Hãy viết 1 đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về điều vĩ đại nhất của con người và lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phong cách Hồ Chí Minh Mk đag cần gấp mai mk phải nộp bài r
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phát biểu những suy nghĩ của em về điều vĩ đại nhất ở con người và lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tham Khảo :
Tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày - đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và thanh bạch.
Dù là anh Văn Ba phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche Tréville, là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris, nước Pháp, sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh hết sức giản dị, yêu lao động.
Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.
Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.
Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối và chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Đến năm 1958, theo ý tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã dựng cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ theo kiểu nhà của đồng bào dân tộc thiểu số ở chiến khu Việt Bắc, giống như ngôi nhà Người đã từng sống và đồng cam cộng khổ với đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp.
"Ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại" (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) và cũng như lời nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (bài thơ "Theo chân Bác.")
Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người. Và ngôi nhà sàn thân thương là nơi đã ghi dấu nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác.
Vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Bác đã viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Cũng tại đây, Bác viết Bản Di chúc lịch sử với những căn dặn tâm huyết để lại cho đời sau…
Cả cuộc đời, Người luôn hết lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tất cả sự sống. Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sỹ dân công. Người "nâng niu tất cả, chỉ quên mình."
Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ. Những rung cảm tinh tế đó trở thành niềm hạnh phúc của Người, rồi trở thành vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh.
Trí tuệ uyên bác, nhân cách cao đẹp
Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của Người.
Người mang tri thức uyên bác Đông Tây kim cổ, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà báo, nhà thơ lớn của dân tộc, nhưng Người tuyệt nhiên không cao đạo, không hàn lâm bác học.
Ngược lại, Người suy nghĩ, cảm xúc, nói và viết như lời ăn tiếng nói của người dân bình thường. Người truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, đơn giản, không triết lý dài dòng, không vòng vo khuôn sáo, từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thường.
Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử, trước hàng nghìn dân chúng, Người cũng dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
Một câu nói chân thật, giản dị đã xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng trên lễ đài với hàng triệu người đang lắng nghe. Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới có nếp nghĩ, cách nói giản dị, chân thành như thế!
Không chỉ trong lời ăn tiếng nói, Bác luôn quan tâm, gần gũi nhân dân bằng những hành động cụ thể thiết thực. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em…
Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu, đồng cảm. Sự giản dị đó hết sức tự nhiên, ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người.
Lối sống giản dị, thanh tao của Bác là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người.
Người thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà chỉ theo đuổi một mục tiêu cao cả: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.161)...
Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Nhà nghiên cứu Ba Lan Hélène Tourmaire, trong tác phẩm "Trở thành người Bác như thế nào?" đã viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên.”
Cũng từ sự vĩ đại mà giản dị đó, tên gọi của Người đã trở thành huyền thoại, một cái tên khiến cho đồng bào yêu kính, bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ, Người là Hồ Chí Minh.
phát biểu những suy nghĩ của em về điều vĩ đại nhất ở con người và lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh
Đối với mỗi người dân Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ sẽ mãi là một người lãnh tụ vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc và đồng thời cũng là một danh nhân văn hóa thế giới. Hình ảnh Người đã, đang và sẽ mãi mãi in đậm trong trí của mỗi con người Việt Nam, trở thành một tấm gương sáng cho tất cả mọi người học tập và noi theo.
Điều đầu tiên khi chúng ta nhắc đến Bác Hồ đó chính là một con người vô cùng giản dị với những phẩm chất tốt đẹp. Ở Người dường như mọi thứ đều rất hoàn hảo. Bác là người có đức tính giản dị, có lối sống khiêm tốn và đặc biệt luôn biết lo và nghĩ cho người khác. Người rất giỏi trong mọi lĩnh vực nhưng luôn khiêm tốn và coi mình còn cần phải học nhiều hơn nữa. Đặc biệt, Người giống như là người cha già vĩ đại của dân tộc. Bác luôn chăm lo, quan tâm đến đời sống của nhân dân, xem xem dân ta có được một cuộc sống vui vẻ đầm ấm hay không, có bị đói khổ gì không. Tâm niệm lớn nhất của Người trong cuộc đời này chính là mong cho dân ta “ được độc lập tự do, có cuộc sống ấm no hạnh phúc”, thế là Bác vui lòng.
