viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 dòng bộc lộ cảm ngjix về nội dung của bàu ca dao "Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Có thể nói đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hóa giao kết, giao hòa bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền thì “về”, còn bến luôn đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể đổi thay, phai nhạt… Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thủy của lứa đôi trong cuộc đời…”
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện hơn thì câu ca dao trên hoặc ý nghĩa của hình ảnh “bến”, “thuyền” trong văn học dân gian Việt Nam lại không hề như ta nghĩ.
Chúng ta có thể thấy, ca dao hay tục ngữ Việt Nam đều là những câu nói đúc kết sự quan sát, kinh nghiệm của nhân dân, mượn hình ảnh tự nhiên, khách quan để thể hiện đời sống nội tâm của con người.
Mà “bến đò” từ xưa đến nay, không bao giờ đón một con thuyền duy nhất. Thậm chí, một bến có thể đón rất nhiều thuyền, đò cùng một lúc. Điều đó chắc chắn các tác giả dân gian cũng đều nhìn ra.
Nếu “bến” mà chỉ đón duy nhất một con thuyền thì đó chẳng còn là cái bến nữa (hoặc là cái bến… “vô tích sự”).
Ngược lại, “con thuyền” tuy là hình ảnh động, là thứ mang tính linh hoạt, thay đổi nhưng xét cho cùng thì trong một thời điểm nhất định, con thuyền chỉ có thể cập một bến duy nhất.
Điều đó khiến tôi băn khoăn rằng liệu từ xưa đến nay, chúng ta có giải nghĩa, bình luận câu ca dao trên sai hay không? Hay câu ca dao này lại là một câu nói “mỉa mai”, bóng gió của các tác giả dân gian giống như câu:
“Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”
Thế nên, chẳng may một ngày nào đó, người đàn ông phải đi xa, hỏi người thương của mình rằng “Em sẽ đợi anh về chứ?” thì có lẽ câu trả lời “kinh khủng” nhất mà người đó chẳng bao giờ muốn nhận được đó là:
“Em sẽ đợi anh như bến đợi thuyền”
"Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. “thuyền”, “bến” không phải là để chỉ thuyền và bến, mà nó là hình ảnh để nhân vật trữ tình gửi gắm tình cảm, mượn hình ảnh thuyền và bến để nói chuyện đôi lứa. Ở đây có sự so sánh ngầm giữa các đối tượng có tính tương đồng, “thuyền” là nhân vật nam (thuyền: thường di chuyển, chỉ người con trai), “bến” là nhân vật nữ (cố định, chỉ người con gái ở lại đợi chờ). Thay vì nói: Chàng ơi có nhớ thiếp chăng Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Thì cách nói trên ý nhị hơn, kín đáo hơn.Tiếng "chăng bắt vần với tiếng "khăng"
Theo kiến thức cạn hẹp của mình thì như vậy đấy.
Kham khảo:
Tâm hồn phụ nữ Việt Nam sáng trong như viên ngọc đã chiếu sáng trong dòng chảy lịch sử, đã in đậm trong thơ ca dân tộc bao đời nay. Trong “Trường ca mặt đường khát vọng ” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho
Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
Tình cảm cao đẹp ấy của người đàn bà nước Nam đã được nói lên thật hay, thật cảm động trong ca dao dân ca dân tộc. Bài ca dao:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
Có thể coi đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hoá giao kết, giao hoà bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờ có thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thuỷ của lứa đôi trong cuộc đời.
Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ ngân vang bồi hồi tha thiết:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng”
Chữ “ơi" và chữ “chăng” đã hoà thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi"thuyền ơi’’ xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏa rộng trong tâm hồn người. Câu hỏi tiếp theo “có nhớ bến chăng” đầy ắp nỗi thương nhớ của đôi lứa ở hai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mồ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đẫm lệ.
Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ ly biệt đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chốn nào, và biết bao giờ mới trở lại? Cũng như thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau tha thiết sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.
Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyền nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt ly trong cõi nhân gian xưa nay.
Hai thanh trắc “một dạ” làm cho giọng thơ trĩu xuống như một nỗi niềm cứ thấm sâu vào hồn người:
“Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Bến và thuyền nằm ở hai vị trí đầu, cuối câu ca, cấu trúc ấy mang ý nghĩa thẩm mỹ đặc sắc gợi tả một không gian cách biệt xa xăm, một thời gian ly biệt dằng dặc. “Khăng khăng" nghĩa là đinh ninh không đổi thay. "Một dạ khăng khăng đợi thuyền” là một lời thề nguyền đã khắc sâu vào lòng, đã “khắc cốt ghi tâm”, đinh ninh son sắt, không bao giờ phai nhạt, đổi thay! Thuyền vẫn đi xa, đi xa mãi chưa trở về, bến vẫn mong, bến vẫn đợi, bến vẫn “một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Câu ca “Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ thương đợi chờ, tấm lòng son sắt thuỷ chung của người vợ hiền đối với người chồng thân yêu đi mãi chưa về. Câu ca còn biểu lộ niềm tin và hy vọng vào một ngày mai, thuyền sẽ trở lại bến, bến sẽ gặp lại thuyền, vợ chồng sẽ được đoàn tụ yên vui hạnh phúc.
Trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX, đất nước ta chìm trong loạn lạc và nội chiến kéo dài. Hàng triệu trai tráng phải ra trận, dãi thây trên chiến địa. Khắp nơi diễn ra cảnh ly biệt buồn thương:
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non”
Biết bao người phụ nữ, nhan sắc, tuổi trẻ mỏi mòn trong những năm tháng chờ đợi. Họ sống trong cô đơn lạnh lẽo, nỗi thương nhớ chồng chất, lòng dạ héo hon:
“Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời,
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”
(Chinh phụ ngâm)
Bài ca dao này chỉ có thể ra đời trong bối cảnh lịch sử và xã hội ấy. Nó đã phản ánh bi kịch gia đình và thời đại, nỗi đau buồn thương nhớ, đợi chờ của lứa đôi. Nó đã ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam.
Ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài lấy hình tượng “thuyền– bến” để nói về tình thương nỗi nhớ trong biệt li xa cách:
“Thuyền đi để bến đợi chờ,
Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.
Chẳng nên tình trước nghĩa sau,
Bến này dãi bóng trăng thâu đợi thuyền”
Bài ca dao “Thuyền ơi có nhớ bến chăng” là tiếng đồng vọng của lòng người vào thời gian năm tháng. Nó giàu giá trị nhân bản phản ánh một thời ly loạn và bi kịch cuộc đời. Với giai điệu ngọt ngào thiết tha, nó ca ngợi tấm lòng đôn hậu, tình nghĩa thuỷ chung của những người vợ, người mẹ trong xã hội. Thuyền và bến là hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp nhân văn, thể hiện một cách độc đáo cảm hứng nhân đạo về tình thương nỗi nhớ, khát vọng được sống trong sum họp yên vui hạnh phúc của lứa đôi. Nó mãi mãi là bài học vô giá về tình nghĩa thuỷ chung và lòng biết ơn những người mẹ, người chị, người vợ quê ta.
Cái hay cái đẹp của bài ca là tính hàm súc, tính truyền cảm, và tính tượng hình. Bài ca dao này có văn bản ghi như sau:
“Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Hai chữ "thuyền về” đã làm cho bài ca trở nên nhạt nhẽo và vô nghĩa.
- Không chép mạng đc không ạ <3 Dù sao cũng camon bạn nha
c, Thuyền: ẩn dụ cho ra đi- người con trai
Bến: ẩn dụ cho người ở lại- người con gái
→ Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho con trai
Đây là phép ẩn dụ, ý nói thuyền là người con trai và bến là người con gái . Sự nhớ mong chờ đợi của người con gái đối với chàng trai khi xa nhà xa quê hương.
k cho mik nhé!!!!!!!!!!
Tham khảo:
Bài ca dao:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ”
đã neo giữ trong tâm hồn hàng triệu con người Việt Nam xưa nay.
Có thể coi đây là một bài thơ tình dân gian kiệt tác. Thuyền và bến là 2 hình ảnh ẩn dụ – nhân hoá giao kết, giao hoà bằng những tình cảm sâu nặng. Thuyền nhớ bến, bến đợi thuyền, khăng khăng mãi trong lòng, không bao giờcó thể đổi thay, phai nhạt. Thuyền và bến tượng trưng cho tình nghĩa sắt son, chung thuỷ của lứa đôi trong cuộc đời.
Câu cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ làm cho giọng thơ ngân vang bồi hồi tha thiết:
“Thuyền ơi có nhớ hến chăng”
Chữ “ơi" và chữ “chăng” đã hoà thanh tạo nên nhạc điệu du dương, réo rắt ấy. Tiếng gọi"thuyền ơi’’ xao xuyến vang lên, lan xa trong không gian, thấm sâu tỏarộngtrongtâm hồn người. Câu hỏi tiếp theo “có nhớ bến chăng” đầy ắp nỗi thươngnhớ của đôi lứa ởhai phía chân trời. Sóng cứ vỗ, nước mải miết trôi, bến mồ côi phủ mờ sương khói thời gian. Thuyền đi xa từ dạo ấy, nay đang lênh đênh trên dòng sông nào, ngọn thác nào, góc bể chân trời nào xa lắc? Thuyền đi mãi đi mãi chưa về. Thuyền ơi có nhớ bến chăng”, câu ca cất lên như một lời than tự thương mình và thương người thấm đầy lệ.
Ẩn dụ thuyền nhớ bến, bến nhớ thuyền mang tình người, tình vợ chồng trong cảnh ngộ li biệt đầy bi kịch. Thuyền “có nhớ bến chăng”, còn bến thì vẫn nhớ, vẫn thương thuyền đang lênh đênh nơi chốn nào, và biết bao giờ mới trở lại? Cũng như thuyền và bến, vợ – chồng có gắn bó với nhau, có yêu thương nhau tha thiết sâu nặng thì mới có nỗi thương nhớ da diết ấy.
Dòng nước chảy xuôi là vô tận. Dòng chảy thời gian là vô cùng. Con thuyền lênh đênh không bến. Bến mồ côi, bến đợi, bến hẹn phủ mờ sương khói tháng năm. Thuyền xa bến, thuyến nhớ bến cũng như chồng xa vợ, vợ chồng thương nhớ nhau, đó là bi kịch biệt li trong cõi nhân gian xưa nay.
Chúc bạn học tốt!
Phép tu từ ở đây là ẩn dụ bn nha.
Vì từ “bến” và từ “thuyền” có ý nghĩa là chỉ người ( chỉ người con trai và người con gái ) ở đây tác giả dùng phép ẩn dụ cho kín đáo chứ ko ai nói: “Anh về có nhớ em chăng,
Em thì một dạ khăng khăng đợi anh” nha bn
Tác giả đã sử dụng thành công BPNT ẩn dụ hình tượng.Thuyền: chỉ người con trai,bến:chỉ người con gái.BPNT làm cho câu văn thêm GH,GC và sinh động. Nó gợi ra trc mắt ng đọc hình ảnh nỗi nhớ nhung của người con gái đối với người chồng khi đi lm xa nhà,xa quê hương. Qua đó ta càng thêm ngưỡng mộ tình thủy chung của người con gái đối với người chồng.