Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩ diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Ngọn đèn: Trong những đêm đơn lẻ, buồn khổ người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ ưu tư
- Chim thước: không có tin tức của người nơi biên viễn
- Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô quạnh dàn trải mênh mông
- Thời gian: trôi người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang, cô đơn của con người.
- Tiếng gà: là âm thanh xuất hiện trong cái cô tịch của đêm
- Bóng cây hòe: gợi ra cảm giác hoang vắng, cô quạnh, bóng người sầu tê tái vì mong nhớ, khát khao
→ Nỗi cô đơn, buồn tủi chiếm lấy tâm trí người chinh phụ. Cảnh vật xung quanh dường như tô đậm hơn nỗi sầu kim cổ ấy.
Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.
Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .
Em tham khảo nhé:
Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành được giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được “giải khúc khích!".
Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn "cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...
Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.
Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."
Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...
Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.
Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng.
a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.
a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.
a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.c)Không biết
a) Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b) Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
c) Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể, tả lại sự việc, phong cảnh.
Tôi còn nhớ mãi lỗi lầm mà mấy năm trước tôi đã gây ra với Duy. Lúc đó, tôi cùng lũ bạn thân từ trong quán điện tử đi ra thì thấy Duy - bạn cùng trường đang ngồi đếm tiền với vẻ mặt tươi cười. Tôi thấy vậy bèn châm chọc: “Bọn mày nhìn kìa! Chắc thằng này vừa trộm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi cười to, tôi còn thách đố với tụi nó xem ai lấy được tiền của Duy. Thế là cả lũ tiến gần lại, tôi nhanh tay lẹ mắt cuỗm hết số tiền trên tay Duy, bọn bạn thấy tôi cướp được tiền cũng hò reo chạy trốn. Càng nhớ lại tôi càng cảm thấy hối hận làm sao. Cuối tuần sau đó, tôi thấy Duy cõng một đứa trẻ tật nguyền trước cửa hàng đồ chơi. Duy nói: “Xin lỗi em, lần sau anh hứa sẽ mua được bộ đồ chơi mới cho em!”. Nhìn cậu bé mếu máo, tôi chợt quặn đau. Lúc đấy tôi vô cùng xấu hổ. Tôi chạy vội về nhà. Tôi không biết làm sao để đối mặt với nó nữa. Tôi kể lại chuyện với tụi bạn thân, bọn chúng cũng ân hận chẳng kém tôi. Tôi và tụi nó bèn bàn nhau góp tiền ăn vặt, tiền để dành chơi game. Hơn một tuần sau mới đủ số tiền chúng tôi đã lấy, nhưng tôi vẫn không dám đứng trước mặt Duy. Dù gì tất cả đều do tôi đầu têu ra chuyện này. Tôi quyết định sẽ mua một bộ đồ chơi mới và đến tận nhà xin lỗi Duy. Ai ngờ đâu khi thấy tôi nhận lỗi, Duy chỉ cười và nói sẽ tha thứ cho tôi. Tôi cảm thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu. Từ đó, tôi cùng bọn bạn cũng ít đi chơi game hơn, chúng tôi tiết kiệm tiền để thỉnh thoảng mua đồ chơi cho em Duy, có lẽ nó sẽ giúp bọn tôi bớt đi hối hận về lỗi lầm đã gây ra.
HT
Ai cũng có lần mắc lỗi và tôi cũng vậy. Lỗi lầm ấy đã trở thành một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.
Mấy hôm ấy, bố tôi đi công tác nên mẹ ở nhà chăm lo, yêu thương tôi hết mực. Một hôm, mẹ dẫn tôi đi chợ để sắm quần áo mới. Đi qua một quầy hàng bán đồ chơi, tôi thấy một bé gấu bông rất dễ thương. Tôi định xin tiền mẹ mua nhưng rất ngại. Về nhà,hình ảnh bé gấu lúc nào cũng ở trong tâm trí tôi. Tôi mơ thấy mình đang chơi với gấu, chải lông cho gấu, âu yếm gấu. Hai ngày sau, tôi quyết định lấy trộm tiền mẹ để mua bé gấu. Đã quyết thì làm, ngày hôm sau, khi mẹ đang nấu ăn, tôi lén lấy trộm của mẹ một trăm ngàn và chạy ra chợ mua bé gấu về. Lúc ấy, tôi vui sướng biết bao! Tan học, tôi chơi đùa vui vẻ với bé gấu. Còn trước khi đi học thì tôi cất gấu vào tủ quần áo và cắp sách đến trường. Bỗng nhiên một hôm tôi đi học về, mở tủ ra thì bé gấu không còn nữa. Tôi hốt hoảng đi tìm khắp nơi và khi vào bếp, tôi thấy bé gấu đang nằm trong tay mẹ. Tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng bỗng giật mình: “Trời ơi, mẹ phát hiện ra bé gấu rồi, làm sao bây giờ?” Mẹ hỏi tôi:
- Con gấu bông này ở đâu ra vậy con? Bạn con cho con hả? Hay là con ăn trộm của ai?
