Đề bài : viết đoạn văn lên án tội ác của chiến tranh gây ra cho con người trong đó có Việt Nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.
I. Những điểm giống nhau
1. Về hình thức: Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
2. Về phương tiện, chi phí chiến tranh:
– Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.
– Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.
– Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.
– Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất dành dân.
3. Mục tiêu chiến tranh: Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.
II. Những điểm khác nhau
1. Về lực lượng
***Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.
***Việt Nam hóa chiến tranh: Quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp về không quân, hậu cần của Mĩ do cố vấn Mỹ chỉ huy.
2. Về Phạm vi – quy mô
***Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam
***Việt Nam hóa chiến tranh: Toàn Đông Dương
3. Về Âm mưu của Mỹ
***Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.
***Việt Nam hóa chiến tranh:
– “Dùng người Việt đánh người Việt” và “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
– Tận dụng xương máu của người Việt thay cho quân Mỹ.
4. Về Thủ đoạn của Mỹ
***Chiến tranh cục bộ:
– Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam.
– Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”.
– Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
***Việt Nam hóa chiến tranh:
– Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, quân Mỹ rút dần về nước, thực hiện “dùng người Việt đánh người Việt”.
– Sử dụng quân đội Sài Gòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971) thực hiện “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
– Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt Nam.
– Sẵn sàng Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh khi có điều kiện.
Refer:
Cảm nhận về tội ác của chiến tranh:
Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ.Chúng ta đang được sống trong môi trường hòa bình hà cớ gì phải làm những điều hủy hoại hòa bình, phát động chiến tranh. Chúng ta được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với âm mưu diễn biến hòa bình hiện nay.
Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và chúng ta đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì chúng ta đã được nhận hôm nay, sống chan hòa nhân ái như Tố Hữu đã từng viết:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế,
Người với người sống để yêu nhau”
Suy nghĩ về tình đồng đội:
Với một ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm, lời thơ giản dị mà giàu sức tạo hình; giọng điệu tâm tình, nhẹ nhàng, thiết tha, sử dụng sáng tạo bút pháp tả thực và lãng mạn, Chính Hữu đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân chất, mộc mạc, bình dị của người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Và bằng cái nhìn và sự trải nghiệm chân thực của người trong cuộc, Chính Hữu đã tái hiện thật xúc động vẻ đẹp tình đồng chí của những người lính cụ Hồ trong chiến tranh. Đối diện với khó khăn, hiểm nguy nơi hòn tên mũi đạn, họ luôn yêu thương, gắn bó, san sẻ với nhau từng miếng ăn, giấc ngủ và thậm chí là cả cái chết. Cùng đồng cam, cộng khổ, đoàn kết lấy nhau mà chống lại quân thù. Và tình đồng chí trong bài thơ của Chính Hữu đã làm nên bức tượng đài tráng lệ trong dàn hợp xướng thi ca dân tộc viết về người lính. Mặc dù, chiến tranh đã lùi về quá khư nhưng hình ảnh những anh lính vệ quốc quân mãi mãi in sâu vào trong tâm thức người Việt và mãi trở thành ngọn nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca dân tộc!.
Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết. Ta thấy một phần nào đó của chiến tranh qua những câu thơ của các nhà thơ kháng chiến:
"Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khoi nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn………"
Cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những mặt đối lập để có những sự đấu tranh nhằm hướng tới sự phát triển và biến hóa không ngừng của đời sống. Mà một trong số đó cần lưu tâm là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Đây là một cuộc đấu tranh đã luôn tồn tại từ khi thế giới được hình thành và sẽ còn tại đến tận cũng của nhân loại. Nhưng ở thời nào hay nơi nào cũng vậy, kết cục duy nhất của nó là cái thiện sẽ là người toàn thắng.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm về thiện và ác. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, tựa như bóng tối và ánh sáng. Thiện là những gì hợp với đạo đức, với công lí, là những cái ta nên làm và đem lại lợi ích chính đáng. Còn ác thì ngược lại. Ác là những gì sai trái, không nên làm và phải tránh, nếu làm sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.
Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã có thể nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua những câu chuyện cổ tích mà ông cha để lại. Trong chuyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đại diện cho cái thiện- những con người nhỏ bé, thật thà, hiền lành phải chịu nhiều áp bức bất công trong xã hội. Còn phe ác chính là mẹ con Cám, luôn tìm mọi cách để đạp đổ cái thiện nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân quả báo ứng. Cái thiện lúc nào cũng sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Điều đó còn thể hiện ước mơ của ông cha ta về một thế giới hạnh phúc, công bằng, tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc chiến của các chú công an làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống ấm no cho người dân với những tên tội phạm trộm cắp, ma túy... Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc và ngày càng căng thẳng. Các tệ nạn xã hội, giết người cướp của, trộm cắp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các chú công an phải hi sinh hạnh phúc riêng tư, lợi ích của bản thân, thậm chí là cả tính mạng của mình để bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho người dân.
