Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch là người. Hãy phân tích truyện ngắn lão Hạc để làm sáng tỏ nhận định trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn "Lão Hạc".
Truyện ngắn "Lão Hạc" xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.
Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.
Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.
Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?". Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.
Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.
Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.
Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.
Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.
Gợi ý nhỏ:
Cuộc đời của Lão Hạc chứa đầy nhưng bi kịch. Bi kịch làm cha, ki kịch làm người. Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. tài sản của lão chỉ có 3 sào vườn và một cậu con trai. Vợ lão không may qua đời sớm tất cả gánh nặng trong gia đình lão phải một mình gách vác. Vì con trai không đủ tiền cưới vợ đã bỏ nhà ra đi. Lão có con mà lại ko được sống chung với con. Lẽ ra ở tuổi lão phải được con cái chăm sóc. Tưởng như cuộc sống thế là đã khổ lắm rồi. Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn sau khi lão trả qua trận ốm 2 tháng 18 ngày. Tiền mấy năm để được lão cũng đã tiêu hết rồi, mùa màng thì mất vụ các công việc thì bị chanh nhau hết. Làm sao đây, cậu Vàng còn ăn khỏe hơn lão bao nhiêu thức có trong nhà hay ngoài vườn lão cũng đã ăn hết rồi. Vì đường cùng lão đành bán con chó đi. Lão giờ chỉ viết làm mọi thức cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dnahf dhum cho con, hi vọng sau con về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn 2 sào vườn cho con.. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng , Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết 1 cách đau đớn, lão thật đáng thương. Bi kịch của lão đó là muốn sống mà ko thể sống, muốn sống cùng đứa con mà cũng ko được. Dù nghèo đói, nhưng lão cũng không đi ăn trộm như Binh Tư. Chết trong sạch còn hơn là chết nhục nhã.
Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.
Cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện Lão Hạc
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.
Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.
Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.
Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.
Cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện Lão Hạc
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng.
Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”.
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều.
Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.
kb nha
Cuộc đời của Lão Hạc chứa đầy nhưng bi kịch. Bi kịch làm cha, ki kịch làm người. Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. tài sản của lão chỉ có 3 sào vườn và một cậu con trai. Vợ lão không may qua đời sớm tất cả gánh nặng trong gia đình lão phải một mình gách vác. Vì con trai không đủ tiền cưới vợ đã bỏ nhà ra đi. Lão có con mà lại ko được sống chung với con. Lẽ ra ở tuổi lão phải được con cái chăm sóc. Tưởng như cuộc sống thế là đã khổ lắm rồi. Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn sau khi lão trả qua trận ốm 2 tháng 18 ngày. Tiền mấy năm để được lão cũng đã tiêu hết rồi, mùa màng thì mất vụ các công việc thì bị chanh nhau hết. Làm sao đây, cậu Vàng còn ăn khỏe hơn lão bao nhiêu thức có trong nhà hay ngoài vườn lão cũng đã ăn hết rồi. Vì đường cùng lão đành bán con chó đi. Lão giờ chỉ viết làm mọi thức cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dnahf dhum cho con, hi vọng sau con về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn 2 sào vườn cho con.. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng , Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết 1 cách đau đớn, lão thật đáng thương. Bi kịch của lão đó là muốn sống mà ko thể sống, muốn sống cùng đứa con mà cũng ko được. Dù nghèo đói, nhưng lão cũng không đi ăn trộm như Binh Tư. Chết trong sạch còn hơn là chết nhục nhã.
1.
Trước cánh mạng tháng tám nhân dân ta sống trong cảnh lầm than bần cùng thế nhưng những con người ấy vẫn hiện với những phẩm chất tốt đẹp cao cả. Cái đói kia ,lũ thực dân kia không thể làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn trong con người họ. Và cú như thế họ bước vào trang văn với vẻ đẹp tâm hồn mình. Nêú Ngô Tất Tố đã thành công khi khắc họa cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nghèo qua tác phẩm chị Dậu thì Nam Cao cũng góp phần giới thiệu thêm những mảnh đời nông dân khổ cực khác qua tác phẩm Lão Hạc. Đó là một ông lão gầy gò ,ốm yếu ngày đêm cố giữ lấy mảnh vườn để đợi con trai về.
