K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2018

bài làm : “Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”. “Học tủ” hơi khác so với “học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.

28 tháng 1 2019

Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

18 tháng 7 2018

Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

14 tháng 3 2019

Học tập là công việc gian truân mà mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua trong đời. Lúc nhỏ thì ta học đi, học nói, khi lớn hơn, nhận thức đã phát triển, ta lại tiếp tục chinh phục biển tri thức của nhân loại. Muốn đạt được kết quả tốt, chúng ta phải tìm cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp và đúng đắn. Bên cạnh những phương pháp tốt, vẫn còn một số phương pháp học phản tác dụng và để lại nhiều hậu quả xấu cho học sinh, điển hình đó là học tủ và học vẹt

Trước tiên, chúng ta cần hiểu, học tủ và học vẹt có nghĩa là gì? Học vẹt là học thuộc lòng bài học như những học vẹt học nói tiếng người nhưng về bản chất lại chẳng hiểu gì cả. Biểu hiện là có những học sinh có thể đọc thuộc một định nghĩa, một khái niệm, một bài văn rất trôi chảy nhưng khi bắt tay vào thực hành thì lúng túng, chịu bó tay. Học tủ là chọn lấy một phần kiến thức, học thật kĩ phần ấy vì cho rằng nó sẽ có trong bài thi hay bài kiểm tra.

Nguyên nhân dẫn đến hai lối học trên trước hết đều bắt nguồn từ ý thức của học sinh. Nhiều bạn học sinh ý thức kém, trên lớp không chú ý nghe giảng, về nhà không chịu học bài, làm bài nhưng vẫn muốn điểm cao. Các bạn không có kế hoạch học tập đúng đắn, học thụ động, nước đến chân mới nhảy, cho nên không còn cách nào khác ngoài học tủ, học vẹt. Họ học chỉ để đối phó, học vì muốn được điểm cao, muốn có tấm bằng chứ không thực sự hiểu ý nghĩa của việc học. Nguyên nhân khách quan khác là do chương trình học của học sinh còn nặng, có quá nhiều kiến thức cần kiểm tra đòi hỏi sự vận dụng, huy động phải cao. Thầy cô và cha mẹ đôi khi đặt quá nhiều kì vọng lên con cái, vô hình đã tạo một áp lực nên họ, cho nên nhiều khi học sinh học vì thầy cô, cha mẹ chứ không phải vì bản thân.

Học tủ và học vẹt để lại những hậu quả không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Hai cách học này đều tốn thời gian và không đem lại kết quả gì. Vì không hiểu bản chất nên kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, tủ đè, kiến thức không toàn diện. Hai cách học này còn làm giảm tính sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến lười vận động, lười suy nghĩ, kết quả học tập đương nhiên sẽ giảm sút. Hơn nữa, nó còn như một căn bệnh có thể lây lan với tốc độ chóng mặt giữa các học sinh. Nhiều học sinh học tủ, học vẹt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền giáo dục, kéo theo sự đi xuống của cả quốc gia và toàn xã hội vì học sinh là những chủ nhân tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước.

Mỗi người học sinh cần thay đổi nhận thức, thái độ của mình về việc học để tiến xa hơn trên con đường chinh phục tri thức. Trước hết là cần có ý thức học tập, xây dựng cho bản thân một phương pháp học tập đúng đắn. Với mỗi người khác nhau sẽ tự tạo cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân. Có phương pháp học từ sớm thì việc học cũng sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, học sinh cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học, không học đối phó, hời hợt. Nhà trường và gia đình cũng nên tạo một môi trường học tập sinh động, lành mạnh, thân thiện cho học sinh, tránh đặt quá nhiều kì vọng và áp lực.

Mỗi người học sinh cần tránh xa lối học tủ, học vẹt. Học tập là suốt đời, vì thế chúng ta không nên để mình phụ thuộc vào học tủ, học vẹt và những điểm số có thể che mờ đôi mắt.

