6 cách giúp trẻ tăng chiều cao
Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.
Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...
Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.
Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao.
Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên.
Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.
Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
6 cách phát triển chiều cao
Ngoài yếu tố di truyền là yếu tố hàng đầu, 6 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ:
Thời kỳ mang thai và sinh đẻ: Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ.
Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì.
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, gây mất cân bằng.
Thể dục thể chất: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân...
Môi trường sống: Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
6 cách giúp trẻ tăng chiều cao
Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.
Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...
Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.
Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao.
Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên.
Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.
Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
6 cách phát triển chiều cao
Ngoài yếu tố di truyền là yếu tố hàng đầu, 6 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ:
Thời kỳ mang thai và sinh đẻ: Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì.
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, gây mất cân bằng.
|
Chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh: SKĐS. |
Thể dục thể chất: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân...
Môi trường sống: Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
Dậy thì sớm: Dậy thì sớm thường tiết ra các hoóc-môn kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.
Ngủ đủ giấc: Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.
Nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất.
Nguyên nhân không chỉ là do bữa ăn không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà còn do mất cân đối về tương quan giữa các chất dinh dưỡng. Chất lượng bữa ăn của trẻ em ở gia đình và tại trường học chưa đảm bảo đủ về số lượng và mất cân đối về chất lượng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Bữa ăn của trẻ chưa đa dạng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về vitamin A, sắt, kẽm, iode, canxi… Theo kết quả Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ em khu vực Đông Nam Á – SEANUTS (thực hiện trên hơn 2.800 trẻ từ 0,5 đến 12 tuổi tại Việt Nam) thì có tới 50% trẻ em Việt Nam có bữa ăn không đáp ứng đủ nhu cầu về 1 số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B1,vitamin C và Sắt.
Vậy theo bà, thế nào là một “Chế độ ăn đủ và cân đối”?
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với việc tối ưu sự tăng trưởng về thể chất và phát triển trí não của trẻ em. Vì thế, chế độ ăn hợp lý được đánh giá là có đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị và đảm bảo tính cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Lưu ý là việc cung cấp về số lượng các chất dinh dưỡng và tính cân cân đối của khẩu phần cần thích hợp theo giới tính và lứa tuổi của trẻ.
Tính cân đối của khẩu phần bao gồm: Cân đối giữa 3 chất cung cấp năng lượng trong khẩu phần (tỉ lệ năng lượng được cung cấp từ chất đạm, chất béo, chất bột đường phải thích hợp); Cân đối về Protein (tỷ lệ protein động vật so với protein tổng số); Cân đối về Lipid (tỉ lệ Lipit động vật so với Lipid tổng số, hàm lượng các acid béo không no cần thiết); Cân đối về chất bột đường (không quá nhiều đường tinh chế); Cân đối về vitamin và khoáng chất.
Để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đảm bảo tính đa dạng của khẩu phần (có ít nhất 5 trong số 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc) đồng thời chế biến đúng cách để bữa ăn của trẻ đa dạng và giữ được nhiều chất dinh dưỡng.
Bữa ăn đa dạng giúp đảm bảo tính cân đối của khẩu phần ănKhi có một bữa ăn đa dạng và cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng thể lực, phát triển trí não và nâng cao sức khỏe. Trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mỗi ngày thường dễ mệt mỏi, kém hoạt động, tăng trưởng chậm thậm chí gây ảnh hưởng lâu dài đến trí thông minh, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc 1 số bệnh mạn tính khi trưởng thành. Một số trẻ được cung cấp khẩu phần dư thừa về năng lượng nhưng lại ít vận động thì dễ dẫn đến thừa cân béo phì và các hậu quả kèm theo
Không chỉ các bậc phụ huynh mà cả xã hội chúng ta luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, đặc biệt là đối với vấn đề dinh dưỡng của trẻ, nhất là trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, còn nhiều phụ huynh mới chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ, thích con được “bụ bẫm” mà ít quan tâm tới chiều cao, chưa hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của con mình theo từng độ tuổi, thường mong muốn con ăn nhiều, thậm chí ép ăn, lựa chọn thực phẩm chưa đa dạng… khiến trẻ kén ăn, chán ăn, biếng ăn và sợ ăn… gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
Một số phụ huynh đã thực hành dinh dưỡng chưa đúng khiến bữa ăn của trẻ thiên lệch, mất cân đối. Một nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy có tới 53% phụ huynh có con béo phì nhưng không biết tình trạng dinh dưỡng của con đã ở mức béo phì. Nhiều phụ huynh vẫn duy trì chế độ ăn “nhồi nhét” dù cân nặng của trẻ đã vượt quá so với chuẩn trung bình của Tổ chức Y tế thế giới, vẫn để trẻ ăn chưa khoa học: ăn vặt nhiều, ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường tinh chế cao (bánh kẹo, nước ngọt..) hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn chưa hợp lý làm trẻ quá đói gây khó kiểm soát cảm giác no khiến trẻ thường ăn nhiều hơn so với nhu cầu (ăn bù).
Do đó, để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về dinh dưỡng như thừa cân béo phì, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, giảm phát triển trí não,… do chế độ ăn mất cân đối gây ra, phụ huynh cần thực hiện dinh dưỡng hợp lý cho trẻ như chế độ ăn đa dạng về thực phẩm, cân đối về các chất dinh dưỡng và khuyến khích trẻ vận động.