hãy giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
cho câu chủ đề ' nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất '
hãy viết thành đoạn văn diễn dịch trong đó sử dụng câu phủ định
ai biết làm không làm giúp mk với
Tham khảo:
Suốt quãng đời cắp sách tới trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước,… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì vật dụng để đựng các thứ kể trên chính là chiếc cặp - một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Cặp sách được sử dụng nhiều trong quá trình học tập cũng như trong đời sống. Chắc chắn một điều rằng, cặp sách có thể được đưa vào danh sách hàng loạt những phát minh quan trọng của loài người. Việc phát minh ra cặp sách là do người Mỹ nghĩ ra vào năm 1988.
Về cấu tạo, bên ngoài, ta dễ thấy nhất: Nắp cặp, quai xách, kẹp nắp cặp, một số cặp có quai đeo, một số khác có bánh xe nhỏ được dùng để kéo trên đường,… Cấu tạo bên trong, có thể có một hoặc nhiều ngăn dùng để đựng tập sách, đồ dùng học tập, áo mưa, có thể có ngăn đựng ví tiền hay cả đồ ăn, nước uống nữa,...
Về quy trình, cho dù quy trình làm ra chiếc cặp như thế nào đi nữa thì nó cũng chỉ có những công đoạn chính gồm: Lựa chọn chất liệu, xử lí, khâu may, ghép nối. Chất liệu thì có rất nhiều loại cho phù hợp với yêu cầu của người dùng: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, gải da,... Dù làm bằng chất liệu gì thì cặp cũng phải chắc, vì nó phải khiêng vác rất nặng các tập sách. Kèm theo đó, kiểu dáng cặp cũng phải phù hợp, ví dụ như con trai thì thường đeo cặp có quai sang một bên cho có khí phách, năng động. Con gái mặc áo dài thì ôm cặp trước ngực để có vẻ dịu dàng, thùy mị. Con nít thì đeo cặp ra sau lưng để dễ dàng chạy nhảy, vui đùa. Cùng với màu sắc, hiện đang thịnh hành rất nhiều loại cặp với nhiều màu sắc, hình ảnh đa dạng, phong phú, bắt mắt phù hợp cho từng lứa tuổi.
Một số lời khuyên về việc sử dụng cặp cho đúng cách: Chiếc cặp khi đeo không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể của mình. Nên xếp những đồ vật nặng nhất vào phần trong của cặp (phần tiếp giáp với lưng). Xếp sách vở và đồ dùng học tập sao cho chúng không bị xô lệch. Chắc chắn rằng những vật dụng để trong cặp đều cần thiết cho các hoạt động trong ngày. Đối với cặp hai quai, chúng ta không nên đeo lủng lẳng một quai, dễ cong vẹo người. Đối với cặp chỉ có một quai, nên thay đổi vai đeo để tránh cong vẹo người. Khi mua cặp, nên chọn loại quai đeo có độn bông, mút hoặc vải,…
Ngày nay, có rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Miti, Samsonite, Tian Ling, Ling Hao,… phổ biến ở khắp mọi nơi như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Nhưng cho dù chúng đẹp đến đâu, bền cỡ nào đi chăng nữa, cũng từ từ theo thời gian mà hỏng dần đi nếu như chúng ta không biết cách bảo quản nó, chẳng hạn như quăng chúng ình ình mỗi khi gặp chuyện bực mình hoặc ham vui mà quăng nó đi. Thế nên, chúng ta không nên quăng cặp bừa bãi, mạnh tay, thường xuyên lau chùi cặp cho sạch sẽ.
Nói tóm lại, cặp sách là một vật dụng rất cần thiết trong việc học tập và cả trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng cách, nó sẽ mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích và có thể được coi là người bạn luôn luôn đồng hành với mỗi chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước
Làm
Quê hương em có con sông hiền hòa , thơ mộng chảy qua . Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy quê hương như người mẹ hiền ôm người con của mình . Vào buổi sáng , con sông trông xanh xanh màu của bầu trời . Thỉnh thoảng trên mặt nước lại hiện lên những chú chim đang bay . Buổi chiều , khi hoàng hôn buông xuống con sông lại có màu đỏ vàng . Trông thật thơ mộng làm sao ! Vào những buổi tối , khí trời mùa hu mát mẻ . Cây đưa lá cờ tung bay , đứng bên bờ sông ta có thể nhìn được những ánh đèn sáng lấp ló trong những mái nhà .Còn với tôi , dòng sông đã gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm đẹp . Và cho dù mai sau có đi đâu thì tôi cũng luôn nhớ về dòng sông thơ mộng này .
HỌC TỐT !
Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt những chị chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những xúc cảm ấy vẫn luôn trong tôi như một điều gì đó quan trọng mà không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm!
