1. Trục căn thức ở mẫu:
a) \(\dfrac{1}{1+\sqrt{2}+\sqrt{5}} \)
b) \(\dfrac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{x+1}}\)
2. Tính:
a) \(\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-6\sqrt{20}}}}\)
b) \(\sqrt{6+2\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}\)
c) \(\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}\)
3. Cho a = \(\sqrt{3-\sqrt{5}}\left(3+\sqrt{5}\right)\left(\sqrt{10}-\sqrt{2}\right)\)
Chứng minh rằng a là số tự nhiên.
4. Cho b = \(\dfrac{\sqrt{3-2\sqrt{2}}}{\sqrt{17-12\sqrt{2}}}-\dfrac{\sqrt{3+2\sqrt{2}}}{\sqrt{17+12\sqrt{2}}}\)
b có phải là số tự nhiên không?
3 bài đầu dễ tự làm nhé.
Bài 4:
\(B=\dfrac{\sqrt{3-2\sqrt{2}}}{\sqrt{17-12\sqrt{2}}}-\dfrac{\sqrt{3+2\sqrt{2}}}{\sqrt{17+12\sqrt{2}}}\)
\(=\dfrac{\sqrt{\left(1-\sqrt{2}\right)^2}}{\sqrt{\left(3-2\sqrt{2}\right)^2}}-\dfrac{\sqrt{\left(1+\sqrt{2}\right)^2}}{\sqrt{\left(3+2\sqrt{2}\right)^2}}\)
\(=\dfrac{\sqrt{2}-1}{3-2\sqrt{2}}-\dfrac{1+\sqrt{2}}{3+2\sqrt{2}}\)
\(=\left(\sqrt{2}-1\right)\left(3+2\sqrt{2}\right)-\left(1+\sqrt{2}\right)\left(3-2\sqrt{2}\right)\)
\(=3\sqrt{2}+4-3-2\sqrt{2}-\left(3-2\sqrt{2}+3\sqrt{2}-4\right)\)
\(=3\sqrt{2}+4-3-2\sqrt{2}-\left(-1+\sqrt{2}\right)\)
\(=3\sqrt{2}+4-3-2\sqrt{2}+1-\sqrt{2}\)
\(=0+2\)
\(=2\)
Vậy B là số tự nhiên.
1.
a) nhân cả tử lẫn mẫu với 1+ \(\sqrt{2}-\sqrt{5}\)
b) tương tự a
2.
a) tách 29 = 20 + 9 là ra hằng đẳng thức, tiếp tục.