K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2017

Câu 6:

- Hai từ mát tay và nóng lòng ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác (mát, nóng) với hai danh từ (tay, lòng). Khi ghép lại, các từ này có nghĩa khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên chúng.

+ Mát tay: chỉ những người dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc (như chữa bệnh, chăn nuôi,…).

+ Nóng lòng: chỉ trạng thái (tâm trạng của người) rất mong muốn được biết hay được làm việc gì đó.

- Các từ gang và thép vốn là những danh từ chỉ vật. Nhưng khi ghép lại, chúng trở thành từ mang nghĩa chỉ phẩm chất (của con người.)

- Các từ tay và chân cũng vậy. Chúng vốn là những danh từ nhưng khi ghép lại, nó trở thành từ mang nghĩa chỉ một loại đối tượng (người).

Câu 7: Xác định tiếng chính trong các từ, tiếp tục xác định tiếng chính và phụ với các tiếng còn lại. Mũi tên trong mô hình là chỉ sự bổ sung nghĩa của tiếng phụ cho tiếng chính. Theo mô hình bổ sung nghĩa này, ta có:

+ Máy hơi nước: máy là tiếng chính; hơi nước là phụ, trong đó nước phụ cho hơi.

+ Than tổ ong: than là tiếng chính; tổ ong là phụ, trong đó ong phụ cho tổ.

+ Bánh đa nem: bánh đa là chính, nem là phụ; trong bánh đa, bánh là chính, đa là phụ.

3 tháng 6 2018

Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng

Một từ ghép đẳng lập: gang thép

Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)

- Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)

- gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được

 

→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.

14 tháng 9 2021

Bạn chưa trả lời đầy đủ

 

Trả lời:

So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

-       Mát tay: dễ đạt được kết quả tốt.

Mát: có nhiệt độ vừa phải gây cảm giác dễ chịu.

Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.

-       Nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ muốn làm việc gì.

Nóng: có nhiệt độ cao hơn mức được coi là trung bình.

Lòng: bụng của con người, được coi là biểu tượng của mặt tâm lí.

-       Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được

Gang: hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố, thường dùng để đúc đồ vật.

Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon.

-       Tay chân: người thân tín, người tin cẩn giúp việc cho mình.

Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.

Chân: một bộ phận của cơ thể dùng để di chuyển.

14 tháng 9 2021

Bạn trả lời đầy đủ ☺️

2 tháng 10 2021

Nghĩa của các tiếng ghép vào hẹp hơn nghĩa của các tiếng chính

Chị cũng chưa hiểu em muốn hỏi gì nữa?

em cũng thấy rối não nên mới lên đây nhờ người giải thích hộ bucminh

21 tháng 8 2017

*Mát : Một trạng thái vật lý
Tay : một bộ phận cơ thể

Mát tay : chỉ sự thuận lợi trong công việc, VD : Ông ấy chữ bệnh mát tay lắm !

*Gang, thép : Kim loại

Gang thép : Chỉ sự quả cảm, không sợ nguy hiểm, VD Anh ấy là một chiến sĩ gang thép

Tay, chân : Bộ phận của cơ thể

Tay chân : Thuộc hạ của một người, VD : Chúng là tay chân của ông ta đấy !

21 tháng 8 2017

Mát tay : khéo léo , giỏi giang dễ dàng đạt được kết quả tốt

Nóng lòng : muốn biết chuyện gì đó nhanh , gấp

Gang thép : cứng cỏi , rắn chắc không có gì có thể lay chuyển được

Tay chân : chỉ người thân tín , người tin cẩn giúp mình trong mọi việc

So sánh : Nghĩa của các từ ghép trên khát quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên chúng

21 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha !

Hỏi đáp Ngữ văn

21 tháng 8 2017

- Hai từ "mát tay", "nóng lòng" ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác ( mát, nóng ) với hai danh từ ( tay, lòng ), khi ghép lại, hai từ này có ý nghĩa khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên chúng.
+ Mát tay : chỉ những người dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc.
+ Nóng lòng : chỉ trạng thái, tâm trạng của con người rất mong muốn được biết hay được làm điều gì đó
- Các từ "gang" và "thép" vốn là các danh từ chỉ vật, nhưng khi ghép lại, chúng trở thành từ mang ý nghĩa là phẩm chất của con người.
- Các từ "tay" và "chân" cũng vậy, chúng vốn là những danh từ dùng để chỉ bộ phận trên cơ thể người nhưng khi ghép lại, chúng trở thành 1 từ chỉ 1 loại đố tượng người.

5 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Câu ca dao sử dụng hình ảnh so sánh: so sánh anh em và tay chân: Khẳng định danh em là cùng một thể thống nhất, cùng chung máu thịt. Khẳng định sự gần gũi, thân thiết, tương hổ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống của anh với em như tay với chân.

 

Câu 1: So sánh nghĩa của các tiếng trong các nhóm từ ghép đẳng lập sau:a. sửa chữa, đợi chờ, trông nom, tìm kiếm, giảng dạyb. gang thép, lắp ghép, tươi sángc. trên dưới, buồn vui, nhỏ to, sống chếtCâu 2: Tìm 4 từ ghép chính phụ có cấu tạo ba tiếng và vẽ mô hình cấu tạo củachúng.Câu 3: Cho các từ ghép sau: bánh cuốn, xe máy, bàn gỗ, xanh lơ, đục ngầu, vàngvọt. Tiếng thứ hai trong các từ ghép trên có ý nghĩa gì so...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh nghĩa của các tiếng trong các nhóm từ ghép đẳng lập sau:
a. sửa chữa, đợi chờ, trông nom, tìm kiếm, giảng dạy
b. gang thép, lắp ghép, tươi sáng
c. trên dưới, buồn vui, nhỏ to, sống chết
Câu 2: Tìm 4 từ ghép chính phụ có cấu tạo ba tiếng và vẽ mô hình cấu tạo của
chúng.
Câu 3: Cho các từ ghép sau: bánh cuốn, xe máy, bàn gỗ, xanh lơ, đục ngầu, vàng
vọt. Tiếng thứ hai trong các từ ghép trên có ý nghĩa gì so với nghĩa của cả từ ghép?

Câu 4: Cho bài ca dao sau:

Cây khô chưa dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta
Non xanh bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu
a. Bài ca dao trên gợi con nhớ đến bài ca dao nào đã học
b. Hai bài ca dao trên muốn nhắn nhủ điều gì? Với ai?
c. Hãy viết đoạn văn dài 8- 10 câu cảm nhận về một trong hai bài ca dao trên.

0