Xã hội phát triển được là nhờ sự giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Thiện và ác cũng như vậy. Cái thiện và ác luôn đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Mọi người vẫn có niềm tin rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, giải quyết triệt để nhưng thực tế nó chưa bao giờ được giải quyết tận gốc. Luật pháp tuy công bằng nhưng vẫn có nhiều người lợi dụng sơ hở để lách luật, mua luật. Đây là điểm còn bất cập trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc chiến giữa thiện và ác chưa bao giờ là khoan nhượng. Cái ác có thể vùng lên và đè nén cái thiện, song cái thiện sẽ luôn chiến thắng cho dù có trải qua nhiều thời gian và mất mát.
Mỗi cá nhân cần triệt tiêu mầm mống của cái ác trong chính con người mình, làm những việc thiện xuất phát từ cả tấm lòng. Đôi khi thiện- ác phân minh không rõ ràng, rất cần một cái tâm và nhãn lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.
Chúng ta không ai ưa thích cái ác, nhưng sự thực là trong quy luật cuộc sống, cái ác vẫn luôn tồn tại và vì vậy, cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác luôn tuần hoàn. Cho dù vào một thời điểm nào đó, cái ác có thể lên ngôi nhưng sau cùng chủ nhân của chiến thắng vẫn là cái thiện, cuộc sống vẫn tồn tại ấm áp tình người và lòng bao dung.
Bài 1 :Viết cảm nhận sau khi đọc bài Những con sếu bằng giấy.
sau khi đọc bài những con sếu bằng giấy , nỗi ấm ức và thương sót trong lòng em bỗng dưng trào . em thù hận bọn giặc không lí do gì lại làm vậy . trẻ em ,người lớn ai cũng đau sót khi thấy vậy . vì sao mỹ lại làm vậy ? nhật bạn đã làm gì sai ? trẻ em có tội gì ? em chỉ mong mọi người đều hiểu và thế giới này mãi hoà bình sau cá chết của em nhỏ trong bài
Bài 2: Cho đoạn thơ sau:
Giôn-xơn !
Tội ác bay chồng chất
Nhân dân ai
Bay mang những B.52
Những na pan, hơi độc
Đến Việt Nam
Để đốt những nhà thương, trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa ?
Dựa vào đoạn thơ trên, hãy nêu cảm nghĩ về chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975.
Việt Nam hóa chiến tranh hay Đông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được bắt đầu từ năm 1968, áp dụng toàn diện trên toàn Đông Dương từ ngày 8 tháng 6 năm1969 nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ có thể rút dần quân về nước nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Mỹ . Trong thời kì đấy đã làm mất đi mạng của hàng triệu người Việt Nam trong thời kỳ đó .
Bài 3: " Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số, nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, ... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bện, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào."
Dựa vào đoạn văn trên, viết cảm nghĩ về chế độ a-pác-thai.
Chế độ a-pac-thai thực chất là sản phẩm đặc trưng của chế độ do người da trắng Nam Phi (Africaner) nắm giữ và phần nào là di sản của chủ nghĩa thực dân Anh từ thế kỷ 19 khi các giới chủ thực dân muốn kiểm soát sự di trú của những người da đen và da màu đến các vùng do người da trắng chiếm giữ.
Chính quyền Nam Phi đã thông qua nhiều đạo luật nhằm hợp pháp hóa chế độ apacthai. Tiêu biểu có thể kể tới Đạo luật các Khu vực Nhóm người (Group Areas Act) ban hành năm 1950, là cơ sở trung tâm của hệ thống a-pac-thai xác định sự phân chia các nhóm chủng tộc về mặt địa lý. Tiếp đó Luật Phân biệt Tiện nghi (Separate Amentities Act) năm 1953 đưa ra hàng loạt những quy định phân biệt cụ thể như phân biệt người được sử dụng bãi tắm, xe buýt, bệnh viện, trường học phổ thông và đại học. Luật này cũng quy định buộc người da đen và da màu phải luôn mang theo bên mình thẻ căn cước, coi đó là dạng hộ chiếu nhằm ngăn chặn sự di cư vào các khu vực da trắng. Người da đen bị cấm không được sống tại các thành phố da trắng, thậm chí ngay cả không được thăm viếng nếu không có giấy phép đặc biệt. Ngoài ra Luật Cấm Hôn nhân hỗn hợp (Mixed Marriages Act) năm 1949 và Luật Trái Luân lý (Immorality Act) năm 1950 còn cấm người dân tiến hành hôn nhân hoặc có quan hệ lẫn lộn giữa các chủng tộc cụ thể.
