K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trương phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

- Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. Cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường không thể tách khỏi cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

- Hiện nay, một số nước phát triển chuyển giao những công nghệ và máy móc cũ kĩ sang các nước đang phát triển. Một số lưu vực của các nước đang phát triển phải gánh chịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các nước G8 sử dụng chất feron với tốc dộ và khối lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôdôn.

6 tháng 6 2017

Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:
- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
+ Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
+ Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,...
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính,... đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người.
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại.

10 tháng 11 2019

- Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trương phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

- Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ. Cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường không thể tách khỏi cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

- Hiện nay, một số nước phát triển chuyển giao những công nghệ và máy móc cũ kĩ sang các nước đang phát triển. Một số lưu vực của các nước đang phát triển phải gánh chịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các nước G8 sử dụng chất feron với tốc dộ và khối lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôdôn.

17 tháng 2 2016

a) Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì:

- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi nguười, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:

+ Ở các nước đang phát triển: Việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

+ Ở các nước phát triển: Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFC với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính làm thủng tần ô dôn, gây hiệu ứng nhà kính.

- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên phạm vi cả thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở 2 cực, gây mưa a xít…đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của ngành kinh tế và sức khỏe con người.

b) Liên hệ vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai (bão, lũ, hạn hán…) và sự biến đổi thất thường về khí hậu, thời tiết.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề quan trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu động dân cư và mốt ố vùng cửa sông, ven biển.

c) Các nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và MT ở nước ta:

- Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về nguồn gen và các loại nuôi trồng cũng như các loài hoang dại có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống ủa con người.

- Phấn đấu đạt trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường kiểm soát và cải tạo môi trường

7 tháng 6 2021

Em có đồng ý vì: 

+, Tre cũng được coi là cây xanh, sẽ thải ra khí oxi giúp môi trường trong lành hơn

+, Có nhiều sản phẩm được làm từ tre như ống hút, ...

+, Các sản phẩm làm từ tre cũng có thể tái sử dụng

...

7 tháng 6 2021

Em đồng ý . Ngoài những công dụng to lớn như : 

+ Trong đời sống : dùng để làm những đò thủ công , mỹ nghệ , được các cụ áp dụng vào làm các bài thuốc nam ......

+ Trong tinh thần yêu nước của dân tộc ta : làm các vũ khí , hầm chông, gậy tre ... chống lại biết bao nhiêu kẻ thù (còn nữa)

Ngoài ra tre còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường như : làm giảm thiểu tác hại đối với môi trường , làm các ống hút từ cây tre ... Hiện nay người ta còn phát minh ra tôn từ cây tre 

 Chúc bạn học tốt

A.Văn chứng minh Đề 1: Hãy chứng minh rằng cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Đề 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.B. Văn giải thích Đề 1 :Hãy giải thích ý...
Đọc tiếp

A.Văn chứng minh

Đề 1: Hãy chứng minh rằng cuộc sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Đề 2: Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Đề 3: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

B. Văn giải thích

Đề 1 :Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Đề  2:                                Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                               Người trong một nước phải thương nhau cùng.

               Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

Đề 3: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

1
10 tháng 5 2022

A. Văn chứng minh

Đề 1:

Trong các chiến dịch bảo vệ môi trường sống hiện nay, vấn đề ý thức luôn được đề cao lên hàng đầu. Bởi vì ý thức con người là yếu tố quyết định trong việc thành bại của các chiến dịch này. Tất cả các chuyên gia đều khẳng định rằng nếu không có ý thức bảo vệ môi trường, thì đời sống của chúng sẽ chịu tổn hại nặng nề.

Bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tầm vĩ mô nhưng cũng mang tính vi mô. Bởi vì nó cần được lan tỏa đến toàn cầu và ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người. Môi trường sống là của chung nhưng cũng là của mỗi người. Đó là tài nguyên đất, không khí, nước, cây cối, khoáng sản, dược liệu… do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Thử hỏi, có ai trong chúng ta không sống dựa vào môi trường chứ?