14 tháng 3 2019

Cuộc đời học sinh, mỗi người đều sẽ có cách học tập khác nhau. Có người chăm chỉ, người lười nhác, nhưng tựu chung ai cũng mong muốn có một kết quả học tập tốt đẹp nhất. Vậy nên họ sẽ tìm ra cho mình những phương pháp học tập hiệu quả. Nhưng bên cạnh nhưng cách học đúng đắn thì cũng có người lựa chọn học tủ học vẹt để đối phó. Đây đều là những cách học mang lại kết quả không tốt, khiến cho kiến thức bị thiếu sót trầm trọng.

Học vẹt và học tủ là gì? Và tại sao học như vậy lại không tốt, không đúng? Trước tiên, học vẹt là học một cách chống đối, không hiểu rõ bản chất, học thuộc bị động như một cái máy. Chỉ thể hiện ra là một người chăm chỉ tiếp thu kiến thức nhưng bản chất là không hiểu gì, kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Nếu không có kiến thức, không hiểu bản chất của vấn đề sẽ rất nguy hiểm, sẽ khiến chúng ta không thể vận dụng những gì đã học vào thực tế.

Học tủ thì lại khác với học vẹt. Học tủ là học vì điểm số, cũng mang tính đối phó. Những người học tủ lúc nào cũng chỉ mong được gặp may mắn, khi đi thi, kiểm tra sẽ gặp trúng bài mình đã học. Người học tủ đa phần sẽ không đủ khả năng, kiến thức làm bài, bởi họ không học tập nghiêm túc, đầy đủ mà chỉ học những phần họ cho là sẽ gặp phải trong bài thi. Dẫn đến nhiều trường hợp thi không đúng tủ, đạt kết quả yếu kém.

Học vẹt và học tủ đều là những phương pháp học không tốt đối với học sinh. Học theo hai cách này lâu dào sẽ khiến học sinh trở nên lười nhác, học chỉ mang tính chất đối phó, không chịu khó tiếp thu thực tế. Dần dần, những người học như vậy sẽ không có kiến thức, không thể trở thành những người có khả năng, kiến thức vững vàng cho tương lai.

Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng học tủ học vẹt như vậy? Có thể thấy, xoay quanh vấn đề này đầu tiên có lẽ do thực trạng giáo dục hiện nay. Những bài giảng khô khan, những kỳ thi đầy áp lực. Giáo viên chỉ chủ yếu truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, không áp dụng thực tế. Việc giảng dạy như vậy khiến học sinh thấy nhàm chán, sinh tâm lý không muốn học. Ngoài ra, ý thức học tập của chính học sinh cũng là vấn đề quan trọng. Học chưa ý thức được việc nỗ lực học tập lấy kiến thức cho mình, phục vụ tương lai mà chỉ có học đối phó với điểm số. Việc học dường như không phải cho chính bản thân mà là việc của người khác. Quả thực đây là một thực trạng đáng buồn trong giới trẻ hiện nay. Gia đình, nhà trường cần phải có trách nhiệm nhắc nhở, dạy bảo các em để có tư tương đúng đắn.

Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Gia đình nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để loại trừ kiểu học tiêu cực này, phụ huynh phải có những định hướng cụ thể trong việc học của con cái. Nhà trường, gia đình cần có những giải pháp giảm học tập cho họ sinh, tăng cường thư thái. Học sinh cần tự giác, xây dựng động cơ học tập, phương pháp học rõ ràng.

Có thể thấy học tủ học vẹt mang lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng cho học sinh nói riêng và cho đất nước tương lai nói chung. Vì vậy mỗi chúng ta cần có thái độ lên án phê phán phương pháp học tập tiêu cực này để xây dưng một tương lai tươi sáng, một xã hội công bằng, một đất nước hùng cường.

15 tháng 5 2019

Học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.Ngoài việc giúp cho học sinh qua cái bài kiểm tra, bài thi, dù là học vẹt hay học tủ thì cả hai cách học này đều mang lại nhiều tác hại trực tiếp tới học sinh. Học tủ chỉ mang tính chất xác suất, may rủi nên trong nhiều trường hợp, khi không gặp đúng bài mình đã học, học sinh đó sẽ không có khả năng, không đủ kiến thức làm bài. Từ đó, học sinh dễ nảy sinh các vấn đề khác như quay cóp, gian lận trong thi cử … Học vẹt là một sự chống đối của học sinh, mang nhiều sự nguy hiểm khi mà bên ngoài thì học sinh đó có vẻ là một người chăm chỉ nhưng bản chất bên trong thì trống rỗng, dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Từ đó, học sinh không có khả năng vận dụng những gì mình được dạy đưa vào thực tế.