Tôi lúng túng trả lời:
- Dạ…dạ…vâng ạ! Bạn… bạn Lan cho con đó mẹ! Bạn ấy tốt quá nhỉ!
Mẹ trả gấu lại cho tôi rồi bảo tôi về phòng. Tôi gật đầu rồi chạy một mạch vào phòng. Từ đó, ngày nào, mắt mẹ cũng đỏ hoe cả lên. Một tối nọ, tôi bỗng giật mình thức giấc khi nghe tiếng ai đó khóc. Tôi nhìn ra cửa sổ thấy mẹ vừa khóc vừa than rằng:”Mình ơi, em có lỗi với mình quá! Khi mình đi vắng, ở nhà em đã dạy con không tốt. Cái Vân nó đã nói dối em, mình ơi!” Ôi trời, thì ra mẹ đã biết hết mọi chuyện rồi ư? Sao mẹ không trách mắng, đánh đập con mà lại cố gắng chịu đựng một mình? Mẹ có biết rằng khi nhìn mẹ rơi lệ, con đau xót lắm không! Ôi, tội nghiệp mẹ của con.
Hôm sau, tan học về, tôi chạy vào bếp và ôm chầm lấy mẹ. Tôi khóc, hai hàng nước mắt chảy dài và nói:
- Con xin lỗi mẹ. Con thật có lỗi với mẹ. Lẽ ra, con không nên lấy trộm tiền mẹ để mua con gấu bông ấy. Con xin lỗi mẹ. Mẹ tha thứ cho con nhé!
Mẹ gật đầu. Hai mẹ con ôm lấy nhau mà khóc.
Tôi rất yêu quý và biết ơn mẹ. Tôi sẽ không bao giờ lấy trộm tiền của mẹ nữa và sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. Trong tâm trí tôi, tôi luôn biết rằng tình yêu mà mẹ dành cho tôi là vô bờ bến.
Trong đoạn trích, tác giả dùng một số yếu tố ngoại cảnh là ngọn đèn, tiếng gà gáy và cây hòe. Các yếu tố ngoại cảnh được đưa ra không phải để miêu tả hay kể lại sự việc gì mà nhằm thể hiện tâm trạng của người chinh phụ trong hoàn cảnh một mình một bóng.
+ Hình ảnh ngọn đèn.
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đền kia với bóng người khá thương!
Vò võ suổt năm canh trường trong ngóng đợi, khát khao, chinh phụ muốn có bạn để giải tỏa nỗi niềm. Người bạn duy nhất là ngọn đèn nhưng lại là vật vô tri vô giác. Nỗi niềm bi thiết chẳng biết san sẻ cùng ai:
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Và trớ trêu thay, ngọn đèn kia càng khơi sâu thêm nỗi niềm cô đơn của nàng:
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Tác giả tả đèn là để tả sự cô đơn của con người. Biện pháp này khá phổ biến trong văn học trung đại. Có thể tìm thấy khá nhiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Một mình nàng ngọn đèn khuya,
Áo dầm giọt lệ tóc se mái đầu.
(trước khi Kiều trao duyên cho Vân).
- Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
(Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Người vào chung gối loan phòng,
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.
(Kiều sau khi bị Hoạn Thư hành hạ cùng Thúc Sinh)
+ Tiếng gà gáy
Gà eo óc gáy sương năm trống
Âm thanh tiếng gà gáy được miêu tả: eo óc chứng tỏ không gian im lìm, vắng vẻ. Đây là nghệ thuật dùng cái động để thể hiện cái tĩnh. Tiếng gà gáy chỉ làm tăng thêm ấn tượng tịch mịch, im ắng.
+ Cây hòe.
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Hình tượng hòe phất phơ và rủ bóng bốn bên gợi cảm giác về sự thưa thớt, hoang vắng, tô dậm thêm nỗi cô đơn của người chinh phụ. Cô đơn đến đáng sợ.