K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2016

đúng k bạn?

Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.

Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu.

câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua.

 

21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?Gợi ý:- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
11 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

6 tháng 4 2020

Theo em, điều tuyệt vời nhất mà thầy giáo Ha-men đã làm được trong buổi học cuối cùng là gì?

25 tháng 1 2017

Bạn có thể đăng câu hỏi ra rõ ràng đc k ạ, tại vì có nhìu bn k có sách nên k thể trợ giúp cho bn

3 tháng 2 2017

Nhiều quá à bạn ơi, chắc mình không thể nào giúp được hết tất cả, mình chỉ làm bài 1 phần a thôi. À mà mình rất dốt văn nên có vài câu mình không biết, bạn thông cảm dùm.

1. Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.

a)

(1)

Luận cứ Kết luận
Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa
Vì qua sách em học được nhiều điều em rất thích đọc sách
Trời nóng quá đi ăn kem đi

(2) Mình không biết.

(3) Có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận cho nhau, ví dụ:

Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.

xin lỗi vì mình chỉ soạn tới đây....Chúc bạn học tốt....

3 tháng 5 2016

Mình mới học đến bài 31

3 tháng 5 2016

Trường mk k học chương trình vnen

21 tháng 2 2016

1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.

2. Phân tích từng câu tục ngữ

Câu

Nghĩa của câu tục ngữ

Giá trị của kinh nghiệm
mà câu tục ngữ thể hiện

1

Con người quý hơn tiền bạc.Đề cao giá trị của con người.

2

Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người.Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.

3

Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

4

Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực.Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.

5

Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn.Đề cao vị thế của người thầy.

6

Học thầy không bằng học bạn.Đề cao việc học bạn.

7

Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình.Đề cao cách ứng xử nhân văn.

8

Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó.Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.

9

Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức.Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.

3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:

– Không thầy đố mày làm nên.

– Học thầy không tày học bạn.

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:

* Diễn đạt bằng so sánh:

– Một mặt người bằng mười mặt của.

– Học thầy không tày học bạn.

– Thương người như thể thương thân.

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi”(người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.

* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

– ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

– Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành… Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

– Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).

– Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.

– Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.

– Quả, kẻ trồng cây, cây, non… cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.

Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8

 

20 tháng 2 2016

Trả lời câu hỏi

1. Đọc

2. Phân tích từng câu tục ngữ

- Câu 1 : đề cao giá trị của con người

- Câu 2 : Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người

- Câu 3 : Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp

- Câu 4 : Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa

- Câu 5 : Đề cao vị thế người thầy

- Câu 6 : Đề cao việc học bạn

- Câu 7 : Đề cao ứng xử nhân văn

- Câu 8 : Phải biết ơn với những người có công lao, giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả

- Câu 9 : Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết

3. Hau câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận và đánh giá vai trò của người thầy và xác định được việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết.

- Không thầy đố mày làm nê

- Học thầy không tày học bạn

Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ này đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ  cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học và học tập những điều hay lẽ phải, từ kinh nghiệm của bạn bè thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.

4. Các giá trị nổi bật của đặc điểm trong tục ngữ :

a) Diễn đạt bằng so sánh :

Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, có tác dụng làm cho các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng

b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ

Phép ẩn dụ có tác dụng làm mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu

c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa

Tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt  và hoàn cảnh giao tiếp

 

 

19 tháng 2 2016

 

I. THỂ LOẠI

Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Vì thế, tục ngữ được xem là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú.

Phần lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, có vần hoặc không vần:

- Tre già măng mọc,

-Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,

- Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước,...

Một số khác có hình thức câu dài, nhiều vế: Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ. Có câu còn có hình thức của một câu ca dao, thể lục bát:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Dù dài hay ngắn, có vần hay không vần, nói chung tục ngữ đều là những câu dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc điểm này của tục ngữ chủ yếu được tạo nên từ vần điệu. Những câu tục ngữ không có vần tác động đến người đọc, người nghe bởi kết cấu đối lập hoặc những ấn tượng đặc biệt nào đó. Ví dụ trong câu Tre già măng mọc là quy luật kế thừa, câu Lươn ngắn lại chê chạch dài lại dựa trên những yếu tố đối lập,...

