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285, đời Trần Nhân Tông) sách phong là Minh Đạo Hoàng đế. Năm Trung Hưng thứ tư (1288, đời Trần Nhân Tông) ban thêm hai chữ "Khai cơ". Năm Hưng Long thứ 21 (1313, đời Trần Anh Tông) ban thêm bốn chữ "Thánh liệt thần vũ".

21 tháng 3 2018

Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo Việt điện u linh, cha của Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Thạch Hà - Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn - Nghệ An.[3]

Theo sách Việt sử tiêu án, Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, dân lập đền thờ ông ở thôn chợ Sa Nam.

(Sưu tầm)

Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi lấy củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi đô vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông".

Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân,...

Sách An Nam chí lược viết về ông là Soái trưởng Giao Châu.

29 tháng 12 2022

Bài học lịch sử: Nên nhằm đúng lúc để phản công, không nên chống trả giáp lá cà khi chênh lệch đội quân quá lớn.

30 tháng 12 2022

đáp án chân thật ghê :))) cop trên mạng 

11 tháng 5 2018

Triệu Quang Phục bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực.

30 tháng 5 2018

Đáp án A

Công lao của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoan 1919 – 1930 bao gồm 3 công lao chính:

- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường cách mạng vô sản.

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

- Triệu tập hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

11 tháng 3 2020

 số học sinh của trường đó năm học 2020-2021 là số em là :

\(2500+\left(\frac{2500.5}{100}\right)=2625\left(h/s\right)\)

Đ/s : 2625 h/s

học tốt

số học sinh của trường đó tăng thêm là:

          \(2500+\left(\frac{2500.5}{100}\right)=2625\)

    Đ/s: 2625 h/s

7 tháng 5 2016

Câu 3: Năm 40 nổ ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

  1. Nguyên nhân: Do ách đô hộ thống trị của nhà Hán nên nhân dân căm phẫn.
  2. Diến biến;
  • mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Tây ). Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân dã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi Luy Lâu.
  • Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

     3. Kết quả:

  • xóa ách áp bức tàn bạo của quân xâm lược Hán.
  • giành lại độc lập cho dân tộc.

     4. Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta. 

 

 

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì? 2. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? Sau khi giành lại được độc lập Triệu Quang Phục đã làm được những gì? 3. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc đã diễn ra như thế nào? Những...
Đọc tiếp

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập? Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?

2. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? Sau khi giành lại được độc lập Triệu Quang Phục đã làm được những gì?

3. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc đã diễn ra như thế nào? Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?

4. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán đã thắng lợi như thế nào? Nêu ý nghĩa của thắng lợi đó?

5. Nêu diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và nêu ý nghĩa lịch sử? Ngô Quyền đã có những công lao to lớn như thế nào?

Giúp mình với nhé. Mai mình thi zồi

1
3 tháng 5 2017

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.