Nhân hóa
Giúp cho con thuyền - báu vật của dân chài lưới trở nên gần gũi hơn
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ " câu hát căng buồm cùng gió khơi". Cái hay của biện pháp nghệ thuật trên là:
- Câu hát con người làm cánh buồm đẩy thuyền bay cao, bay xa hơn => vẻ đẹp của con người lao động.
- Cho thấy niềm vui hứng khởi của người dân chài khi ra khơi
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật : nhân hóa
- Tác dụng : làm cho câu văn trở nên sinh động hơn,mang cảm giác mới lạ, độc đáo , làm cho khu rừng trở thành một vương quốc tuyệt đẹp.
1. Mở bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
– Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh”.
– Nêu ngắn gọn nét đẹp chính, chủ đạo trong phong cách Hồ Chí Minh:
=> Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”.
2. Thân bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
– Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồ sộ và lớn đến đâu
+ Cách Người tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Cách người vận dụng tinh hoa đó như thế nào.
– Sự giản dị và thanh cao của Bác
+Lối sống của Bác: nơi ở, tư trang, trang phục, ăn uống
+Cách hành xử của Bác: đối đãi với mọi người…(vận dụng kiến thức bên ngoài)
– Vân dụng những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống
+Đối với học tập
+Đối với mọi người xung quanh
3. Kết bài cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Khẳng định những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay.
II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, “để trở thành một nhân cách rất Việt Nam”. Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người làm nhiều nghề”. Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi “Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”. Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.
Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. “Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”.“Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ …”. “Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc…,” “tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời…” Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, …tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là nhứng thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.
Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.
Sự thanh cao giản dị của Bác “như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người”. Mà đó chính là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được “một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.
Có người bảo em từ kiểu áo Tày, người Mường mà ra. Có người bảo ở em có vài chi tiết nơi áo của các chị em Huế, Chăm. Lại có người cho rằng em thành hình từ bộ áo mớ ba mớ bảy của đất Kinh Bắc huyền thoại... Những ý kiến đó đều có những tỉ lệ chính xác nhất định nào đó. Nhưng, đúng ra, em tiếp nhận hình ảnh và hơi hướng của nhiều miền trong cả nước góp lại, bổ sung cho nhau mà thành. Em đã có mặt ở Pháp và Anh từ những năm 1913. Hồi đó và sau đó ít năm, em vẫn còn đơn sơ và được cắt, may toàn bằng tay cả.
Thoạt đầu là cái áo dài, cổ tròn, màu nâu, tam giang, mỡ gà, hồ thủy. Vạt áo thẳng, tay bô, xẻ một đoạn ở cổ tay, cài cúc bên sườn. Những năm 1936-1938, từ cơ sở sẵn có, chiếc áo dài đã được họa sĩ Cát Tường thiết kế và bố trí lại đã ra đời. Phải nói một chút về ông Cát Tường. Ông đã ấp ủ nhiều ý đồ cải cách y phục Việt Nam, nhất là chiếc áo dài. Ông say xưa với cả bức thuê rồng, phượng, những bức tranh Hàng Trống. Nhưng ông thờ phụng chiếc áo dài. Ông là sinh viên trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, học hết 5 năm và đã tốt nghiệp. Ông cũng có một số tranh. Nhưng mọi người biết đến ông chủ yếu qua chiếc áo dài với công trình cải tiến của ông. Ông là người đầu tiên dùng máy khâu để may chiếc áo dài. Động tác này rút ngắn được rất nhiều thời gian so với khâu tay. Lẽ dĩ nhiên còn một vài vị trí quan trọng, hoa mĩ để quyết định chất lượng chiếc áo phải dùng đến bàn tay khéo léo của người thợ. Ông cải tiến cái cổ áo, đưa nó lên thành cổ đứng cao 2cm. Ông còn "lăng xê" kiểu cổ cứng, cổ bắt chéo và cổ cánh hoa. Ông quy định vị trí những chiếc khuy bấm và đưa ra nhiều kiểu khuy, khuyết, bỏ đi tà áo phụ ngắn đệm trong. Tà áo dài buông xuống cách mặt đất 20cm. Ông chú ý làm cho độ dài của hai mặt trước sau có độ "đổ" chuẩn xác để khi mặc vào được căng, lượng sát, bó khít lấy những đường nét của cơ thể, tôn cao bộ ngực, làm cho eo thon thả, thắt đáy lưng ong...