Những câu tục ngữ được dẫn trong bài nói chung đều ngắn (chỉ có một câu hai dòng), được chia thành các vế (có câu 4 vế), các vế liên kết với nhau bởi vần điệu (Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Chủ đề chung của những câu tục ngữ này là những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

2. Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

(1)             Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

(2)             Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

- Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

(3)             Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

(4)             Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.)

– Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

(5)             Tấc đất tấc vàng

– Đất được coi quý ngang vàng.

– Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

– Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

– Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

(6)             Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

– Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

– Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

(7)             Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

– Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

– Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

(8)             Nhất thì, nhì thục.

– Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

– Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

4. Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:

– Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu:Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

– Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhìthục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

– Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

– Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Hầu hết các câu trong bài đều được chia thành các vế, liên kết với nhau bởi các vần nên khi đọc cần chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

2. Có thể kể thêm một số câu tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết mưa, nắng, bão, lụt.

-                                   Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

-                            Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.

-                                        Hoẵng kêu trời nắng

Nai giác, trời mưa.

(Tục ngữ Tày, Nùng)

-                            Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.

20 tháng 2 2016

I. Kiến thức cơ bản

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (thời tiết, tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội..), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý baus mà nhân dân ta đã quan sát, tích lúy được trong lao động, đấu tranh với thiên nhiên

II. Trả lời câu hỏi

1. Đọc văn bản

2. Có thể chia những câu tục ngữ thành 2 nhóm 

a) Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên : câu 1,2,2,4

b) Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất : câu 5,6,7,8

3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ

a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngày. Suy ra thán năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí...

- Câu tục ngũ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ

b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Nghĩa là khi trời nhiều sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc có ít sao thì mưa

- Đây là kinh nghiệm để đóan mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên ít thấy sao

- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

c) Ráng mỡ gà, có nhà thi giữ

- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa

- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

d) Tháng bẩy kiến bỏ, chỉ lo lại lụt

- Vào tháng bẩy, nếu thấy kiến di chuyển thì có khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

- Kiến là một loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

- Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhỏ về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

e) Tấc đất, tấc vàng

- Đất được coi quý ngang vàng

- Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước. Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất. Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây. Đất quý ngang vàng

- Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người.

- Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phi đất ( bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả)

g) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

- Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng; cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì có thể cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa mầu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thì thả cá, thả rau muống.... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật

- Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên. làm ra nhiều của cải vật chấy

h) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

- Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân ta

- Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn mùa vụ có thể bị thất bại hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên nganh nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó thu hoạch được nhiều hơn

- Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn làn, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

i) Nhất thì, nhì thục

- Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ là hàng đầu, Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết nắng mưa. Nếu sớm quá. muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không ra sản phẩm.

- Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

4. Minh họa đặc điểm hình thức của tục ngữ

- Ngắn gọn : Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu : Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục

- Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. 

- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung

-  Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa.

 

28 tháng 12 2016

I/ Văn học

Văn bản nhật dụng

Cổng trường mở ra ( theo Lý Lan);

– Mẹ tôi ( Trích Những tấm lòng cao cả của Et-môn-đô đơ A-mi-xi);

– Cuộc chia tay của những con búp bê ( theo Khánh Hoài).

* Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản trên.

*Biết rút ra bài học cho bản thân.

Văn học dân gian

Những câu hát về tình cảm gia đình;

– Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người;

* Học thuộc lòng và nêu được nội dung của các bài ca dao đã được học.

Thơ trung đại

Sông núi nước Nam (theo Lê Thước- Nam Trân dịch);

– Phò giá về kinh (Trần Quang Khải);

– Bạn đến chơi nhà (NGuyễn Khuyến);

* Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

* Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.

Thơ hiện đại

-Cảnh khuya (Hồ Chí Minh);

– Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh);

– Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

* Nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm.

*Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.

II/ Tiếng Việt

– Chữa lỗi về quan hệ từ;

Từ đồng nghĩa;

Từ trái nghĩa;

– Từ đồng âm;

– Thành ngữ;

– Điệp ngữ;

– Chơi chữ;

Chuẩn mực sử dụng từ.

* Cần ôn tập cho học sinh:

– Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.

Nhận biết các lỗi khi sử dụng quan hệ từ, biết cách chữa các lỗi đó.

Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói và viết.

III/ Tập làm văn:

Văn bản biểu cảm.

* Ôn tập cho học sinh nắm vững các bước làm bài văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự.


22 tháng 10 2018

loigiaihay.com