Ấy vậy mà, chính vì suy nghĩ rằng môi trường sống là của chung, bảo vệ môi trường là việc của chung, mà một bộ phận người đã hành động thiếu ý thức, khiến cho môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Đó là hành động khai thác tài nguyên quá mức, xả rác bừa bãi, sử dụng lượng lớn các đồ nhựa, nilon dùng một lần, chặt phá rừng bừa bãi, đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường… Mỗi cá nhân làm ra một hành động nhỏ như thế, nhưng khi nhân lên với số lượng người khổng lồ trên toàn cầu thì lại tạo ra một hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay, hậu quả ấy không chỉ còn trên sách vở, mà đã và đang hiện diện mạnh mẽ đến không thể bỏ qua trước mắt chúng ta. Đó là sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước. Là sự biến đổi khí hậu khó lường trên toàn cầu. Là những đợt thiên tai ngày càng tàn khốc và xuất hiện dày đặc. Là những chủng bệnh ung thư, những virut, dịch tễ độc hại, khó lường. Tất cả những điều ấy khiến biết bao người phải ra đi, biết bao người phải sống trong đau đớn, biết bao nhà cửa phải tan hoang. Mỗi hành động thiếu ý thức gây hại cho môi trường của chúng ta ngày hôm nay, chính là một phần nguyên nhân dẫn đến những đau thương mất mát ấy.

 

Chính vì thế, ý thức bảo vệ môi trường sống là vô cùng quan trọng và cần được chú trọng hàng đầu. Điều đó có thể được thúc đẩy qua hoạt động giáo dục cũng như các chương trình tuyên truyền trên sách báo, phim ảnh, âm nhạc… Đồng thời nên có những hình phạt cứng rắn để xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, dù chỉ là một cá nhân. Bởi vì một khi ý thức bảo vệ môi trường được hình thành vững chãi, thì mọi người đều sẽ chung tay với nhau bảo vệ môi trường sống từ những hành động nhỏ nhất. Có như vậy, mới phát huy được sức mạnh toàn dân trong chiến dịch lớn này.

Đề 2

Rừng là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng và có khả năng tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Chính vì vậy, có thể nói rằng “bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của con người”.

Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Nó không chỉ dừng lại ở một quần thể cây cối lớn, mà còn bao gồm cả một hệ sinh thái bên trong. Đó là một thế giới các loài thực vật như cây lấy gỗ, cây cho trái, nấm, củ quả, rau rừng… Đó là các loài động vật hoang dã như khỉ, lợn rừng, hươu nai, chim chóc, rắn… Cùng với rất nhiều các loại khoáng sản, dược liệu… Không chỉ dừng lại ở đó, rừng còn cung cấp một lượng lớn khí oxi, cùng khả năng thanh lọc bụi trong không khí, ngăn cản các tác động của lũ lụt, giữ đất khỏi các hiện tượng sạt lở… Với các lợi ích to lớn như thế, rừng đã và đang là người hùng không thể thiếu của cuộc sống con người.

 

Ấy vậy mà, hiện nay, nhiều hoạt động tàn phá rừng vẫn đang ngang nhiên diễn ra bất chấp hậu quả. Đó là những kẻ chặt phá rừng đầu nguồn, rừng lâu năm không biết giới hạn là gì. Là những kẻ khai thác tài nguyên, động vật rừng đến cạnh kiệt. Từ đó, gián tiếp dẫn đến biến đổi khí hậu, sạt lở đất và những trận lũ lịch sử. Đó là bài học sáng tỏ cho những kẻ đang xem thường sức mạnh của rừng già.

Chính vì vậy, ta cần phải biết khai thác rừng một cách hợp lí. Biết bảo vệ và trồng rừng cho khoa học. Để rừng phát triển một cách bền vững cùng đời sống hiện đại của con người. Chúng ta không hề chịu thiệt thòi khi làm các công tác ấy, bởi vì bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đề 3:

Con người Việt Nam sống trọng tình nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết, đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là sống phải có lòng biết ơn, trân trọng mọi thứ. Trong quá khứ, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên hay tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn các bậc anh hùng có công với đất nước như lễ hội đền Hùng, hội Gióng, hội Gò Đống Đa… Đến cả Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc - cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng nhân dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước, mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc.

