Các anh, chị ơi giúp em với em sắp thi rồi!
*Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ trồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Câu 1: Tìm điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào?
Câu 2: Nhớ về mùa xuân, Vũ Bằng không chỉ dừng lại ở cảnh vật mà những câu văn ấy chứa đựng cảm nhận gì của tác giả?
Câu 3: Đoạn trích đã gợi cho em những tình cảm đẹp nào? Em sẽ làm gì để có thể sống thật ý nghĩa với những tình cảm ấy?
*Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 4: Bài thơ trên có những đặc điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao mà em đã học?
Câu 5: Phép tu từ nào được sử dụng hiệu quả trong bài thơ trên?
Câu 6: Em hiểu nghĩa của cụm từ " Bảy nổi ba chìm " trong câu "Bảy nổi ba chìm với nước non" là như thế nào?
Câu 7: Bài thơ đã ca ngợi bản lĩnh vững vàng của người phụ nữ trong xã hội cũ. Trong xã hội ngày nay, cũng rất nhiều người phụ nữ có đức tính đáng quý này. Em hãy nêu ra hai ví dụ mà em được biết/
*Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc
Câu 8: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 9: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 10: Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn? Hãy ghi rõ câu chủ đề.
*Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Câu 11: Tìm những phép tu từ sử dụng trong bài thơ? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 12: Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
Ai trả lời hộ nhanh đi ! Please!