Quyền công dân của người da màu và da đen bị siết chặt, kể cả quyền bầu cử. Ví dụ, Luật Phân biệt đại diện của cử tri đã được thông qua năm 1956 gạt các cử tri da màu ra khỏi danh sách cử tri chung và lập ra một danh sách cử tri riêng cho họ. Người da màu cũng bị cấm tham gia các cuộc bầu cử như người da đen suốt từ thập kỷ 1950 đến năm 1983 khi một cuộc cải cách Hiến pháp cho phép người da màu và người Châu Á thiểu số quyền được tham gia vào các viện của Quốc hội và được hưởng một số quyền hạn chế, bao gồm cả quyền bầu cử.
Bên cạnh khía cạnh chính trị – xã hội, vấn đề bất bình đẳng về kinh tế và quyền sở hữu cũng trở nên nổi cộm trong xã hội. Trong phân phối thu nhập, gần 60% dân số chỉ có thu nhập dưới mức 42.000 Rand/năm (tương đương 7.000 USD), trong khi 2,2% dân số có thu nhập hơn 360.000 Rand/năm (khoảng 50.000 USD). Nghèo khổ là tình trạng phổ biến ở Nam Phi lúc bấy giờ. Người da đen là tầng lớp nghèo khổ nhất. Khoảng 80% đất đai trang trại nằm trong tay người da trắng. Về cơ bản chế độ a-pac-thai đã làm cho những người da đen và da màu bị mất quyền sở hữu chính những mảnh đất vốn là của họ.
Để đảm bảo thực hiện chế độ a-pac-thai, chính quyền Nam Phi đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được sự chống đối rộng rãi đối với chế độ phân biệt chủng tộc này. Trong thập kỷ 1950, sau khi a-pac-thai trở thành hệ thống chính trị – xã hội chính thức, hàng loạt các cuộc biểu tình, xung đột đã nổi lên ở Nam Phi. Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress – ANC) tuyên bố “Nam Phi thuộc về tất cả những người sống trên mảnh đất này, cả người da đen và người da trắng” và đấu tranh đòi bãi bỏ chế độ a-pac-thai. Sau những cuộc nổi dậy diễn ra tại Sharpevill tháng 3 năm 1960, chính phủ đã cấm tất cả các tổ chức chính trị của người Phi da đen, trong đó có ANC.
Trên bình diện quốc tế, hệ thống phân biệt chủng tộc được thể chế hóa ở Nam Phi dưới chế độ a-pac-thai đã vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các quy định luật pháp quốc tế cũng như các tuyên bố chung về quyền con người. Vì thế, Nam Phi đã bị cô lập cả ở khu vực và trên trường quốc tế, bị Liên Hiệp Quốc chính thức lên án. Năm 1973, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về đàn áp và trừng phạt tội phân biệt chủng tộc, chính thức đưa ra một khuôn khổ pháp lý để các nhà nước thành viên áp dụng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực với chính phủ a-pac-thai ở Nam Phi, đòi chính phủ này phải thay đổi các chính sách của họ. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ năm 1976.
Một văn bản pháp lý khác là Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế đã xác định a-pac-thai là một trong số 11 tội chống lại nhân loại. Công dân của đa số các nhà nước bao gồm cả Nam Phi có quyền đề nghị đưa ra truy tố tại Tòa án Hình sự Quốc tế các cá nhân đã vi phạm hoặc khuyến khích phạm tội phân biệt chủng tộc.
Với sự phản kháng quyết liệt từ bên trong, sự cô lập và trừng phạt của thế giới từ bên ngoài, cộng với vị thế ngày càng suy yếu, đến đầu thập niên 1980, chính phủ a-pac-thai không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải thực hiện chính sách hòa giải dân tộc với người da đen, chấp nhận hủy bỏ các định chế phân biệt chủng tộc, tuân thủ các quyết định của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và sự phán xét của Tòa án Tội phạm quốc tế, chấm dứt những tội ác mà cộng đồng quốc tế đã kết luận về tình trạng vi phạm nhân quyền, tội phân biệt chủng tộc và tội ác chống lại loài người.
Cụ thể từ năm 1984, các cuộc cải cách đã được tiến hành. Những bộ luật ngăn cấm đối với người da đen và da màu đã được bãi bỏ hoặc nới lỏng. Năm 1990, chính quyền của De Klerk đã chính thức tuyên bố tại Quốc hội về việc bãi bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc, bỏ lệnh cấm các đảng phái hoạt động, trong đó có đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Từ năm 1990 đến 1991 bộ máy nhà nước hợp pháp của chế độ a-pac-thai đã bị giải thể. Tháng 12 năm 1991, Hội nghị vì một Nam Phi dân chủ (Codesa) đã bắt đầu các cuộc thương lượng về việc thành lập một chính phủ lâm thời đa sắc tộc và về bản hiến pháp mới mở rộng các quyền chính trị cho mọi nhóm người.
