K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2017

(3) hợp lí vì :

Các lần quạt que diêm rấ nhiều nhưng chỉ tác giả chỉ nói rõ 5 lần

lần 1 -> thấy mình ngồi trước lò sưởi (vì đang lạnh)

lần 2 -> thấy một bàn tiệc đày thức ăn(sau khi được sưởi ấm tt thì cô bé chuyển sang đói bụng)

lần 3 -> thấy cây thông noen và nhớ lại nooen năm ngoái (sau khi được ăn no tt thì cô bé nghĩ ngay đén một đêm giáng sinh tuyệt đẹp trong trí tt của mình)

lần 4 -> thấy bà của cô bé(nghĩ tới đêm giáng sinh thì cô bé nghĩ ngay đến bà)

lần 5 -> tồng quát về việc cô bé quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao để níu kéo bà

* tt là tưởng tượng

(4) Cô bé quẹt diêm - mộng tưởng hiện về trong đầu

Diêm tắt - mộng tưởng quay về hiện tai.\

(Theo suy nghĩ riêng của mình) điều gắn với thực tế là khi cô bé quẹt que diêm đầu tiên là khi cô muốn sưởi ấm thì cô tưởng tượng ra lò sưởi và que diêm đang bừng cháy sưởi ấm cho cô chính là cái lò sưởi.

Còn các lần khác cô bé quẹt que diêm đều là tưởng tượng không có chứng cứ để chứng điều đó gắn với hiện thực

28 tháng 9 2017

(1) ở đây bn nhé https://hoc24.vn/hoi-dap/question/448430.html

(2). :https://hoc24.vn/hoi-dap/question/448477.html

26 tháng 9 2017

(1) Thời gian:Nửa đêm

(2)

- Cảnh dân làng hộ đê thật thảm thương:

- Thời gian gần một giờ đêm.

- Mưa càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: mưa tầm tã trút xuống... nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

- Cảnh dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre... lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng: Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...

Cảnh cho thấy sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước.

- Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi "hộ đê".

+ Địa điểm: trong đình cao ráo, an toàn.

+ Không khí, quang cảnh: "tĩnh mịch", "trang nghiêm", "nhàn nhã", "đường bệ", "nguy nga", "đèn thắp sáng trưng" (phản ánh uy thế của viên quan phủ với nha lại, tay sai).

+ Đồ dùng sinh hoạt cho tên quan phủ trong khi đi "hộ đê" sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ...

Bài sống chết mặc bay à

28 tháng 9 2017

-"trời đông giá tuyết rơi" làm nổi bật " cô bé đầu trần chân đi đất"

- " ngoài đường phố lạnh buốt và tối đen" làm nổi bật " cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn"

-" cô bé đói vì cả ngày chưa ăn gì" đối lập " trong phố sực mùi ngỗng quay"

=> nhằm nêu bật tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của cô bé vừa rét vừa đói vừa khổ

29 tháng 1 2017

- Gia cảnh của cô bé bán diêm:

   + Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất

   + Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

- Hình ảnh cô bé bán diêm:

   + Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường

   + Cả ngày không bán được bao diêm nào

- Thời gian: đêm giao thừa

- Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

   + trong phố sực nức mùi ngỗng quay

- Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:

   + Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >< gác sát mái gió lùa lạnh lẽo

   + Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà

   + Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói

= > hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.

27 tháng 9 2017

Hình ảnh tương phản:

+Em đói mà trong phố sức nực mùi ngỗng quay

+Hình ảnh "cái xó tối tăm" em sống chui rúc với bố hiện nay và "ngôi nhà xinh xắn" năm xưa khi bà nội em còn sống.

=> Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé

27 tháng 9 2017

Hình ảnh tương phản:

- Đi bán diêm trong đêm giao thừa lãnh lẽo X Mọi người trong nhà đón Tết ấm áp

- Trời rét X Đầu trần, chân đất

- Xó tường tối tăm X trong nhà, đèn sáng rực

- Em đói, khát , lạnh X Thơm mùi ngỗng quay, tưng bừng ấm áp

- Em tìm người mua, mong mỏi X Mọi người thờ ơ

=> Gợi tình cảnh đáng thương, sự cảm thông với nỗi đau của con người bất hạnh phải chịu. Nhắc nhở sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người

2 tháng 10 2017

- Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé : + Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).

+ Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.

+ Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt

Sự tương phản làm nổi bật hình ảnh và cảnh ngộ em bé : bị bỏ rơi trong bần cùng, bất hạnh nhưng tâm hồn luôn luôn hướng về điều thiện và cái đẹp.

Câu 8: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh...
Đọc tiếp

Câu 8: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?

A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.

B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.

C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.

D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.

Câu 9: Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?

A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.

B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.

C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.

D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt , vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.

4
18 tháng 3 2022

B

D

18 tháng 3 2022

B

D

Cho đoạn văn sau: "(1)Tuy trống đánh liên thanh,ốc thổi vô hồi,tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi.(2)Ấy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống,dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.(3)Than ôi!(4)Sức người khó lòng địch nổi với sức người!(5)Thế đê không sao cự nổi với thế nước!(6)Lo thay!(7)Nguy thay!(8)Khúc đê này hỏng...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

 "(1)Tuy trống đánh liên thanh,ốc thổi vô hồi,tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ,nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi.(2)Ấy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống,dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.(3)Than ôi!(4)Sức người khó lòng địch nổi với sức người!(5)Thế đê không sao cự nổi với thế nước!(6)Lo thay!(7)Nguy thay!(8)Khúc đê này hỏng mất!"

a/Đoạn trích trên nói về việc gì?Trong tác phẩm nào?Nêu xuất xứ?Tác giả?

b/Em hãy tìm những hình ảnh và sự việc trong bài tương phản với những hình ảnh trên.Hãy nêu dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

c/Xét về cấu tạo ngữ pháp,cho biết câu (3),(6),(7) thuộc kiểu câu nào đã học?Qua đó em thấy được gì về thái độ của tác giả trước tình cảnh của người dân hộ đê?

d/Hãy kể tên một văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em đã được học trong trương trình ngữ văn lớp 7.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
13 tháng 7 2018

a. Đoạn trích nói về cảnh hộ đê của nhân dân để chống trọi lại cảnh đê vỡ.

Xuất xứ: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn.

b. Những hình ảnh tương phản:

Ốc thổi vô hồi, người xao xác gọi nhau >< ai nấy đều mệt lử cả rồi

Thế đê >< thế nước

=> Tác dụng: Nói về tình thế ngàn cân treo sợi tóc, và sự tuyệt vọng của dân đen con đỏ trước nguy cơ đê vỡ.

c. Câu (3), (5), (7) là câu cảm. Thái độ của tác giả trước tình cảnh của người dân hộ đê: rất lo lắng và đồng cảm với tình cảnh của người dân.

d. Tác phẩm Sống chết mặc bay được viết bằng thể loại truyện ngắn.

Tác phẩm cũng được viết bằng thể loại này là: Cuộc chia tay của những con búp bê.