Không chỉ là người cha già kính yêu của dân tộc, Người còn là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước. Cả cuộc đời Bác dành hết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Con người vĩ đại đó đã ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ với hai bàn tay trắng. Để rồi sau bao nhiêu năm vất vả gian khó, Người đã tìm được một con đường giải phóng cho dân tộc, lãnh đạo quân và dân ta đứng lên khởi nghĩa chống lại quân xâm lược. Chính Người đã dẫn đường, chỉ lối và soi sáng cho Đảng và cách mạng ta, đưa dân ta từ bóng tối lầm than đến ánh sáng tươi mới của cách mạng dân tộc, giúp dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ hàng nghìn năm để đến được với tự do độc lập.
Đặc biệt, vĩ lãnh tụ vĩ đại đó còn được coi là một danh nhân văn hóa thế giới.Người không chỉ là một nhà chính trị mà còn là một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Các tác phẩm của Người để lại đều thể hiện tài năng phẩm chất của một nhân tài dân tộc với những hiểu biết vô cùng phong phú thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và đặc biệt là ý chí lạc quan luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Có lẽ chính vì vậy mà mỗi tác phẩm của Người luôn có tinh thần động viên khuyến khích nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Để rồi với những thành công to lớn của mình, Bác đã khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục sự vĩ đại của Người.
Như vậy, Bác Hồ chính là niềm yêu quý, tự hào và vô cùng ngưỡng mộ của cả dân tộc Việt Nam. Hình ảnh Bác vẫn sẽ mãi in đậm trong tâm trí mọi người, sống mãi với non sông đất nước thân yêu và trở thành một mặt trời bất diệt luôn soi sáng mỗi con người:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đó
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Tham khảo :
Qua những câu chuyện đời thường về HCM, tôi bỗng nghiệm ra 1 điều nho nhỏ về Người. Điều gì làm nên một vị chủ tịch nước? Phải chăng đó phải là 1 người hết sức cao sang quyền quý, một người mà ai ai cũng nghiêng mình khép nép, ngước mắt lén nhìn, một người chỉ xuất hiện trong những sự kiện cực kì quan trọng hay những nơi rất mực lộng lẫy bóng bẩy, một người nói thật hay và nói những điều mà người ít học khó lòng hiểu thông? Không! Những vỏ bọc "ghê gớm" ấy không làm nên sự quan trọng, sự vĩ đại của một vị lãnh tụ. 1 vị lãnh tụ có đủ vĩ đại để sống mãi trong tim mọi lớp người của đất nước như HCM, phải là con người sống trong hiện thực đương thời của đất nước, sống cuộc sống của nhân dân để hiểu thấu những mong muốn của nhân dân, nắm chắc những nhu cầu của đất nước, tức là sống một cuộc đời cống hiến hết mình vì vận mệnh của tổ quốc và đồng bào. Trong thời kì khó khăn của VN, chủ tịch HCM không ăn thịt gà, không mặc comple áo vest khi đồng bào và chiến sĩ phải ăn đói mặc rách. Là một vị lãnh tụ mà như người cha già dân tộc, HCM tự mình thấm thía những đau khổ của con dân. Xưa nay có vị lãnh tụ nào sống một đời tiết chế như thế, với một trái tim ngập tràn yêu thương đến thế? Người cũng không chọn cho mình biệt thự nahf lầu mà chỉ vui thú lâm tuyền giản dị mà thanh cao bên ao cá, trong 1 ngôi nhà sàn bằng gỗ không chút mùi sơn. Con người ở vị thế cao đến thế mà vẫn giữ được cho mình những điều sao mà thanh cao quá! Dường như nét thanh cao ấy cũng là một điều vĩ đại ở HCM.
Thamkhao
Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
Tham khảo
Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.
Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.
Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.
Tham khảo!
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.
Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa
Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.
Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.
Tham khảo:
Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
Tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày - đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và thanh bạch.
Dù là anh Văn Ba phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouche Tréville, là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng đầy khó khăn ở thủ đô Paris, nước Pháp, sau này là một vị Chủ tịch nước sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến, hay là một vị nguyên thủ quốc gia sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh hết sức giản dị, yêu lao động.
Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.
Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…
Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.
Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội.
Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối và chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.
Đến năm 1958, theo ý tưởng của Người, Đảng và Nhà nước đã dựng cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ theo kiểu nhà của đồng bào dân tộc thiểu số ở chiến khu Việt Bắc, giống như ngôi nhà Người đã từng sống và đồng cam cộng khổ với đồng bào trong những năm kháng chiến chống Pháp.
"Ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị, ngát hương thơm cây cỏ hoa vườn nhưng tâm hồn thì lộng gió bốn phương thời đại" (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) và cũng như lời nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn/ Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn” (bài thơ "Theo chân Bác.")
Chính vì vậy, nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch đã trở thành một địa danh phản chiếu về cuộc đời thanh bạch và giản dị của Người. Và ngôi nhà sàn thân thương là nơi đã ghi dấu nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Bác.
