Bài 1: Hòa tan 0.35 mol Na2CO3 . 10H2O vào 234,9g nước được dd A
a) Tính C% dd A.
b) TÍnh CM dd A.
Bài 2: CHo 47 g K2O vào m g dd KOH 7,93% được dd A có nồng độ 21%. Tìm m.
Bài 3: Cho 100g dd A tác dụng vừa đủ với 100g dd của một muối sắt clorua. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a g chất kết tủa X và 186,625g dd B. Xác đinh công thức của X và của muối sắt clorua.
Bài 4: Cho 200g dd Ba(OH)2 18,17% vào 500g dd hỗn hợp Fe2(SO4)3 4% và CuSO4 2%. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng được kết tủa B và dd C.
a) Tính khối lượng kết tủa B và C% các chất trong dd C.
b) Lấy B rửa sạch và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.
1.
mNa2CO3.10H2O=286.0,35=100,1(g)
Ta có:
nNa2CO3=nNa2CO3.10H2O=0,35(mol)
mNa2CO3=106.0,35=37,1(g)
C% dd Na2CO3=\(\dfrac{37,1}{100,1+234,9}.100\%=11,07\%\)
b;
VH2O=234,9.1=234,9(ml)
VH2O trong Na2CO3.10H2O=3,5.18.1=63(ml)
CM Na2CO3=\(\dfrac{0,35}{0,063+0,2349}=1,16M\)
2.
K2O + H2O \(\rightarrow\)2KOH
nK2O=\(\dfrac{47}{94}\)=0,5(mol)
Theo PTHH ta có:
\(\dfrac{1}{2}\)nK2O=nKOH=0,25(mol)
mKOH=0,25.56=14(g)
mKOH trong dd=m.\(\dfrac{7,93}{100}=0,0793m\)
Ta có:
\(\dfrac{14+0,0793m}{47+m}.100\%=21\%\)
=>m=31,6(g)