K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

Nghệ thuật : Bài thơ theo thể 5 tiếng có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị , chân thực .

Nội dung : tiếng gà trưa đã gọi về những kì niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu . Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước .

13 tháng 12 2017

lạc đề rồi bạn ơi

12 tháng 12 2018

*khổ đầu:

tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

*khổ cuối:

Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

12 tháng 12 2018

Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.

9 tháng 2 2017

Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng với những tác phẩm thơ nhẹ nhàng, tình cảm và mang những cảm xúc của người phụ nữ vào những tác phẩm thơ của mình. Nhắc tới bà, chúng ta không thể không nhắc tới những bài thơ mang những tình cảm sâu lắng của những người phụ nữ trong tình yêu và tình thân của con người. Những tác phẩm của bà cũng giống như tiếng nói của toàn thể những người phụ nữ của thời kì đó- một thời kì vất vả với biết bao nhiêu khó khăn đặt lên đôi vai gầy của những người bà, người mẹ, người chị. Và trong số ấy, tác phẩm em yêu thích nhất chính là bài thơ “ Tiếng gà trưa”. Bài thơ đã thể hiện một cách thật nhẹ nhàng và sâu lắng về tình cảm bà cháu của một cô thanh niên đi du kích đã nhớ tới người bà của mình khi đang trên đường đi hành quân.

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục cục tác cục ta

Mở đầu bài thơ là hoàn cảnh của nhà thơ khi sáng tác “ tiếng gà trưa”. Với những sự gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu thắm thiết. Nhớ nhà, đó là tâm trang rất chung của những người lính trẻ vừa mới bước qua được ngưỡng cửa của tuổi học trò mà đã phải buông cây bút cùng những trang sách để bắt đầu một cuộc sống cầm súng lên bảo vệ quê hương đất nước. Nỗi nhớ nhà ấy không hề xa vời mà được thể hiện một cách vô cùng cụ thể, giản dị. Đó chính là tiếng gà gáy trưa khi người lính trẻ đang dừng chân bên xóm nhỏ đã làm dậy lên cả một miền thương nhớ, làm xao xuyến tấm lòng của những người con người cháu đang mong ngóng được trở về với quê hương.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Điệp từ “ nghe” được nhắc lại liên tiếp tới ba lần như thể hiện nỗi nhớ nhà tha thiết,nồng cháy. Và để rồi, quê nhà đã” được hiện lên một cách rõ nét qua tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ của người nữ chiến sĩ. “tiếng tiếng gà trưa” làm cho cô gái nhớ ngay tới “ ổ rơm hồng những trứng”với những chú gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng đẹp đẽ. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh như kết nối rất nhiều với những gam màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng, êm dịu như màu vàng của những cô gà mái, màu trắng của ánh nắng hay những màu hồng của trứng và những màu vàng tươi mát của những chú gà con mới nở...

Những cô gà mái mơ, gà mái vàng cũng chính là những kỉ niệm đã đánh thức những kí ức về người bà thân yêu của tác giả: đó chính là những kỉ niệm về những lần người cháu tò mò xem trộm những quả trứng gà và bị bà mắng yêu” gà đẻ mà mày nhìn\ Rồi sau này lang mặt”. bà nhìn từng quả trứng để đó chắt chịu tất cả chỉ để dành cho người cháu của mình, từng quả trứng hồng là từng nỗi lo của người bà để chắt chịu cuối năm đem bán trứng lấy tiền mua những bộ quần áo mới cho người cháu của mình với biết bao nhiêu niềm mong mỏi.

Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Đó là bộ quần áo giản dị, đơn giản cũng không phải là bộ quần áo đẹp nhất nhưng đó lại là bộ quần áo mang đầy những tình cảm của người bà dành cho người cháu của mình với biết bao nhiêu tình thương yêu và lo lắng, săn sóc cho cháu từng chút một. chính điều đó đã tạo nên những hạnh phúc cho người cháu trong những năm tháng của tuổi thơ nghèo khó. Tất cả những kỉ niệm ấy đã được nhà thơ miêu tả một cách nhẹ nhàng và cũng đầy tài tình biết bao.

Ôi cái quần chéo co
ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt

Chỉ những câu thơ đơn giản ấy nhưng lại như đi sâu vào trong tâm tư của người đọc một cách tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể làm được.

Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng

Những hình ảnh của tuổi thơ như lần lượt hiện về, những điều đó đã làm cho người cháu càng cảm thấy yêu quê hương đất nước của mình hơn. Và nhờ có đó chúng ta mới có thể hiểu được, bảo vệ quê hương đất nước cũng chính là bảo vệ những tình cảm và những hình ảnh đẹp của quê hương mình, của những người thân yêu của mình.. Điều đó như càng giúp chúng ta cố gắng chiến đấu, tiến lên về phía trước.