Vào những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Bác đã viết lời kêu gọi đồng bào quyết tâm đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Cũng tại đây, Bác viết Bản Di chúc lịch sử với những căn dặn tâm huyết để lại cho đời sau…
Cả cuộc đời, Người luôn hết lòng yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu tất cả sự sống. Người đặc biệt kính già, yêu trẻ, thương bộ đội, chiến sỹ dân công. Người "nâng niu tất cả, chỉ quên mình."
Người cảm thông, chia sẻ, đau nỗi đau của mọi người, mọi nhà. Người vui niềm vui từ một ánh trăng soi, một bông hoa nở, một nụ cười, tiếng hát trẻ thơ. Những rung cảm tinh tế đó trở thành niềm hạnh phúc của Người, rồi trở thành vẻ đẹp cao quý của đạo đức và tâm hồn Hồ Chí Minh.
Trí tuệ uyên bác, nhân cách cao đẹp
Không chỉ thể hiện trong lối sống, đức tính khiêm tốn, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thể hiện thông qua cách nói, cách viết, cách làm việc của Người.
Người mang tri thức uyên bác Đông Tây kim cổ, thông thạo nhiều ngoại ngữ, là nhà chính trị tài ba, nhà ngoại giao sắc sảo, nhà báo, nhà thơ lớn của dân tộc, nhưng Người tuyệt nhiên không cao đạo, không hàn lâm bác học.
Ngược lại, Người suy nghĩ, cảm xúc, nói và viết như lời ăn tiếng nói của người dân bình thường. Người truyền tải những tư tưởng lớn một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên, đơn giản, không triết lý dài dòng, không vòng vo khuôn sáo, từ đó đi thẳng vào lòng dân chúng như những lẽ phải thông thường.
Dù là lãnh tụ tối cao nhưng khi tiếp xúc với nhân dân, cử chỉ, lời nói của Người vẫn hết sức mộc mạc, dân dã. Ngay cả khi đứng trên lễ đài đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử, trước hàng nghìn dân chúng, Người cũng dừng lại để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
Một câu nói chân thật, giản dị đã xóa nhòa khoảng cách giữa người đứng trên lễ đài với hàng triệu người đang lắng nghe. Hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới có nếp nghĩ, cách nói giản dị, chân thành như thế!
Không chỉ trong lời ăn tiếng nói, Bác luôn quan tâm, gần gũi nhân dân bằng những hành động cụ thể thiết thực. Bác đến với các chiến sỹ trên mặt trận, cùng chiến sỹ hành quân; Bác đi thăm chỗ ở, nhà bếp, nhà vệ sinh của các gia đình, tập thể; Bác trực tiếp xuống ruộng làm việc, hướng dẫn bà con về sâu bệnh, về thủy lợi; Bác đến thăm các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học; Bác viết thư thăm hỏi người già, trẻ em…
Bác luôn chủ động tiếp xúc, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đi vào lòng dân bằng trái tim nhân hậu, đồng cảm. Sự giản dị đó hết sức tự nhiên, ở ngay trong lòng dân, trong cuộc sống của nhân dân, do đó ai cũng có thể học tập và làm theo đức tính giản dị của Người.
Lối sống giản dị, thanh tao của Bác là cả một nét đẹp văn hóa, cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người.
Người thanh cao, giản dị chứ không hề giản đơn, bởi suốt đời, Người không màng danh lợi, mà chỉ theo đuổi một mục tiêu cao cả: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.161)...
Thanh tao ấy là cốt cách của bậc hiền triết Á Đông, đậm bản sắc Việt Nam và cũng lấp lánh tinh thần minh triết Hồ Chí Minh. Là người bạn lớn của nhân dân các dân tộc, Hồ Chí Minh đem tấm lòng chân thành và khiêm tốn, cả sự tinh tế đầy chất nhân văn và tình người để thắt chặt tình hữu nghị, đưa thế giới đến với Việt Nam và đem hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Nhà nghiên cứu Ba Lan Hélène Tourmaire, trong tác phẩm "Trở thành người Bác như thế nào?" đã viết: “Ở con người Hồ Chí Minh, mỗi người đều thấy biểu hiện của nhân vật cao quý nhất, bình dị nhất và được kính yêu nhất trong gia đình mình… Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Marx, thiên tài cách mạng của Lenin và tình cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên.”
Cũng từ sự vĩ đại mà giản dị đó, tên gọi của Người đã trở thành huyền thoại, một cái tên khiến cho đồng bào yêu kính, bạn bè quốc tế cảm phục, ngưỡng mộ, Người là Hồ Chí Minh.
ghê