K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài thơ  Qua đèo Ngang được viết trên đường bà Huyện Thanh Quan vào kinh đô Huế nhận chức, đó là lần đầu tiên bà xa quê. Dừng chân bên đèo Ngang đã khơi dậy trong lòng bà bao cảm xúc. Đứng trước không gian hoang vu, đìu hiu của núi rừng nơi đèo Ngang, thi nhân bộc lộc tâm sự của mình qua tứ thơ:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

Âm thanh của con cuốc hay chính là tiếng lòng của tác giả. Câu thơ đã sử dụng điển tích xưa của Trung Quốc về vua Thục. Vì mất nước mà hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu lên những tiếng đau thương. Âm thanh da diết ấy vang lên trong chiều muộn càng làm cho tâm trạng nhà thơ thêm sầu lặng. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Hai câu thơ đã bộc lộ rõ những xúc cảm của thi sĩ.  Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu nước thương nhà.

Hai câu thơ cuối khép lại những tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Giữa bao la đất trời, sự hùng vĩ của non cao và mênh mông của sông nước đã níu giữ bước chân người lữ thứ. Và giữa không gian ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơ và trống trải dần lấp đầy tâm hồn. Một mảnh tình riêng, một nỗi niềm sâu kín trong tâm hồn chẳng thể sẻ chia cùng ai. Chỉ có “Một mảnh tình riêng ta với ta” – ta đối diện với chính mình giữa đất trời rộng lớn, mỗi chữ viết ra đều mang một nỗi niềm đơnc hiếc, đều cực tả nỗi buồn thầm lặng giữa nơi đất khách quê người.

Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thi nhân đã bộc lộ được những tâm tư, nỗi niềm thầm kín. Đó là tâm trạng hoài cổ nhớ thương nước, thương nhà da diết, một nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả

12 tháng 11 2021

bà bt ko

 

21 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Vì nếu tham khảo cả đoạn thì hơi dài nên chị xem dàn ý này nếu có ý mà chị thấy hay thì bổ sung vào bài làm nhé !!!

1. Mở bài

Sơ lược về Phan Bội Châu.Giới thiệu Lưu biệt khi xuất dương.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đề: Quan niệm về chí làm trai trong thời đại mới:

 

- Thân nam nhi sống ở trên đời phải tạo ra được chữ “lạ” cho riêng mình, không cam chịu cuộc sống bình thường mờ nhạt, mà phải có lý tưởng cao đẹp, những ước mơ và kỳ vọng lớn, tráng chí ở bốn phương.

- Dám tự thách thức bản thân mình vượt ra khỏi cái vòng an toàn, vượt qua được chướng ngại chi ly, được mất để đạt được những thành công lớn, làm nên sự nghiệp hiển hách, phi thường, khác lạ mà hiếm kẻ làm được.

- “Há để càn khôn tự chuyển dời”. Thể hiện ý chí mạnh mẽ, thái độ hiên ngang, ý muốn thách thức, ngang tầm với vũ trụ, rằng thân trai tráng cần phải nắm chắc và tự quyết định lấy vận mệnh cuộc đời một cách quyết liệt và mạnh mẽ.

b. Hai câu thực: “Trong khoảng trăm năm cần có tớ/Sau này muôn thuở há không ai” chính là nhận thức của tác giả về trách nhiệm của người làm trai với đất nước, dân tộc, là món nợ công danh cần phải đáp đền.

- Khoảng thời gian “trăm năm”,ngụ ý chỉ về một kiếp người và gợi nhắc về một thế kỷ biến động của dân tộc.

- “Trong khoảng trăm năm cần có tớ” là ngụ ý của tác giả về tầm quan trọng của bản thân trong công cuộc phục hưng, bảo vệ đất nước.

- “Sau này muôn thuở há không ai?” lại là một câu hỏi ngỏ, thể hiện sự kỳ vọng, cũng như sự khích lệ của tác giả đối với tầng tầng lớp lớp các thế hệ thanh niên và mai sau nữa.

 

c. Hai câu luận: tầm nhận thức tân tiến của một nhà nho yêu nước, một nhà cách mạng kiểu mới trước tình hình dân tộc.

- “Non sông đã chết” đó là cái chết của chủ quyền dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và sự suy tàn của chế độ phong kiến.

- “Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, nhìn thẳng vào vấn đề, bóc trần sự tụt hậu của nho học, vạch rõ nguyên nhân khiến đất nước lâm vào tình trạng yếu hèn.

- Việc phủ nhận nền Nho học vốn đã gắn bó với mình bao nhiêu lâu ấy quả thực là nỗi đau xót vô cùng lớn của tác giả, nhưng với nhân cách cũng như lý tưởng cao đẹp và lòng quyết tâm của một chí sĩ yêu nước, thì không nỗi đau nào vượt qua được nỗi đau mất nước. Mà với tư cách người làm trai, ông lại càng phải thể hiện vai trò phục hưng Tổ quốc bằng con đường tiên tiến chứ không phải là ôm mãi giấc mộng huy hoàng đã qua.

=> Thấy được tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ và tự do của một chí sĩ yêu nước chân chính, sẵn sàng hy sinh tất cả, nén nhịn nỗi đau cá nhân vì lợi ích của dân tộc, của đất nước, để hoàn trả món nợ công danh.

d. Hai câu thơ kết “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” chính là hình ảnh người chí sĩ yêu nước lên đường vượt biển xa quê hương để tìm tới chân trời mới, học hỏi những kiến thức mới để quay về phụng sự cho Tổ quốc, dân tộc với phong thái hiên ngang và tự tin vô cùng.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ.

21 tháng 1 2022

em cảm ơn

22 tháng 11 2018

- Hướng dẫn:

• Nháy nút Bài thực hành 1 trang 93 SGK Tin học 4 | Giải bài tập Tin học lớp 4 hay nhất tại VietJack rồi gõ tên bài thơ.

• Gõ các câu thơ còn lại

• Chọn nội dung bài thơ

• Nháy nút Bài thực hành 1 trang 93 SGK Tin học 4 | Giải bài tập Tin học lớp 4 hay nhất tại VietJack để chuyển về chữ thường

• Nháy nút Bài thực hành 1 trang 93 SGK Tin học 4 | Giải bài tập Tin học lớp 4 hay nhất tại VietJack để chuyển sang chữ nghiêng

- Kết quả:

Bài thực hành 1 trang 93 SGK Tin học 4 | Giải bài tập Tin học lớp 4 hay nhất tại VietJack