Có thể nói hình ảnh người nông dân nghèo đói lầm than sống nơi bùn lầy nước đọng ,sống quay quắt cho qua ngày hay chính là đang cố gượng sống đã trở đi trở lại rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Hình ảnh Lão Hạc là một trong số những tác phẩm ấy. Lão hiện lên chân thật đẹp đẽ với những tính cách của một người nông dân hiền lành chất phác. Nhưng thật trớ trêu khi xã hộ thực dân thối nát ấy đã nhẫn tâm cướp đi một con người như vậy. Đoạn trích Lão Hạc được trích trong truyện ngắn cùng tên nhưng có thể thấy đây là đoạn hay nhất. Đặc biệt nó thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn của Lão Hạc.
Trước tiên Lão Hạc hiện lên với vẻ đẹp của môt người nông dân hiền lanh chất phác- một bản chất thật thà đáng quý và tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Vợ lão mất sớm còn con trai của lão thì đi vào Nam làm phu một đồn điền cao su. Lão hằng ngày mong ngóng con trai mà chăng có tin tức gì. Dù nghèo khổ nhưng lão vẫn nhất quyết giữ lại mảnh vườn cho con trai của mình. Hằng ngày lão phải ăn dáy ,ăn củ chuối ,và cả sung muối để tích góp tiền đợi con trai lão trở về. Ông chỉ có mỗi con chó là cậu vàng để bầu bạn. Tuy nghèo nhưng lão vẫn không bao giờ làm hại ai ,không có kiểu bần quá hóa liều. Lão vẫn giữ phẩm chất thật thà của một người nông dân. Lão thà ăn những thứ tồi tệ nhất còn hơn làm điều trái với lương tâm.
Không chỉ thế Lão Hạc còn hiện lên với vẻ đẹp của một người sống tình nghĩa và giàu lòng tự trọng. Ở làng ông tin tưởng ông giáo nhất ,chuyện gì cũng kể cho ông giáo để xin ý kiến. Môi khi ông giáo ngỏ ý giúp đỡ thì lão đều không chấp nhận ,kể cả đến khi ông chết đi ông cũng không vay của ai một đồng nào. Điều đó cho thấy lòng tự trọng của lão rất lớn. Hơn thế lão cũng biết nhà ông giáo cũng chẳng có gì hơn lão cả ,ông giáo còn con còn vợ thì phải lo nhiều không thể để ông ấy bận tâm đến mình mà khổ vợ con ông ấy được.
Trong suốt quãng đời của lão nếu không có cậu vàng bên cạnh thì lão buồn chết mất. Ngày qua ngày lão chỉ làm bạn với nó mà thôi. Ông không đủ ăn nhưng cũng cố gắng gượng nuôi nó ,có những lúc không còn cái ăn lão khẽ thì thầm với nó và dường như nó cũng hiểu cho nỗi khổ của ông lão. nhưng rồi đên một ngày kia khi lão không đủ sức nuôi nó nữa ông quyết định bán nó đi. Quyết định thật không dễ dàng đối với ông chút nào. Làm sao ông có thể nhẹ nhàng thanh thản khi bán đi một người bạn suốt ngày bên cạnh lão. nhưng khổ thay lão không còn cách nào khác nữa. Hơn thế cậu vàng là kỉ niệm duy nhất về đứa con trai của ông. Ông bán đi cậu vàng rồi tủi thân sang nhà ông giáo để kể giãi bày. Nhìn bộ dạng lão đáng thương lắm “ cười mà như mếu ,đôi mắt ầng ậc nước ,mặt lão đột nhiên có rúm lại ,những nếp nhăn xô lại với nhau ,ép cho nước mắt chảy ra ,cái đẫu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít ,lão hu hu khóc”. Đây quả là một đoạn văn hay miêu tả tột bậc sự đau khổ khi mất đi con vàng ,khi mà chính bản thân ông đã không giữ lời hứa với một con chó. Một tâm trạng tự trách mình bao trùm đầy dằn vặt trong tâm can ông lão.
Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương cao cả và đức hi sinh. Nếu bán đi mảnh vườn ấy có lẽ lão sẽ không phải lo gì đến cuối đời nữa nhưng ông không làm thế. Tất cả những gì ông phải chịu cốt là để đợi con trai của mình trở về tận tay giao cho nó mảnh vườn và ngôi nhà cũ kĩ ấy. lão giữ để lấy vợ cho con trai mình. Dù cho con trai lão có bạt vô âm tín không biết còn sống hay đã chết nhưng lão vẫn hy vọng vẫn mong ,và vẫn giữ mảnh vườn cho đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả khi ông chết đi ,ong cũng gửi ông giáo ba mươi đồng bạc phỏng khi ông chết và số còn lại là để khi con trai ông về thì nhờ ông giáo gửi giúp. Quả thật đức hy sinh cao cả ấy thật làm xúc động lòng người ,thật đáng trân trọng. Một tình cha cao “ như núi Thái Sơn” của một vị người cha già suốt một đời nghèo nàn nhưng không bao giờ chịu ung sướng mà quên đi con tai mình.
Lão Hạc chết đi trong đau đớn nhưng cái chết của lão mang một vẻ đẹp khó quên trong lòng người đọc. Phải chăng đó là cái chết bất tử với thời gian vì khi nhắc đến tên ông thì ông ai là người không biết cả. Ông đã tìm đêns bả chó ,tìm đến cái chết chấm dứt cuộc sống đau khổ này ,chấm dứt những dằn vặt mà ông đã gây ra cho cậu vàng và hơn thế nữa để không động đến số tiền mà ông đã dành dụm cho con trai mình. Ông chết di nhưng chính cái chết ấy là sự chứng minh ,là sự tổng kết vẻ đẹp trong con người nông dân nghèo ấy. Thật đáng thương cho cái chết thương tâm của lão. nhà văn Nam Cao đã miêu tả cái chết của lão như sau: “ tôi xồng xộc chạy vào ,lão Hạc đang vật vã ở trên giường ,đầu tóc rũ rượi ,quần áo xộc xệch ,hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo ,bọt mép sùi ra ,khắp người lại chốc chốc lại giật lên một cái ,nảy lên”. Tại sao lão lại chọn cái chết đâu đớn đến như vậy ,phải chăng lão đang tự trừng phạt mình? Lão trừng phạt mình vì đã bán đi cậu vàng ,trừng phạt mình đã để con trai bỏ đi mà không có cách nào ngăn cản. Nhưng qua cái chết hay sự trừng phạt bản thân của Lão Hạc ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lão quả thật đáng quý biết bao ,người nông dân nghèo ấy ra đi để lại biết bao sự thương xót.
Có thể nói nhà văn Nam Cao đã đem đến cho chúng ta một bức chân dung của người nông dân già nua khắc khổ nhưng giàu tình thương mến. Lão không chỉ giàu tình nghĩa với người mà còn giàu tình nghĩa với con vật như cậu vàng. Vì cậu vàng giống như một người bạn của lão chứ không phải là con vật nuôi nữa. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cùng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Nam Cao khắc họa lên vể đẹp của Lão Hạc ,một vẻ đẹp chất phác thật thà ,đôn hậu và giàu lòng tự trọng.
Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930 – 1945. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm. Trong đó "Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về cuộc đời bất hạnh và cái chết thương đau của lão nông nghèo khổ. Thông qua tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công tấn bi kịch của Lão Hạc.
Bi kịch là một trạng thái tâm hồn của con người, bức bối đau khổ không giải thoát được bởi mâu thuẫn giữa một bên là mơ ước mong muốn một bên là hiện thực. Lão Hạc trong tác phẩm có một cuộc đời đấy bi kịch.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. Tài sản của lão chỉ có ba sào vườn, một túp lều, một con chó do vợ lão để lại. Vợ lão chết đã lâu, lão sống trong cảnh gà trống nuôi con. Nhưng đứa con trai của lão vì không có tiền cưới vợ đã phẫn chí xin đi làm ở đồn điền cao su, đi biền biệt 5, 6 năm nay chưa về. Lão sống cô đơn lủi thủi bất hạnh, bao bất hạnh cũng trút lên đầu lão. Lão có con mà không được sống cùng con, phải ở một mình. Đáng lẽ ra đến cái tuổi của lão được con cái chăm sóc, ngược lại lão sống cô đơn chỉ còn biết bầu bạn với cậu Vàng.
