K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2017

"Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn là bức tranh hiện thực sinh động thể hiện sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại với phông nền là tiếng than khóc, nỗi sợ hãi, sự chống trả cùng kiệt của nhân dân trước nguy cơ vỡ đê - Thật là "lòng lang dạ sói". Tại sao tác gả lại nói vậy?
"Lòng lang dạ sói" là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, "lòng" , "dạ" hệt loài cầm thú "lang" , "sói". Người ta thường chỉ dùng câu nói này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội. Nhưng hay thay, đối tượng mà câu tục ngữ này hướng đến, với Phạm Duy Tốn lại là những vị "quan phụ mẫu"- những con người được học rọng, hiểu sâu, là cha mẹ của muôn thảo dân.
Thủ pháp đặc trưng được Phạm Duy Tốn sử dụng trong toàn văn bản là đối lập. Đối lập với mưa gío bão bùng bên ngoài là khung cảnh "nghiêm trang lắm" trong đình quan. Bên cạnh con đê đang gào thét khàn cổ vì không thể chống chịu nổi mưa gió bão bùng là đình quan " cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì".
Thử đếm xem đã có bao nhiêu lần có người vào báo quan về tình hình nguy cấp của đê; vị "quan phụ mẫu" ấy đã có phản ứng gì? Nghĩ mà thật cảm phục vị quan kia, đương trong cảnh mưa gió bão bùng, đương trong tiếng kêu thét thảm thương của muôn dân mà vẫn có thể thản nhiên ngồi chơi bài. Ừ thì chả, vì:"đê vỡ mặc đê, nước sông dù nguy, không bằng nước bài cao thấp" mà.

7 tháng 5 2019

Ngày xưa, ở một nhà nọ có hai anh em. Khi cha mẹ chết đi, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.

   Người em chăm sóc cây khế rất cẩn thận. Đến mùa, cây khế có quả, có một con chim phượng hoàng đến ăn. Người em buồn bã bảo chim: "Chim ơi, tôi chỉ có một cây khế này thôi, chim ăn hết trái, tôi lấy gì mà sống đây"? Chim phượng hoàng nghe thế đáp: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng, mang túi ba gang, mang đi mà đựng", rồi bay đi. Người em nghe lời phượng hoàng, may một cái túi nhỏ. Hôm sau, đúng hẹn phượng hoàng đến chở người em vượt biển khơi, đến một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc. Người em lấy vàng bỏ vừa tủi nhỏ rồi leo lên lưng chim trở về. Từ đó, anh trở nên giàu có. Có tiền, anh ra sức giúp đỡ những người gặp cảnh bần hàn như mình trước kia. Tiếng lành đồn xa. Một hôm, người anh biết chuyện đến nhà người em chơi. Anh ta ra sức gặng hỏi, người em thật thà kể lại câu chuyện. Người anh nghe thấy, nổi máu tham, gạ em đổi cây khế cho mình. Chiều lòng anh, người em vui vẻ đổi cây khế cho anh. Người anh ngày đêm chờ đợi phượng hoàng trở lại. Rồi mùa khế cũng chín. Phượng hoàng lại đến ăn khế, người anh cũng bắt chước em, hắn giả vờ phàn nàn. Chim cũng hẹn sẽ trả vàng cho hắn. Người anh may sẵn một cái túi thật to. Khi chim đưa hẳn ra đến đảo, hắn vơ đầy túi, tham lam hơn hắn còn nhét khắp mình. Phượng hoàng cõng người anh bay về. Nhưng túi vàng nặng quá. Đến giữa biển, chim kiệt sức, nghiêng cánh. Người anh rơi tõm xuống biển và chết. Thế là hết đời kẻ tham lam.

14 tháng 1 2022

D. Truyện ngắn 

14 tháng 1 2022

d

27 tháng 3 2022

Tham khảo:

Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.

Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.

Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.

Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.

Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.

Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:

– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.

Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.

Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây “tu-rên” tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái “tu-rên” ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.

Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt “tu-rên” thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.

Nhưng cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.

Khi những trái “tu-rên” được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: “… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta vừa nói vừa bổ những trái “tu-rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi “tu-rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.

Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên”bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.

7 tháng 12 2017

Tranh 1 : Khi đi từ trường về nhà, hai chị em tôi nhìn thấy tờ quảng cáo về buổi biếu diễn của một nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng. Chúng tôi biết chiều nay, trường sẽ tổ chức cho học sinh di xem, nhưng hai chị em tôi không dám xin tiền mẹ để mua vé vì bố tôi đang nằm bệnh viện. Chúng tôi chỉ còn có thể dừng lại nhìn hình ảnh nhà ảo thuật được in thật rõ và lớn trên tờ quảng cáo cho đỡ thèm.

Tranh 2 : Thế rồi khi ra ga mua sữa, tình cờ chúng tôi nhìn thấy nhà ảo thuật đang tay xách nách mang rất nhiều thứ đồ đạc đi vào rạp xiếc. Chúng tôi liền chạy lại khiêng, xách giúp chú một số đồ vật. Nhờ đó chúng tôi được làm quen với chú. Biết chị em tôi cũng rất muốn xem ảo thuật, chú Lí (tên nhà ảo thuật) bảo chúng tôi chờ chú một lát. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chờ được mà phải về nhà vì cần mang sữa về cho mẹ, với lại mẹ tôi còn dặn không nên làm phiền người khác.

Tranh 3 : Chẳng biết hỏi thăm ai mà tối hôm ấy, chú Lí tìm vào đúng nhà tôi. Nghe tiếng gõ cửa, chúng tôi chạy ra mở cửa và hai chị em đều hết sức vui mừng khi nhìn thấy chú. Chúng tôi cùng lễ phép và niềm nở mời chú vào nhà.

Tranh 4 : Mẹ tôi cũng rất vui, mời chú vào nhà ngồi chơi uống trà. Nhưng lạ quá, mẹ tôi vừa mở nắp lọ đường ra thì có hàng mét vải băng xanh, vàng, đỏ bắn ra. Tôi lấy một cái bánh đặt vào đĩa bỗng thành hai cái. Còn Mác, em tôi đang ngồi bỗng thấy có một khối nóng mềm trên chân. Nó ngạc nhiên nhìn xuống thì thấy một chú thỏ chẳng biết từ đâu xuất hiện đang rung rung những sợi râu và nhìn nó bằng cặp mắt tròn màu đỏ. Cả nhà tôi đều phục tài biểu diễn ảo thuật của chú Lí. Buổi tối đó chắc sẽ làm tôi nhớ mãi không quên.

5 tháng 10 2019

khái nghiệm truyền thuyết là : truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ , thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo . Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân vật lịch sử được kể .

8 tháng 3 2019

Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

8 tháng 10 2018

- Phần 1 (từ đầu ... "tự đắc với mình"): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà

- Phần 2 (tiếp ... "đẩy xe bò"): chuyện hai vợ chồng gặp nhau, thành vợ thành chồng

- Phần 3 (tiếp ... "nước mắt chảy ròng ròng"): tình thương của người mẹ nghèo khó

- Phần 4 (còn lại): niềm tin vào tương lai

Mạch truyện được dẫn dắt hợp lí, tất cả cảnh huống được thể hiện đều bắt nguồn từ việc Tràng thông qua lời nói đùa rồi nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp

Cảnh được mở ra khi Tràng dẫn vợ về gặp mẹ. Nếu tác giả đưa đoạn hai lên trước theo trình tự thời gian thì truyện kém hấp dẫn, li kì

2 tháng 10 2018

là sao vậy bn?

10 tháng 12 2022

Ngắn quá