Nhờ có những câu thơ nhẹ nhàng mà mang nặng những tình cảm bà cháu mà bài thơ đã trở thành một trong nhưng bài thơ hay nhất về tình bà cháu trong thời kì kháng chiến cứu nước. Những hình ảnh của người bà như còn đọng lại mãi trong lòng của những người đọc không chỉ hôm nay mà còn mai sau.

''Bà'' – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

1 tháng 3 2017

* Nội dung:
- Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng nhân hậu với thói ghen ghét, đố kị
-Tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu giúp con người hoàn thiện mình.
* Nghệ thuật:
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân
vật hợp lí.

1 tháng 3 2017

Truyện Bức tranh của em gái tôi không dài (chỉ hơn hai trang sách), nhưng cũng đủ để cho ta thấy tài năng của tác giả qua cách kể chuyện và xây dựng hệ thống nhân vật.Tạ Duy Anh là một cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc bởi nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng biệt, độc đáo của mình. Trong đó có tác phẩm Bức tranh cửa em gái tôi. Truyện đã đạt được giải nhì (giải cao nhất) trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi do báo Thiếu niên Tiền phong phát động.

Trước hết phải kể đến phương thức kể chuyện. Tạ Duy Anh đã lựa chọn ngôi kể chuyện là ngôi thứ nhất. Truyện được kể bằng lời kể của nhân vật nguời anh. Lựa chọn như vậy giúp cho việc miêu tả tâm trạng của nhân vật sinh động hơn, có nghĩa là lời kể tự nhiên hơn và bộc lộ tâm trạng kín đáo, sâu sắc hơn. Theo cách kể này thì diễn biến tâm trạng, sự biến đổi về cách nhìn của người anh đối với cô em gái, và cả vẻ đẹp của người em gái sẽ được thể hiện một cách tự nhiên. Qua người anh, ta thấy được sự thức tỉnh của cậu ta, lại vừa thấy rõ vẻ đẹp của cô em gái. Nhờ vậy mà chủ đề tác phẩm càng được bộc lộ sâu sắc. Bài học về sự tự đánh giá, tự nhận thức càng thấm thìa hơn với người anh.

Người đọc đánh giá rất cao nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người anh và cô em gái. Nhờ vậy, truyện đã dẫn dắt ta từ tình huống bất ngờ này đến những bất ngờ khác, liên tiếp từ đầu cho đến khi kết thúc.

Diễn biến tâm trạng của người anh được xây dựng bằng chính lời kể của nhân vật. Tâm trạng đó được thay đối qua diễn biến của câu chuyện: thoạt đầu, khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế thuốc vẽ; khi tài năng hội hoạ của cô em gái được phát hiện; và ở cuối truyện, khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái mình.

Thoạt đầu là thái độ coi thường việc làm của Kiều Phương. Khi thấy em gái vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh chỉ coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không cần để ý đến “Mèo con” đã vẽ những gì. Cách nhìn ấy được thể hiện qua giọng kể của người anh: tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. “Mèo” luôn bị nhắc nhở vì hay lục lọi các đồ vật trong nhà: Này, em không để chúng nó yên được à? Khi phát hiện được cô em nhào bột vẽ, người anh buông một câu: Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Quả thật, thái độ của những người làm anh trong một gia đình thường coi em gái mình là như vậy!

Khi tài năng hội hoạ của người em được phát hiện thì tâm trạng của người anh cũng bị biến đổi. Do tình cờ mà chú Tiến Lê phát hiện ra năng khiếu hội họa của người em. Sáu bức tranh của người em làm cho bố, mẹ và mọi người đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng. Duy có người anh lại cảm thấy buồn, buồn vì cảm thấy mình bất tài và cho rằng vì lí do đó mà mình bị đẩy ra ngoài, bị cả nhà lãng quên. Sống với tâm trạng như vậy, người anh không thể thân với em gái như trước nữa, rồi đối xử với em gái không công bằng chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tâm lí măc cảm, tự ti đã khiến người anh những lúc ngồi bên bàn học chỉ muốn gục xuống khóc. Thậm chí vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia bây giờ làm cho người anh vô cùng khó chịu, cảm thấy như mình đang bị “chọc tức”. Đây là một kiểu tâm lí dễ gặp ở mọi người, nhất là ở tuổi thiếu niên, đó là lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật. Phải là người am hiểu tâm lí trẻ em lắm, tác giả mới đưa ra một tình huống thay đổi tâm lí của người anh hấp dẫn và tạo được kịch tính cho truyện hay đến như vậy!