Xin 1 tick

15 tháng 5 2019

Gợi ý

- Thế nào là học vẹt, học tủ:

  • Học vẹt, học tủ là một cách học đối phó của học sinh hiện nay
  • Học vẹt, học tủ là chọn lọc những kiến thức để học, còn lại không học
  • Học tủ là học những kiến thức quan trọng một cách qua loa để dành cho thi cử, khi thi cử xong rồi thì lại quên
  • Học vẹt là cách học như một con vẹt, học sao thì vậy, không hiểu bài

- Nguyên nhân của sự học vẹt, học tủ:

  • Dơ sự phát triển của xã hội
  • Do nền giáo dục thiếu đi sự quan tâm
  • Do chương trình học ngán ngẫm
  • Do bản thân học sinh, sinh viên lười học
  • Do ba mẹ và thầy cô không quan tâm chăm sóc

- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:

  • Khiến học sinh không thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn
  • Không nắm vững kiến thức
  • Tạo ra một thói xấu cho học sinh hình thành nên những thói xấu khác trong cuộc sống

- Cách khắc phục lối học vẹt học tủ:

  • Tạo điều kiện học tập thoải mái nhất
  • Không đè nặng vấn đề học tập đối với học sinh
  • Học sinh phải tự ý thức được hành động của mình
3 tháng 9 2021

Tham khảo

Ngày nay, thật đáng buồn khi học sinh đang có xu hướng học vẹt, học tủ. Vậy nên hiểu như thế nào là học vẹt, học tủ? Học vẹt chính là học thuộc lại những kiến thức đã có dù mình không hiểu gì còn học tủ là học theo vận may, chỉ học một kiến thức nhất định. Chính việc học tủ, học vẹt đã để lại nhiều hậu quả cho quá trình học tập của học sinh. Với cách học này, học sinh sẽ bị hổng kiến thức, không nắm vững được kiến thức của bài học, thiếu kiến thức nền tảng và phụ thuộc vào sự may mắn. Sở dĩ có điều đó bởi nhiều người không ý thức được vai trò của việc học, đó là cả một quá trình tích lũy lâu dài, học để mở mang kiến thức cho bản thân. Như vậy, có thể thấy, học vẹt, học tủ là một cách học mang tính phiến diện, bởi vậy, để có thể mở mang kiến thức mỗi người cần có cho mình phương pháp học phù hợp, đúng đắn để mang lại hiệu quả cao.

Em tham khảo bài làm của anh:

Xã hội ngày càng phát triển, đó là một bước tiến của nhân loại, nhưng có lẽ, dần dần ngày nay, những điều có sẵn ấy đã làm cho học sinh mất đi hứng thú với việc học và tìm tòi ,dẫn đến một vấn đề đáng lo ngại là học vẹt, học tủ. Nói đơn giản, cách học vẹt, học tủ là học một cách sơ sài, không hiểu thấu đáo vấn đề và chỉ học thuộc để nhằm mục đích nào đó, rất nhanh bị quên lãng trong tương lai. Cách học này đang được học sinh áp dụng rất nhiều. Kết quả tốt, có; hậu quả đem lại, có; nhưng có lẽ thì hậu quả sau này sẽ làm học sinh phải cân nhắc. Cách học như vậy khiến học sinh không hiểu bài, không rõ kiến thức, không áp dụng được bài làm, học một cách thụ động mà không có ích gì cho cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến giáo dục và cả xã hội này nữa. Vậy nên, hãy chấm dứt ngay tình trạng học sinh học tủ, học vẹt mà hãy giữ gìn bản sắc của dân tộc Việt Nam với những học sinh miệt mài, chăm chỉ luôn tìm tòi khám phá!

17 tháng 4 2018

Lọc ý nha

Trong số các vấn đề giáo dục được bàn thảo rộng rãi hiện nay, cách dạy là chuyện được nói đến nhiều nhất. Cách lên lớp, cách giảng bài, cách ra đề, cách chấm thi… khâu nào cũng có chuyện.