Tưởng như cuộc sống của lão thế là khổ lẳm rồi.Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn khi một tai họa ập đến nhà lão: lão bị ốm một trận nặng hai tháng 18 ngày và lão đã phải tiêu vào số tiền mà lão dành cho con lão, khổ hơn đáng thương hơn là hoa màu trong vườn nhà lão mất mùa gần hết: "làng mất mùa sợi, giá gạo thì ngày càng tăng,bao nhiêu việc nhẹ thì đàn bà con gái đã nhận làm hết". Lão thật đáng thương. Con lão đi làm ăn xa nên lào dành hết tình cảm cho cậu Vàng, lão coi cậu vàng như đứa con cầu tự, lão ăn gì cũng cho nó ăn nấy, lão cho cậu ăn trong bát sứ như gia đình nhà giàu. Bắt rận và tắm cho nó, lão tâm sự với nó như với người. Nhưng mỗi ngày cậu Vàng lại ăn hết hai hào gạo. Cậu còn ăn khỏe hơn lão. Mà cuộc sống của lão ngày càng khó khăn để nuôi cậu Vàng thì lão không có tiền để nuôi, bán nó đi thì lão đau khổ. Cuối cùng lão cũng đã quyết định bán cậu vàng, lão rất ân hận vì mình đã lừa một con chó. Lão giờ đây sống lủi thủi một mình vì không có ai tâm sự lão như rơi vào vực thẳm. Chỉ đơn giản là giữ cậu vàng lại để có người bầu bạn nhưng lão đã không làm được lão đã phải bán cậu đi. Lão Hạc thật đáng thương.
Chỉ vì gia đình nghèo, mà lão đã không có tiền cưới vợ cho con, đau đớn hơn khi đứa con đi làm đồn điền cao su. Lão giờ chỉ biết làm mọi thứ cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dành dụm cho con, hi vọng con trở về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Nhưng chớ trêu, là lão bị ốm một trận. Đã phải tiêu vào số tiền dành dụm cho con. Cuộc đời lão sao mà khổ vậy.
Từ ngày bán cậu Vàng đi. Lão một mình lủi thui. Cuộc sống ngày càng khó khăn vất vả, lão chỉ biết ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, thỉnh thoảng một vài củ dáy hay bữa chai bữa ốc để sống qua ngày. Lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng, Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết một cách đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra...vật vã đến hai giờ đồng hồ lão mới chết. Lão Hạc thật đáng thương, muốn sống mà không thể sống, phải tự kết liễu chính cái cuộc đời đau khổ của mình. Người nông dân hiền lành ấy phải chịu đựng biết bao đau thương tủi cực.
Bi kịch của lão Hạc đó là muốn sống mà không thể sống, muốn sống cùng đứa con mà không được sống, muốn có cậu Vàng bên cạnh làm bạn mà không thể. Rồi lão kết thúc tất cả tấn bi kịch của đời mình bằng cái chết. Người nông dân ấy đã không tìm ra được lối thoát cho cuộc đời mình, nên họ đã tự kết liễu cuộc đời mình để thoát khỏi sự đau khổ ấy.
Tóm lại, cuộc đời Lão Hạc là một bi kịch đầy nước mắt đau thương. Sống nghèo đói cô đơn, lúc chết thì đau đớn. Lão tiêu biểu cho nỗi bi kịch của người nông dân thời kì ấy, không tìm ra lối thoát. Lão cũng như cuộc đời của Binh Tư, Lang giận cuối cũng vẫn tìm đến cái ch
Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn “Lão Hạc”.
Truyện ngắn “Lão Hạc” xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.
Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.
Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.
Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ : “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?”. Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.
Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.
Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.
Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.
Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.