Tại cuộc trưng cầu dân ý tháng 3 năm 1992, cuộc bầu cử cuối cùng của những người da trắng đã diễn ra ở Nam Phi, các cử tri đã cho phép chính phủ có quyền được thương lượng về bản hiến pháp mới với ANC và các đảng phái chính trị khác. Năm 1993 bản hiến pháp lâm thời đã được xây dựng trong khi chờ đợi soạn thảo một bản hiến pháp chính thức. De Klerk và lãnh tụ ANC Nelson Mandela đã được tặng giải Nobel Hòa bình do đã có những nỗ lực để chế độ a-pac-thai kết thúc trong hòa bình, góp phần tạo dựng nên một nền tảng dân chủ mới cho đất nước Nam Phi.
Ngày 10 tháng 5 năm 1994, Nelson Mandela trúng cử Tổng thống Nam Phi. Cuộc bầu cử đã diễn ra một cách hòa bình. ANC chiếm 62,7% số phiếu, ít hơn so với mức 66,7% mà họ dành được khi muốn xây dựng bản hiến pháp mới, nhưng đủ để họ dành quyền đứng ra thành lập chính phủ mới trên phạm vi toàn quốc. Cuộc bầu cử cũng đã quyết định số phận các chính quyền cấp tỉnh, tất cả đều do ANC chi phối. NP chiếm được đa số phiếu của người da trắng và da màu, do đó đã chính thức trở thành đảng đối lập.
Ngày 8 tháng 5 năm 1996, bản hiến pháp mới đã được chính thức phê chuẩn. Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị hết sức quan trọng bởi thành quả của cuộc cách mạng dân chủ Nam Phi đã được thể chế hóa, tạo nền tảng pháp lý cho sự hoạt động của chính phủ mới. Hiến pháp mới đã đảm bảo các quyền bình đẳng cho mọi công dân Nam Phi và khẳng định mọi sự phân biệt đối xử trong xã hội là bất hợp pháp. Hiến pháp này đã chính thức xóa bỏ hệ thống dựa trên nền tảng phân biệt chủng tộc của chính phủ a-pac-thai và xây dựng chính phủ mới dựa trên nền tảng dân chủ.
Bài 4: Viết cảm nhận về tác hại chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 qua bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng.
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam xem đây là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái. Theo Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam thì Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
chúc bn hok tốt
Câu 1: Sau khi đọc bài những con sếu bằng giấy , nỗi ấm ức và thương sót trong lòng em bỗng dưng trào . em thù hận bọn giặc không lí do gì lại làm vậy . trẻ em ,người lớn ai cũng đau sót khi thấy vậy . vì sao mỹ lại làm vậy ? nhật bạn đã làm gì sai ? trẻ em có tội gì ? em chỉ mong mọi người đều hiểu và thế giới này mãi hoà bình sau cá chết của em nhỏ trong bài
k đúng cho mình nhé cả cảm ơn nữa
Chọn đáp án C.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhân dân Việt Nam nhận được rất nhiều sư giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xô và Trung Quốc.
- Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy đã gây nên cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô những sau đó vào những năm cuối thập kỉ 70 hai bên lại có chuyến thăm lẫn nhau. Đối với Trung Quốc cũng vậy, Mĩ sang thăm nước này (2-1972), đến năm 1979 thì quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa hai nước. Mĩ âm mưu đặt quan hệ ngoại giao với hai nước lớn nhằm cô lập phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
=> Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu giữa hai nước và hòa hoãn Liên Xô đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta.
Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác. Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự giết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.
Chúng ta hẳn ai cũng biết chiến tranh là những cuộc xung đột,tranh chấp,có khi còn sử dụng vũ khí ..này sinh vì những bất đồng quan điểm,tư duy...hay đó các tham vọng của một cá nhân hoặc tập thể muốn lợi dụng chiến tranh.
Việt Nam ta có lịch sử lâu đời giữ nước và dựng nước.Trong quá trình giữ nước,biết bao cuộc chiến tranh đã xảy ra và để lại hậu quả thương tiếc.Có biết bao người đã hi sinh trên chiến trường khói bom;có bao nhiêu đứa trẻ mồ côi yếu ớt mỏng manh,không được đi học;những người vợ,người mẹ đơn côi một thân một mình làm lụng nơi hậu phương,rồi biết bao giọt lệ nhớ chàng trai đi lính,mong cầu yên bình....,cuộc sống nhân dân đói khổ,nghèo nàn trong khi lại sử dụng một số tiền lớn cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa....Chiến tranh kết thúc nhưng những gì nó để lại thật lớn:đó là nỗi đau xót trong tim không gì bù đắp đợt,những biến chứng để lại trên cơ thể con người...