 

Ngày hôm nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm, động viên tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hy sinh lớn lao của họ cho nền độc lập của nước nhà ngày hôm nay. Hằng năm, chúng ta có rất nhiều ngày lễ lớn để tri ân những đối tượng, ngành nghề như 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, 27 tháng 2 - ngày Thầy thuốc Việt Nam, 20 tháng 10 - ngày Phụ nữ Việt Nam… Vào những ngày này, mỗi người lại dành cho những con người đó lời cảm ơn, hay những bó hoa tươi thắm để bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng đến những cống hiến, đóng góp ý nghĩa.

Học sinh cũng cần học tập theo đạo lí sống tốt đẹp của ông cha. Lòng biết ơn thể hiện qua những hành động nhỏ bé như hiếu thảo với ông bà và cha mẹ, lễ phép thầy cô giáo, yêu mến bạn bè xung quanh…

Như vậy, đạo lí sống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đã giúp mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống ngày hôm nay.

B. Văn giải thích

Đề 1

Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Để thành công, bạn phải sẵn lòng thất bại”. Điều đó cũng giống như lời khuyên mà ông cha ta đã gửi gắm qua câu: “Thất bại là mẹ thành công”.

Trước hết, chúng ta cần hiểu được khái niệm thành công và thất bại. Hiểu một cách đơn giản, “thành công” là khi con người đạt được những mong muốn của bản thân, hoàn thành mục tiêu đã đề ra hay công việc được giao phó… Còn “thất bại” là khi chúng ta không thể đạt được mục tiêu, ước mơ của bản thân. Với từ “mẹ” thì thành công và thất bại được đặt trong một mối quan hệ mật thiết. Bởi “mẹ” chính là người có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mỗi người. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng trải qua thất bại mới có thành công. Thất bại đã dạy cho con người kinh nghiệm, bài học để đạt được thành công.

Con người luôn theo đuổi thành công. Nhưng chặng đường để chạm đến thành công lại luôn có khó khăn tiếp bước. Không có một con đường nào là bước đi dễ dàng. Thành công chỉ có được khi con người biết tự cố gắng và luôn kiên trì để đạt được nó. Dù phải trải qua thất bại, nhưng chúng ta cần biết cách đứng lên, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và tiếp tục bước đi thì mới có thể đến đích. Thomas Edison đã phát minh ra chiếc bóng đèn đầu tiên trong lịch sử. Trước đó, ông đã trải qua hàng nghìn lần thất bại, nhưng ông vẫn không từ bỏ. Ông từng nói rằng: “Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình”.

 

Không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng. Bản thân mỗi người đều phải luôn cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân để chinh phục được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Không chỉ vậy, chẳng có thành công nào là tồn tại mãi nên khi đạt được, con người không nên tự thỏa hiệp mà dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng của ngày hôm qua. Đối với mỗi học sinh, câu tục ngữ là lời nhắc nhớ giá trị để chúng ta thêm cố gắng học tập, rèn luyện.

Qua giải thích trên, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã gửi gắm bài học giá trị cho mỗi người, để luôn nỗ lực trên hành trình chạm đến thành công.

Đề 2:

Ông cha ta vẫn thường dặn dò con cháu rằng: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu ca dao được viết với thể thơ lục bát có vần điệu vừa dễ nhớ lại dễ thuộc. Hình ảnh tấm vải đỏ (nhiễu điều) phủ lên trên giá gương là một hình ảnh hết sức quen thuộc. Chúng là hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau. Nhờ chúng mà tấm gương được giữ gìn sạch sẽ, an toàn. Mượn hình ảnh đó, tác giả dân gian nói đến mối quan hệ giữa những người anh, người em cùng chung dân tộc, cùng chung dòng máu con Rồng cháu Tiên. Rằng chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

Cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng, mỗi người là một số phận khác nhau, và bất kì ai cũng sẽ có lúc buồn, lúc khó khăn, lúc cần giúp đỡ. Đó có thể là những việc nhỏ như bị lạc đường, xách đồ quá nặng, bị đau đầu… Hay những việc lớn hơn như đau ốm, thiếu thốn về kinh tế, lạc mất người thân… Những lúc ấy, nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ những người xung quanh thật đáng quý xiết bao.

