chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau (bao gồm tất cả các BPTT so sánh, nhân hóa,ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, chơi chữ, nói quá, nói giảm/nói tránh)
a) "Áo bao thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành."
b) "Gươm mài đá đá núi cũng mòn
Voi uống nước nước sông phải cạn."
c) "Sáng hồng lơ lửng mây son
Mặt trời thức dậy véo von chim chào
d) "Đám mây trắng xốp như bông
Ngủ quên dưới đáy hồ trong lúc nào
Nghe con cá đớp ngôi sao
Giật mình mây thức bay vào rừng xa."
giúp mình nha mình đang cần rất gấp cảm ơn các bạn nhiều
a)BTTT:Nói giảm. "Áo bào thay chiếu anh về đất": đây là cách nói mĩ lệ hóa của bút pháp lãng mạn. Tác giả muốn gieo vào lòng người đọc 1 ấn tượng đẹp về người lính nên đã dùng 2 chữ "áo bào". Cách viết này làm dịu đi thương đau và thể hiện sự trân trọng thành kính đối với đồng đội đã hi sinh. Đặc biệt, nó nâng người chiến sĩ lên bậc tráng sĩ uy nghi, lẫm liệt. "Về đất": đất là quê mẹ, là tổ quốc vĩnh hằng, là sự thanh thản ung dung của người lính làm tròn nghĩa vụ, tổ quốc đang mở rộng lòng để đón những người co ưu tú "tận trung với nước, tận hiếu với dân".
"Sông Mã gầm lên khúc độc hành": dòng sông Mã luôn ở bên cạnh người lính, nó giống như khúc tráng ca đưa các anh vào cõi vĩnh hằng bất tử. Chữ "gầm" có âm điệu thật ấn tượng trở thành tiếng khóc lớn của thiên nhiên, vừa đưa cái chết của người lính vào cõi trường cửu, vừa đưa cái chết lên tầm vóc sử thi hoành tráng. Cái chết lớn cần có một sự tiễn đưa lớn như thế.
b) BPTT: Nói qúa
==) Sự hòa quyện giữa hình tượng, âm thanh, nhạc điệu của những đoạn văn trên đã tạo nên một bút pháp anh hùng ca có tác dụng miêu tả một cách hào hùng quá trình tổng phản công thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhấn mạnh về ý chí kiên cường , bất khuất của nghĩa quân.
c)BPTT: So sánh, nhân hóa
===)Làm nổi bật khung cảnh buổi sáng
d) BPTT: so sánh "như bông"
nhân hóa: "ngủ quên"; "đớp ngôi sao";"mây thức bay vào rừng xa"
===)Tác dụng: vẻ đẹp hài hòa, sinh động khung cảnh bờ hồ.
wow bạn giỏi quá
học lớp mấy vậy