K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2018

So voi bai nam quoc son ha cua li thuong kiet thi bai cao cua nguyen trai khai noem ve dan toc toan dien va sau sac honve cac mat:
+co nen van hien lau doi
+co lanh tho va cuong vuc rieng biet
+co phong tuc tap quan rieng
+co the che chinh tri va trieu dai rieng
+co lich su phat trien va co nhan tai hao kiet
Tu tuong tien bo manh me gan lien nhan nghia voi chong ngoai xam

24 tháng 2 2018

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

12 tháng 10 2018

Chọn d

7 tháng 6 2020

Khi so sánh tư tưởng của Nguyễn Trãi và tư tưởng của Nam Quốc Sơn Hà ta sẽ có một số luận điểm như

-tư tưởng của Nam Quốc Sơn Hà là theo tư tưởng cổ như

+Mọi việc đã được định theo sách trời

+ Không có tôn trọng chủ quyền phương bắc nhiều 

+ Khẳng định thẳng là nếu xâm lược nước ta sẽ nhân lấy thất bại

- Về bên tư tưởng của Nguyễn Trãi 

+luôn hoạt động dựa trên dân ,sự an nguy của dân lên hằng đầu

+Tôn trọng phương Bắc từ các triều đại đến các chủ quyền riêng 

+ Dựa trên các chứng cớ cho trước để khăng định nếu phương Bắc dòm ngó đến nước ta sẽ chuốc vạ vào thân

17 tháng 2 2022

Tham khảo: 

- Giống nhau: Đều khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc trên hai phương diện: lãnh thổ riêng, hoàng đế riêng.

- Khác nhau: Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc. Sự sâu sắc thể hiện ở chỗ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất khẳng định sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập. =)?

17 tháng 2 2022

đen thui z pẹn

21 tháng 2 2022

refer

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nước Đại Việt ta vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ở văn bản này Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục kế thừa những căn cứ trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc (Núi sông bờ cõi đã chia / Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương).

 

Nhưng ngoài hai phương diện này, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn khi khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên 3 phương diện mới: Nền văn hiến lâu đời (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử anh hùng (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Có thể nói, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyền độc lập dân tộc đã toàn diện và sâu sắc hơn.

17 tháng 3 2017

Đáp án

Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ)

HS nêu lên được quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước:

      + Có nền văn hiến lâu đời (0.5đ)

      + Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác (0.5đ)

      + Có phong tục, tập quán, lối sống riêng (0.5đ)

      + Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế (0.5đ)

      + Có nhân tài, hào kiệt (0.5đ)

→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc (0.5đ)

21 tháng 5 2021

Tham khảo :

Quan niệm về quốc gia, độc lập, chủ quyền lãnh thổ

– Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã đưa ra quan niệm về quốc gia, dân tộc ở hai phạm trù cơ bản: Chủ quyền lãnh thổ và độc lập. (“Nam quốc sơn hà”)

– Nguyễn Trãi mở rộng quan niệm khi đưa ra thêm 3 phạm trù quan trọng nữa:

+ Nền văn hiến lâu đời: đối với bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, nền văn hiến chính là “tín hiệu” để đánh giá được sự tồn vong, thịnh suy và là “bằng chứng” cho sự tồn tại của một dân tộc.

+ Phạm vi lãnh thổ: “bờ cõi đã chia”

+ Phong tục tập quán: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”

+ Triều đại: Nguyễn Trãi liệt kê một loạt các triều đại của Đại Việt “bao đời gây nền độc lập”, đặt ngang hàng với các triều đaị của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị thế, khí thế của nước ta.

+ Anh hùng thời đại: thể hiện sức mạnh, nguồn linh khí, Long mạch của đất nước sinh ra nhân tài mọi thời.

– Lịch sử chống giặc ngoại xâm: Nguyễn Trãi đưa ra một loạt các sự kiện, chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.

⇒ Tất cả đã khẳng định: Nước ta là đất nước có nền văn hiến nghìn năm, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử; kẻ nào cố ý xâm lược nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.

21 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

 Quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước:

      + Có nền văn hiến lâu đời 

      + Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác 

      + Có phong tục, tập quán, lối sống riêng 

      + Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế

      + Có nhân tài, hào kiệt 

→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc 

21 tháng 3 2021

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X

11 tháng 8 2021

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu trong đó có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân 1 hành động nói với câu chủ đề sau: " Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc"
Câu 2: Chứng minh rằng đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ,Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá toàn diện và hoàn chỉnh về Tổ quốc