Một tình huống quan trọng hơn nữa đã tạo nên điểm nút của diễn biến tâm trạng nhân vật người anh là ở cuối truyện. Đó là một loạt các bất ngờ liên tiếp đến với người anh, khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của người em. Điều bất ngờ trước tiên là bức tranh lại vẽ chính cậu. Hơn thế nữa, điều cậu không thể ngờ được còn là hình ảnh mình qua cái nhìn của người em gái: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mất, tư thế ngồi của chú không chỉ suy tư mà còn rất mơ mộng nữa! Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đã đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ. Ngạc nhiên vì bức tranh lại chính là cậu, bức tranh ấy hoàn toàn bất ngờ với cậu. Còn hãnh diện thì cũng dễ hiểu vì cậu thấy mình hiện ra với những đường nét đẹp trong bức tranh của cô em gái. Nếu Tạ Duy Anh để tâm trạng của người anh kết thúc tại đây thì truyện chẳng có gì phải bàn nữa. Nhưng điều quan trọng hơn mà tác giả đã khơi dậy được là người anh đã không dừng lại ở sự hãnh diện thoả mãn, mà đó là tâm trạng xấu hổ. Trạng thái xấu hổ của cậu đã “cởi nút” cho kịch tính của truyện. Và đấy cũng chính là lúc nhân vật tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Một câu bỏ lửng có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vạy mà dưới mắt tôi thì... để người đọc tự hình dung ra trạng thái dằn vặt, sự thức tỉnh của nhân vật. Nhưng cũng phảng phất đâu đó lời nhắc rất “khẽ”: mỗi người hãy tự nhìn lại chính mình...



13 tháng 12 2020

Gấp lắm ạ khocroi

13 tháng 12 2020

Bài Văn sau chỉ mang tính chất minh hoạ!!!

Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ của chúng ta khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như một bức tranh là điều rõ ràng. Trước cảnh đẹp như thế, Người đã say sưa thưởng thức đến độ qưên cả giấc ngủ. Chưa ngủ được, vì cảnh đẹp quá, đáng yêu quá. Nếu chỉ dừng bài thơ ở đây, tâm hồn tác giả cũng đã rất đáng trân trọng rồi. Bởi vì, yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước đến độ không ngủ được chính là tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha vậy. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ chưa ngủ không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mớ ra một cung bậc cảm xúc mới nữa. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng vé sự nghiệp kháng chiến, vé việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hoà phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh.

20 tháng 4 2019

SS:Anh đội viên mơ màng,như nàm trong giấc mộng,bõng bác cao lồng lộng,ấm hơn ngọn lửa hồng.

AD:Người cha mái tóc bạc,đốt lửa cho anh nằm

20 tháng 9 2017

* Sông núi nước Nam

- Nội dung : Khẳng định chủ quyền của đất nc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước đó trước kẻ thù xâm lược. Nó đc coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc ta

- Nghệ thuật :

+) giọng thơ hùng hồn , đanh thép. Ngôn ngữ thơ cô động , hàm súc

+) Lập luận chặt chẽ , chắc chắn . Kết cấu hợp lí

* Phò giá về kinh

- Nội dung : Ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần , Hào khí Đông A , khẳng định quyết tâm và khát vọng xây dựng nền thái bình muôn đời cho đất nc

- Nghệ thuật :

+) Sử dụng các đ.từ mạnh trog vc miêu tả 2 chiến thắng : Chương Dương và Hàm Tử

+) Câu trên đối xứng vs câu dưới về thanh , nhịp , ý

+) Âm hưởng , giọng điệu : hùng hồn , mạnh mẽ

>> Chúc bạn hok tốt <<

21 tháng 9 2017

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI PHÒ GIÁ VỀ KINH.

Nội dung:

+) Cũng như bài Sông núi nước Nam, bài Phò giá về kinh:

- Hai câu đầu nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược.

- Hai câu sau làlời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước. Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinhcó nhiều điểm tương đồng:

-Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Về hình thức: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

II. Nghệ thuật

1) Bài thơ Phò giá về kinh có số câu là 4, mỗi câu 5 chữ Là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

2) Hai câu đầu tác giả đã nhắc đến:

Chiến thắng cướp giáo giặc ở bến Chương Dương Chiến thăng bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử Hai câu sau:

Đất nước thời bình, tương lai tươi sáng. Nhận xét về cách biểu đạt: Dùng động từ mạnh. Có những câu thơ đối nhau. Giọng thơ khỏe khoắn, hùng tráng. Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịcủa dân tộc ta

3) Nghệ thuật: Thơ ngũ ngôn tứtuyệt. Diễn đạt cô đọng, hàm súc ...

SÔNG NÚI NƯỚC NAM

* Nội dung ý nghĩa:
- Khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được sách trời định sẵn.
Hai câu sau:
* Nội dung ý nghĩa:
- Khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.
a. Nghệ thuật:
- Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
- Cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
b. Ý nghĩa:
- Văn bản thễ hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ...

4 tháng 2 2021

Đoạn thơ''Nào đâu những đêm vàng bên bở suối....Than ôi thờ oanh liệt nay còn đâu?''=> Sự tiếc nuối về quá khứ hùng hồn từng là vua muôn loài của chú hổ nay bị nhốt nằm bất lực trong cũi săt được bộc lỗ ro hơn qua từng câu chữ của tác giả nhấn mạnh.

Tham khảo nha bn

19 tháng 4 2019

Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​