Cho tam giác ABCcó đường phân giác AD .Qua D kẻ đường thằng song song với AB cắt AC ở E . Qua Ekẻ đường thẳng song song với BC cắt AB ở F.
C/M : AE = BF.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tự vẽ nha bạn
Vì AD là đường phân giác của góc A
=> \(\widehat{BAD}=\widehat{DAE}\)
Vì AB//ED =>\(\widehat{BAD}=\widehat{EDA}\)(2 góc so le trong)
Mà góc BAD=góc DAE=> \(\widehat{DAE}=\widehat{EDA}\)
=> tam giác EAD cân tại E
=>EA=ED
Ta có: AB//ED cắt FE//BC => BF=ED(theo tính chất đoạn chắn)
Mà EA=ED=> AE=BF(=ED)
Em tham khảo tại đây nhé.
Câu hỏi của Hoàng Trang - Toán lớp 7 - Học toán với OnlineMath
a) Ta có: DE//AB(gt)
=> \(\widehat{ADE}=\widehat{BAD}\)(so le trong)
Mà \(\widehat{BAD}=\widehat{DAE}\)(AD là phân giác)
\(\Rightarrow\widehat{ADE}=\widehat{DAE}\)
=> Tam giác AED cân tại E
b) Xét tứ giác BFED có:
EF//BD
ED//BF
=> BFED là hình bình hành
=> ED=BF
Mà AE=ED(AED cân tại E)
=> AE=BF
Vì DE//AB; EF//BD
\(\Rightarrow\) Tứ giác FEBD là hình bình hành.
Theo tính chất của hình bình hành. Ta có:
BF=DE(cặp cạnh đối bằng nhau)
Mà AB//ED\(\Rightarrow\) \(\widehat{BAD}=\widehat{ADE}\) (SLT)
Mặt khác:\(\widehat{BAD}=\widehat{DAE}\Rightarrow\widehat{DAE}=\widehat{ADE}\Rightarrow\Delta AED\) cân tại E
\(\Rightarrow AE=DE\)
Mà: \(AE=DE=BF\)
Vậy \(AE=BF\left(đpcm\right)\)