1. Hệ thống hoá phần Lịch sử Thế Giới Cổ Đại 6.
2. Hệ thống hoá phần Lịch sử từ nguồn gốc đến Thế Kỉ X.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Triều đại | Người sáng lập | Thời gian tồn tại |
Ngô | Ngô Quyền | 939-968 |
Đinh | Đinh Bộ Lĩnh | 969-981 |
Tiền Lê | Lê Hoàn | 981-1009 |
Lý | Lý Công Uẩn | 1009-1225 |
Trần | Trần Cảnh | 1225-1400 |
Hồ | Hồ Quý Ly | 1400-1407 |
Lê sơ | Lê Lợi | 1428-1527 |
Nguyễn | Nguyễn Ánh | 1802 - 1945 |
Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.
- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
- Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc cung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc cá phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.
- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan...
~~~Learn Well Nguyễn Thị Ngọc Minh~~~
|
Nhà Ngô
Nhà Đinh
Nhà Lý
Nhà Trần
Thời kì thuộc Minh
Nhà Lê sơ
Nhà Mạc
Chế dộ đàng Trong-đàng Ngoài
Nhà Tây Sơn
Nhà Nguyễn
Triều đại
Ngô
Đinh
Tiến Lê
Lý
Trần
Hồ
Lê Sơ
Mạc
Lê Trung Hưng
Tây Sơn
Nguyễn
1/
Thời gian | Sự kiện | Kết quả |
Nước Nga-Liên Xô | ||
Tháng 2-1917 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi. | Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại. |
7-11-1917 | Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi | + Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản + Thành lập nước Cộng hòa Xô-viết và chính quyền Xô-viết. + Xoá bỏ chế độ người bóc lột người. |
1918-1920 | Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết. | Xây dựng hệ thong chính trị, Nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài. |
1921-1941 | Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. | Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp. |
Các nước khác | ||
1918-1923 | Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu Á. | Đảng Cộng sản thành lập, Quốc tế Cộng sản ra đời. |
1924-1929 | Thời kì ổn định và phát triển của chủ nghĩa tư bản. | Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, chính trị ổn định. |
1929-1933 | Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ và lan khắp các nước tư bản. | Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, chính trị khủng hoảng. |
1933-1939 | Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. | Khối Đức, I ta-li-a, Nhật, phát xít hóa chế độ chính trị, chuẩn bị chiến tranh. + Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản. |
1939-1945 | Chiến tranh thế giới thứ hai. | 72 nước trong tình trạng chiến tranh. Phe phát xít thất bại, thắng lợi thuộc về Liên Xô, các nước Đồng minh và nhân loại tiến bộ trên thế giới. |
2/Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới.
Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ lên cao và có bước chuyển mới. Ở nhiều nước, các Đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.
Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á.
Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Cuộc khủng hoảng này dẫn tới hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triền của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là trung tâm tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Từ hàng nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[6] Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương vương, Lạc Long quân, Âu Cơ. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương vương, đền thờ Lạc Long quân, Âu Cơ ở Thuận Thành.
Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên.
Thời loạn 12 sứ quân, địa bàn Bắc Ninh là nơi chiếm đóng của 2 sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê với các căn cứ ở Tiên Du và Thuận Thành. Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).
Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng)...
Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay).
Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam.
Bản đồ tỉnh Bắc Ninh năm 1891Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Ngày 28 tháng 11 năm 1948, huyện Gia Lâm sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên[7] nhưng đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại sáp nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh.[8] Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.
Ngày 31 tháng 5 năm 1961, sáp nhập thị trấn Yên Viên và 5 xã: Dương Hà, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Quang Trung, Tiền Phong thuộc huyện Từ Sơn; 2 xã: Phù Đổng, Trung Hưng thuộc huyện Tiên Du; 2 xã: Đức Thắng, Chiến Thắng thuộc huyện Thuận Thành vào huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cùng vói đó, sáp nhập 5 xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm của huyện Từ Sơn vào huyện Đông Anh, Hà Nội.
Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc; cùng lúc đó, 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn, 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng hợp nhất thành huyện Quế Võ. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sáp nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.[9].
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 06 tháng 11 năm 1996.[10] Khi tách ra, tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Bắc Ninh (tỉnh lị) và 5 huyện Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong. Ngày 9 tháng 8 năm 1999, huyện Tiên Sơn được chia thành 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 2 huyện: Gia Bình và Lương Tài.[11]
Ngày 26 tháng 1 năm 2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh.[12] Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.[13] Ngày 25 tháng 12 năm 2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh[14]. Ngày 01 tháng 12 năm 2018, Thị xã Từ Sơn được công nhận đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày 28 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Phố Mới mở rộng, huyện Quế Võ đạt tiêu chí đô thị loại IV. Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Hồ mở rộng, huyện Thuận Thành đạt tiêu chí đô thị loại IV. Năm 2021, thành lập các phường Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang thuộc thị xã Từ Sơn.
Bạn hãy tham khảo qua bài văn trên