1) Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? Nước nào đã tiên phong trong công cuộc thám hiểm này?
2) Ai là người đã tìm ra châu Mĩ?
3) Mục đích của cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV của các quý tộc phong kiến châu Âu?
4) Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt
5) Cơ cấu hành chính dưới thòi Lý được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
6) Vì sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
7)Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược trong những năm 1075 – 1077 do ai chỉ huy?
8) Mục đích của Lý Thường Kiệt khi đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm là gì?
9) Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào
10) Vào mùa Xuân vua Lý thường về địa phương để là gì?
11) Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng vào thời gian nào?
12) Nhà Lý mở khoa thi để tuyển chọn quan lại, vậy khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm nào?
13) Nhà Trần được thành lập vào thời gian nào? Ai là vị vua đầu tiên của nhà Trần?
14) Bộ luật của thời Trần có tên gọi là gì? Ban hành vào năm nào?
15) Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương nào?
16) Thời Trần những người nào được tuyển chọn vào cấm quân?
17) Nhà Trần đã đặt thêm các chức gì để nhằm phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp?
18) Triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào trước nguy cơ đất nước bị quân Mông Cổ xâm lược?
19) Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?
20) Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là gì?
TỰ LUẬN:
1) Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? Hãy chỉ ra cách đánh giặc độc đáo của vua tôi nhà Trần trong 3 lần kháng chiến?
2) Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ ba (1287 – 1288) của nhà Trần?
3) Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên giành thắng lợi?
-Trình bày các cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ, Va- xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lôm-bô, Ph. Ma-gien-lan trên lược đồ và đánh giá công lao của họ.
Trả lời:
Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.
-Miêu tả quang cảnh cảng Li-xbon (Bồ Đào Nha) nửa cuối thế kỉ XV qua hình 8.
Trả lời:
Quang cảnh Li-xbon (Bồ Đào Nha) nửa cuối thế kỉ XV thể hiện sự nhộn nhịp,đông vui,tấp nập.Tàu bè ra vào liên tục,thương buôn trao đổi hàng hóa đông đúc.
=>Thể hiện sự nhộn nhịp của một thương cảng.
-Nêu hướng đi trong các cuộc phát kiến địa lí và kết quả đạt được của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Trả lời:
Đều xuất phát từ thủ đô Li-xbon (Bồ Đào Nha) đi 1 vòng từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương .Chấm dứt cuộc hành trình vòng quanh Trái Đất bằng đường Biển.