Chính vì vậy, áo dài Cát Tường lơ muy (Le mur theo tiếng Pháp là Cát Tường) được nhiều người ưa chuộng. Trong số này, đa số là những nữ sinh, những chị em thích ăn mặc đẹp. Áo dài là thời trang tuyệt đối trong những nhân vật tiểu thuyết như: Cô Liên trong "Gánh hàng hoa", cô Loan trong "Đoạn tuyệt", cô Mai trong "Nửa chừng xuân" và ít lâu sau cho cô "thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, cho cô gái trong bức "hiện vẻ hoa" của họa sĩ Nguyễn Tường Lân.
Hồi đó ông Cát Tường còn trẻ, ông gầy gầy tầm thước. Mùa hạ hay mặc bộ tuýt so soa, đeo cà vạt. Khuôn mặt thanh tao, tự lự, hơi xanh xao. Ông nhanh nhẹn, luôn lui tới những cửa hàng thuê ở phố Hàng Trống, Hàng Gai. Ở đây, ông kết thân với ông Thức là một nghệ nhân thuê, có cửa hàng. Ông Thức rất yêu quý chàng họa sĩ Tây học cao đẳng mà lại nặng tình với nghề nghiệp tổ tiên, để ý đến những cái của "ngày xưa". Ông kéo họa sĩ Cát Tường về quê phố Ninh Xá, Bắc Ninh, gả ngay cô cháu gái tên là Nội cho họa sĩ. Cô Nội là một tay thêu giỏi, là con gái ông chủ một cửa hàng thêu nổi tiếng. Sau đó, họa sĩ đưa vợ về phố Lò Đúc. Vài tháng sau, họ mở một cửa hàng may áo dài ở gần ngã năm Bà Triệu. Cửa hàng có biển đề "Coupe Cát Tường. Nó nổi tiếng khắp nơi, khách đến nườm nượp. Em gái cô Nội chuyên mặc những chiếc áo do ông anh rể thiết kế và may. Vô tình cô đã làm cái việc "lăng xê" mốt cho cửa hàng Cát Tường. Cô được mọi người gọi là Nga Cát Tường, cũng lừng lẫy một thời.
Từ năm 1945 và nhất là từ năm 1975, chiếc áo dài được lên ngôi. Nó chiếm vị trí độc tôn trong các dịp lễ hội, giao dịch quốc tế. Nó xuất hiện trên các diễn đàn, các sân vận động trong và ngoài nước. Trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, thời trang, thi hoa hậu. Chiếc áo dài đã như câu ca quan họ, bay đi khắp thế giới, ở đâu nó cũng có một vị trí xứng đáng. Nó được cải tiến thêm và mang sắc thái riêng từng miền trong những chi tiết nhỏ để đáp ứng được sở thích và yêu cầu thẩm mĩ của thời đại.
Nhắc lại những năm 1930, 1936, 1937, trong các cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội, Hà Đông và trong các chợ phiên, các cô gái đẹp như Ái Liên, cô Điệp, cô Hoàn, cô Siếu đều đăng quang với chiếc áo dài. Cô Siếu là con gái nhà tiểu thuyết kiếm hiệp Lý Ngọc Hưng.
Các nghệ sĩ nước ngoài như Kirienko, Francine..đều mặc áo dài. Dự hội nghị Pari, chị Nguyễn Thị Bình hùng biện với chiếc áo dài. Nhà sử học Mỹ là J.s.Tenson, viết "xin phép cho tôi được mặc chiếc áo dài Việt Nam, chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam. Những người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại đã mặc chiếc áo dài. Mẹ của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mặc chiếc áo dài".
Chiếc áo dài Việt Nam là một dòng sông, một cơn gió, một nếp mây bay. Nó tượng trưng cho sự màu mỡ, hồi sinh, tẩy trần và phồn thực.
Có khi trên thân áo được in hoặc thêu lên hình ảnh những rồng, phượng, hoa, lá...để thêm phần hấp dẫn. Nhưng, nó không có những mảng sặc sỡ. Những hình vẽ trên áo dài phải xinh, gọn để ăn ý với vẻ đẹp mà chúng gửi mình vào đó. Có người lại in lên chiếc áo quá nhiều hình ảnh, những vạch ngang dọc chi chít hoặc quá nhiều màu sắc, chiếm cả bề mặt chiếc áo. Như vậy không ăn nhịp, làm cho người mặc áo phải mang cả một bức tranh trên mình. Nói chung, việc pha hoặc chọn màu áo, in hoặc thêu hình trên áo là một công việc rất phức tạp. Phải có con mắt mĩ thuật, văn học nghệ thuật, lại phải có con mắt tâm linh...
Trong một cuộc trao đổi giữa các nghệ sĩ kịch nói Trung Quốc với Việt Nam, một nữ diễn viên kịch nói Trung Quốc nói với chị Diệp Bính: "Áo dài của chị đẹp hơn áo sườn xám Thương Hải của em". Chiếc áo dài là một nét đẹp văn hóa rất riêng của Việt Nam.