Nhiều ý kiến chê trách giáo viên về việc sử dụng các bài văn mẫu, hạn chế sáng tạo của học sinh, về cách giải thích một chiều, cách ra đề khuyến khích lối học tủ, học vẹt. Những chuyên đó đều có thật. Tuy nhiên, ở đây đổ hết lỗi cho giáo viên, cho những người trực tiếp đứng lớp là không thỏa đáng bởi vì cách dạy không chỉ phụ thuộc vào năng lực của thầy giáo mà còn vào nhiều yếu tố khác như cơ sở vật chất, qui mô lớp học, nội dung chương trình, sách giáo khoa, thi cử.

Chỉ nói riêng về chương trình thôi, hiện nay ai cũng thấy chương trình phổ thông đang lưu hành là khá nặng. Nặng theo cả hai mặt: nhiều và khó. Nhiều vì thời gian học trên lớp có hạn mà khối lượng kiến thức muốn đưa vào lại quá lớn, thầy cô giáo không tài nào chuyển tải hết, còn học sinh thì không đủ điều kiện để tiếp thu. Thử lấy một ví dụ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, khi dạy bài “Đêm nay Bác không ngủ”, chương trình đưa ra 4 kết quả cần đạt, trong đó yêu cầu thứ hai là "Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ" và yêu cầu thứ ba là "Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ và tác dụng của chúng". Thiết nghĩ đối với một em bé mới học lớp 6 có cần phải biết bản chất của khái niệm ẩn dụ với "4 kiểu ẩn dụ thường gặp là ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" như sách giáo khoa yêu cầu học sinh phải ghi nhớ hay không? Đó là chưa kể bài thơ này chỉ được giảng trong có 1-2 tiết.

Đối với học sinh phổ thông, nhất là với các lớp học ở cấp dưới, dạy không chỉ để biết mà còn để cảm, để sống. Bản thân muốn biết cũng phải biết từ từ, biết ít một mới có thể tiêu hóa được. Cho nên giảm tải, cắt bớt nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Có thế trẻ em mới đỡ học thêm, có thì giờ để chơi và tham gia nhiều hoạt động khác.

Bên cạnh chuyện cắt bớt nội dung chương trình cũng nên chú ý làm sao để kiến thức phù hợp với tâm sinh lý, trình độ phát triển của học sinh. Nhiều sách giáo khoa đưa ra những câu hỏi quá khó, học sinh không thể trả lời được. Chẳng hạn, trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 dành cho trẻ em mới 9 tuổi chúng ta bắt gặp những câu hỏi như sau:

Em hiểu câu thơ “Nhịp chân nghiêng, giấc ngủ em nghiêng” như thế nào? (bài học “Khúc hát ru của Nguyễn Khoa Điềm).

Em hiểu hình ảnh “lượn lờ đờ như trôi trong nắng" như thế nào? (bài "Những cánh bướm bên bờ sông" của Vũ Tú Nam).

Em hiểu câu thơ sau đây như thế nào? “Bút nghiêng, lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn” (bài "Nghệ nhân Bát Tràng" của Hồ Minh Hà).

Em hãy cho biết: Ngành công nghiệp nhẹ có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì? Ngành công nghiệp nặng có nhiệm vụ sản xuất ra những sản phẩm gì?

Trong cuốn Tiếng Việt lớp 5 cũng có những câu hỏi người lớn trả lời cũng khó chứ đừng nói các em bé 10 tuổi: Em thấy tre có những nét nào giống phẩm chất của dân tộc Việt Nam? (bài học “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy)

Bài này thuộc thể loại gì? Trọng tâm miêu tả của tác giả nhằm vào những hoạt động nào? (bài học trích trong "Vỡ bờ" của Nguyễn Đình Thi).

Nếu dạy khó quá, học sinh không tiếp thu được thì các em sẽ chán học, học không hứng thú. Trong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội, từ đứa trẻ các em sẽ trở thành người lớn. Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội. Căn bệnh này hẳn cũng đang là một thách thức đối với xã hội chúng ta.

18 tháng 2 2021

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

 

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

- Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

- Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…

- Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

- Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

- Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

- Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

d. Giải pháp

- Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

- Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

- Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.