Viết đoạn văn giải thích trong phần thân bài của câu tục ngữ Có chí thì nên trong đó có ít nhất một câu sử dụng thành phần mở rộng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha:
Ông bà ta có câu: Có chí thì nên. “Chí” chính là chí hướng, là hoài bão, là nghị lực. Chỉ cần có đủ những thứ ấy, ắt sẽ làm nên chuyện. Thực vậy, trong cuộc sống này, để đạt được thành công, hoàn thành được ước mơ, thì ta buộc phải đối mặt với những cam go, thử thách, khó nhọc. Phải vượt qua những điều ấy, thì mới chạm tay được đến thành công. Và để làm được, thì ta cần phải có nghị lực, có ý chí kiên cường. Tựa như một học sinh, để đạt được thành tích tốt thì phải chăm chỉ học tập, vượt qua những cám dỗ của bao thú vui khác. Ngược lại, nếu như sống mà không có nghị lực, không có chí hướng, cứ gặp khó khăn là từ bỏ, thấy vất vả là chán nản, thì mãi sẽ không bao giờ hoàn thành được việc gì, chứ đừng nói đến thành công. Ý chí, nghị lực không tự nhiên sinh ra, và nó cũng không phải là mãi mãi. Chúng ta cần phải khơi dậy và nuôi dưỡng nó trong chính mình. Như tạo dựng ước mơ, để ra những mục tiêu ngắn… Cứ như thế, dần hình thành một quy luật trong mình. Như vậy, câu tục ngữ Có chí thì nên thực sự là một bài học ý nghĩa mà ông cha truyền lại cho chúng ta.
có công mài sắt có ngày mòn sắt
có công mài sắt có ngày đau tay
Sau khi đọc hai câu trên, em chả muốn viết văn nữa !!
Từ văn bản có chứa đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 - 10 câu)
trình bày hiểu biết và cảm nghĩ của em về biển đảo nước ta, từ đó thấy mình cần phải làm
gì để bảo vệ vùng biển đảo thân yêu của đất nước Việt Nam.
1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn. Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.
2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.
=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...
Tham khảo
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
tham khảo
Thân bài: Luận điểm: Đúng như vậy! Vì...lần đầu tiên bạn tập viết, bạn có viết được đẹp không? Lần đầu tiên bn tập bơi, bạn uống nước rồi suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên đi xe đạp, bạn bị ngã phải không?....Tất cả những "lần đầu tiên" ấy, bạn có thất bại không? - "Có!" Nhưng bạn có bỏ cuộc không? Câu trả lời sẽ là: "Không!" Đó, chính là nó đấy! Chính là cái "chí" trong mỗi con người. Chính là cái lí tưởng, hoài bão tốt đẹp. Ai có các điều kiện ấy thì sẽ "nên" (sẽ thành công). Các bn biết vì sao tôi khẳng định như thế chứ? Vậy thì hãy cùng tôi quay ngược thời gian về mốc lịch sử của nước ta nhé! Dẫn chứng: Những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Mỹ tiềm lực kinh tế, quân sự chưa mạnh nhưng nhờ tinh thần trường kì kháng chiến, không sợ gian khổ, sau 30 năm, ta đã thắng lợi vẻ vang. Trong lĩnh vực học tập, rèn luyện cũng có nhiều tấm gương kiên trì, phấn đấu. Xưa có bậc danh nho Nguyễn Siêu, văn hay chữ tốt đến mức người đời tôn làm "Thần Siêu". Nhưng mấy ai biết rằng, thuở đi học, ông viết chữ rất xấu, mấy lần ông đỗ chưa cao chỉ vì chữ xấu hại đến văn hay.Khi làm quan, điều khiến ông đau khổ nhất là viết chữ xấu. Lúc phê án vì chữ quá xấu khiến kẻ dưới luận sai làm người đàn bà vô tội thua kiện. Từ đó , ông quyết chí rèn chữ. Ông kiên trì tập vạch từng nét chữ. Nét nào ông cũng phải viết đến hàng nghìn lần, Có hôm, tập viết nhiều, tay ông cứng đờ, tê buốt. Sau nhiều tháng năm khổ luyện, chữ ông viết tuyệt đẹp, còn được giữ lại không ít lưu bút ở đền Ngọc Sơn. Ngày nay, học sinh lớp hai nào mà không biết đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí qua bài tập đọc. Ngay từ nhỏ, căn bệnh bại liệt đã cướp đi đôi tay của thầy. Nhưng Nguyễn Ngọc Kí vẫn đến lớp như bao đứa trẻ khác. Ngồi một góc lớp, thầy dùng chân kẹp cây bút tập đưa những nét chữ nguệch ngoạc. Nhưng thầy không nản chí, cứ tập mãi dù chân đau nhức vẫn không thôi. Cuối cùng, không chỉ viết chữ đẹp mà Nguyễn Ngọc Kí còn vẽ rất chính xác các hình vẽ phức tạp. Giờ đây, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một thầy giáo nổi tiếng. Thầy không chỉ truyền cho học trò tri thức mà cả tinh thần nhẫn nại tuyệt vời. Những công trình khoa học ra đời đâu chỉ nhờ tài năng, phần lớn là nhờ lòng nhẫn nại. Giáo sư tiến sĩ Lương Định Của từ những hạt giống quý báu ở Nhật đem về, mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm, ông đã đem lại những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam cho năng suất cao. Hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri đã kì công lọc đi lọc lại tám tấn quặng để tìm ra một phần mười gam chất phóng xạ, khai phá ra một nền khoa học có sức mạnh to lớn khi đem phục vụ lợi ích hòa bình nhân loại. Câu chuyện ngụ ngôn của La-phông-ten cũng cho chúng ta bài học thú vị khi chú rùa chậm chạp tha cái mai nặng trên lưng chạy đua. Cuối cùng đã thắng chú thỏ lười biếng. Việc bình thường đã vậy, cuộc đời bôn ba bốn biển năm châu hoạt động cứu nước của Bác cũng được viết lên trong bài thơ Đường:"Đi đường mới biết gian laoNúi cao rồi lại núi cao trập trùngNúi cao lên đến tận cùngThu vào tầm mắt muôn trùng nước non."Đó quả là một bài học thấm thía về lòng kiên trì sắt đá của người chiến sĩ cách mạng.