 

Sự đưa tay giúp đỡ ấy, không chỉ giúp người gặp khó khăn được vực dậy, được vượt qua hoàn cảnh. Mà nó còn giúp bản thân chúng ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái vì đã làm được một việc tốt. Đồng thời, hành động ấy cũng giúp chúng ta tạo được ấn tượng tốt trong lòng người khác, và giúp tạo mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Cũng chính nhờ vậy, mà mọi người trong cộng đồng có thể tiến lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn, gắn bó hơn. Tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc với sức mạnh to lớn.

Dù ý nghĩa như vậy, nhưng xung quanh chúng ta vẫn tồn tại một vài cá nhân sống với trái tim lạnh lùng, vô cảm. Những người ấy không hòa đồng, giúp đỡ những người xung quanh mình. Dù là việc nhỏ hay lớn, dù là có thể làm một cách dễ dàng. Khi gặp người khó khăn họ mặc kệ, khi được nhờ vả họ lướt qua. Những cá nhân ấy thật đáng buồn và đáng chê trách. Chính họ đang tự tách mình ra khỏi cộng đồng, xã hội. Để bản thân trở nên cô đơn, bơ vơ và rồi khi họ gặp khó khăn, thiếu thốn thì sẽ khó có được sự toàn tâm toàn ý giúp đỡ của những người xung quanh.

Bởi vì vậy, chúng ta cần phải biết yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ với những người đồng bào của mình. Đó không chỉ là giúp người mà còn là giúp chính bản thân mình nữa. Những chân lý ấy, được cha ông ta gói ghém gửi đến con cháu trong câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Đề 3:

Cuộc sống là một hành trình không ngừng nghỉ. Và trong hành trình đó, học tập là một điều vô cùng cần thiết. Bởi vậy mà Lê-nin đã khuyên nhủ con người: “Học, học nữa, học mãi”.

Đầu tiên, hiểu đơn giản học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Học không chỉ là đi khám phá cái mới lạ mà còn là sự nối tiếp, nâng cao hơn của những tri thức đã biết, tự tìm tòi để giải quyết các vấn đề dựa trên các kinh nghiệm đã đạt được trước đó. Học tập cũng không phải là một đích đến mà là cả một quá trình dài. Nó không chỉ kết thúc sau khi chúng ta không còn ngồi trên ghế nhà trường nữa. Chính vì vậy, con người cần có ý thức tự giác học tập để hoàn thiện bản thân. Học tập cũng chính là con đường ngắn nhất giúp con người đến với thành công.

Nhà bác học học Charles Robert Darwin từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Dù đã trở thành giáo sư, tiến sĩ được mọi người kính trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta hiểu biết tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Câu chuyện kể về một vị tiến sĩ được mọi người nể phục bởi tri thức và tài năng. ông đã đạt được nhiều thành tựu vẻ vang trong lĩnh vực của mình nhưng ông lại hoàn toàn bó tay với việc đi chợ, ông tỏ ra bối rối trước bà bán rau. Ở khía cạnh này có thể nói những bà nội trợ học hành nông cạn cũng có thể giỏi hơn vị tiến sĩ miệt mài đèn sách có những công trình lớn. Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta phải luôn linh động để học hỏi và tiếp thu, cần tránh tư tưởng bảo thủ học tập theo lối mòn của bản thân mà không tự thử thách để tìm ra tri thức mới. Tri thức của nhân loại là vô hạn, còn vốn hiểu biết mỗi người chỉ như giọt nước giữa đại dương. Chính vì vậy mà chúng ta phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học hỏi.

“Học, học nữa, học mãi” - điều đó đã được thể hiện qua tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Ngay cả cho đến khi đã trở thành một vị chủ tịch nước, Người vẫn tiếp tục học tập. Quả là một tấm gương đáng ngưỡng mộ biết bao. Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.

Học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Từ đó, bản thân cần ra sức học tập, rèn luyện kiến thức và kĩ năng. Con đường thành công nằm ngay ở phía trước.


 
Như vậy, lời khuyên nhủ của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” đã để lại một bài học sâu sắc. Thành công chỉ đến với những người biết cố gắng không ngừng nghỉ.

 

 

24 tháng 5 2021

e có vì bảo vmt tốt cho thiên nhiên

Mik nghĩ là có đấy

13 tháng 3 2022

ko đồng ý 

13 tháng 3 2022

Em k đồng ý với ý kiến này vì bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả người dân

15 tháng 11 2021

undefinedcó ai đang FA ko